Ra Vào Các địa Phương Giáp Ranh Hà Nội đã 'dễ Thở' Hơn
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10/10, anh Nguyễn Hồng Hải cùng khoảng 10 cán bộ nhân viên trong cơ quan đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên. Tìm hiểu yêu cầu ra vào tỉnh, nhóm anh Hải từ hôm trước đã đi xét nghiệm PCR mẫu gộp (5 người chung một mẫu).
Tại chốt kiểm soát dịch Tân Lập, nhóm của anh Hải cử đại diện xuống khai báo y tế, làm thủ tục qua chốt.
“Cán bộ gác chốt kiểm tra sổ y tế điện tử, xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi; giấy giới thiệu của cơ quan cử đi công tác; xác nhận kết quả test âm tính (mẫu gộp) sau đó qua lại bình thường. Thủ tục tại chốt khá nhanh, gọn, không mất nhiều thời gian” - anh Hải cho biết.
Đây là những thay đổi về thủ tục mới nhất của tỉnh Thái Nguyên kể từ khi tỉnh này áp dụng văn bản hướng dẫn người ngoại tỉnh ra vào tỉnh Thái Nguyên theo công văn số 4716 (từ ngày 1/10).
Hướng dẫn khai báo y tế tại chốt Tân Lập, tỉnh Thái Nguyên |
Thái Nguyên, Yên Bái, Hoà Bình cho phép test nhanh tại các chốt kiểm soát dịch đối với những trường hợp chưa có mẫu xét nghiệm. Quy định này đã giúp thông thoáng hơn trong việc đi lại cho người dân khi nhiều địa phương đã chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Tỉnh Bắc Ninh ngày 8/10 cũng có văn bản hướng dẫn ra vào tỉnh với nhiều quy định “nới lỏng”.
Tỉnh này chia theo các khu vực nguy cơ dịch để đưa ra các yêu cầu về thủ tục giấy tờ: người đi từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và vùng nguy cơ tương đương hoặc thấp: tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa dịch sẽ cách ly tập trung 3 ngày; tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày.
Người tiêm 1 mũi, cách ly tập trung 7 ngày và 14 ngày theo dõi tại nhà. Người chưa tiêm, cách ly tập trung 14 ngày sau đó tiếp tục theo dõi tại nơi lưu trú 14 ngày; xét nghiệm bằng phương pháp PCR trong thời gian theo dõi.
Quét mã QRcode để khai báo y tế tại chốt kiểm soát dịch |
Đối với người đi từ khu vực nguy cơ đến khu vực nguy cơ tương đương hoặc khu vực bình thường mới: tiêm đủ 2 liều cách ly tại nhà 3 ngày, theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm bằng phương phát PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 3 tại nơi lưu trú.
Thái Bình, Nam Định vẫn là những địa phương giữ quy chế ra vào khá chặt chẽ. Phản ánh tới VietNamNet, anh N.V.H cho biết, anh được cơ quan cử đi công tác tại Thái Bình, tuy nhiên khi qua chốt kiểm soát dịch của Nam Định, dù đã xuất trình xác nhận tiêm đủ 2 mũi vắc xin, có giấy test PCR, giấy cử đi công tác… nhưng anh vẫn phải quay đầu, dù điểm đến của anh là tỉnh Thái Bình.
Quy định các trường hợp được vào tỉnh nhưng vẫn phải cách ly (tập trung) đã khiến nhiều người không dám về quê hoặc có công việc cần xử lý, dù đã tiêm đủ 2 mũi, có giấy xét nghiệm âm tính.
Chốt kiểm soát dịch ra vào tỉnh Nam Định. Ảnh: Mạnh Hưng |
Thông báo mới nhất của tỉnh Nam Định, từ 0h ngày 6/10, tỉnh này tiếp tục tạm dừng tiếp nhận người dân từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16; người dân tại TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và người dân về từ tỉnh Hà Nam (trừ những người dân cư trú tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm).
Người dân từ những vùng này khi về Nam Định phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; có xét nghiệm âm tính (PCR hoặc test nhanh kháng nguyên 72 giờ) vẫn cách ly y tế tập trung 7 ngày.
Trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin, phải cách ly y tế tập trung 14 ngày, sau đó tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày.
Đối với trường hợp người già yếu, bệnh lý nặng, trẻ nhỏ cần có người chăm sóc, áp dụng cách ly tại nhà 14 ngày.
Đối với những người đến/về từ các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 15, Nam Định khuyến cáo người dân không về tỉnh nếu không thực sự cần thiết; nếu về phải thực hiện cách ly tại nhà, có giấy xét nghiệm âm tính bằng PCR hoặc test nhanh 72 giờ: người đã được tiêm đủ 2 mũi cách ly tại nhà 7 ngày; người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ cách ly tập trung 7 ngày.
Kiểm tra giấy tờ xe ra vào tại chốt kiểm dịch Yên Bình (Tp Sông Công, Thái Nguyên) |
Đối với những người đi/về từ Hà Nội và khu vực có dịch khác (theo bảng hướng dẫn đối với người từ các vùng có dịch bệnh về Nam Định của Sở Y tế), khuyến cáo người dân không về tỉnh nếu không thực sự cần thiết.
Trường hợp về tỉnh sẽ cách ly tại nhà 7 ngày (đối với người đã được tiêm đủ 2 mũi hoặc đã khỏi bệnh Covid-19); cách ly tại nhà 14 ngày đối với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ.
Đối với người đến/về từ vùng xanh: có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ; tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày.
Tại Thái Bình, từ 1/10, người và phương tiện đến, vào phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ, đồng thời, phải xuất trình giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD..
Đối với người từ các địa phương, khu vực có dịch đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19, khi đến, vào phải tiêm đủ liều vắc xin; người đã khỏi bệnh Covid-19 thực hiện cách ly y tế tại nhà; tự trả phí xét nghiệm 2 lần.
Thống nhất quy định phòng, chống dịch để tái khởi động vận tải khách Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Viêt Nam cho rằng, tình trạng mỗi nơi một cách hiểu, một cách làm, mỗi địa phương cấp một loại giấy phép lưu thông phương tiện là nguyên nhân khiến vận tải khách khó hoạt động. Có tỉnh yêu cầu xét nghiệm nhanh, tỉnh khác thì yêu cầu xét nghiệm PCR, có tỉnh lại yêu cầu giấy xét nghiệm thời hạn 3 ngày, có tỉnh 2 ngày… Trong khi vận tải liên tỉnh cần sự thống nhất thực hiện thì mới đảm bảo hoạt động được. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể là do tâm lý “sợ trách nhiệm” khi có dịch Covid-19 nên nhiều địa phương đã “khóa cứng”, khiến vận tải khách tiếp tục ngưng trệ. Thậm chí có tâm lý do lo ngại phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu để dịch bệnh bùng phát, nên người đứng đầu địa phương thường tìm mọi cách để giữ cho địa bàn của mình “thật sạch”. Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, căn cứ theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ thì UBND các tỉnh, thành phố phải chủ động quyết định trong việc ban hành các biện pháp phòng chống dịch trong phạm vi địa phương và phải thống nhất với các chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan; không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân cũng như ảnh hưởng đến các nhu cầu thiết yếu, sự đi lại của người dân. |
Quy định ra vào các tỉnh: Nơi nới, chỗ vẫn đóng chặt
Trước việc nhiều địa phương bước đầu kiểm soát được dịch, một số tỉnh đã chấp nhận giấy test nhanh Covid-19, trong khi đó, có nơi vẫn giữ nguyên yêu cầu test PCR với người ra vào tỉnh.
Kiên Trung - Vũ Điệp
Từ khóa » Hà Nội đi Bắc Ninh Cần Những Giấy Tờ Gì
-
Người Từ Hà Nội đi đến Các địa Phương Khác Cần Giấy Tờ Gì?
-
Ra Vào Hà Nội Và Các Tỉnh Lân Cận Cần Những điều Kiện Gì?
-
Người Hà Nội đi Các Tỉnh Thành Khác Cần Các Loại Giấy Tờ, Thủ Tục Gì?
-
Lái Xe Vào Bắc Ninh Phải Có Giấy Tờ Gì? - Báo Thanh Tra
-
Bắc Ninh, Bắc Giang Vẫn Yêu Cầu Có Giấy Xét Nghiệm âm Tính, Cách ...
-
Từ Hà Nội Về Bắc Giang Cần Giấy Tờ Gì? - Dân Việt
-
Bắc Ninh Hướng Dẫn Phương án Hoạt động Vận Tải ... - Dịch COVID-19
-
Người Dân đi Ra, Vào Hà Nội Cần Những Giấy Tờ Gì? - VOV
-
Đến Hà Nội Bằng Xe Cá Nhân, Người Dân Cần Chuẩn Bị Giấy Tờ Gì?
-
Từ 14/7, Người Từ Các địa Phương Về Hà Nội Cần Giấy Tờ Gì?
-
Sau Công điện Số 21/CĐ-UBND: Người Ra Vào Thành Phố Hà Nội ...
-
Người Từ Bắc Ninh Về Bắc Giang Làm Việc Phải Có Xét Nghiệm âm ...
-
Chủ Tịch UBND Tỉnh Yêu Cầu Siết Chặt Các Biện Pháp Phòng, Chống ...
-
Covid Bắc Ninh Hôm Nay 29/12: Người Về Từ Vùng Cấp độ Dịch 3, 4 ...