Rác Thải Y Tế Là Gì ? Biện Pháp Quản Lý, Xử Lý Chất Thải Y Tế

Rác thải y tế là gì ?

Chất thải y tế là bất kỳ chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng (hoặc vật liệu có khả năng truyền nhiễm). Bao gồm chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như văn phòng bác sĩ, bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y khoa và phòng khám thú y. Chất thải y tế có thể chứa chất lỏng cơ thể như máu hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Đạo luật Theo dõi Chất thải Y tế năm 1988 định nghĩa chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình nghiên cứu y học, xét nghiệm, chẩn đoán, tiêm chủng, hoặc điều trị cho người hoặc động vật. Một số ví dụ như thủy tinh, băng gạc, găng tay, các vật dụng sắc nhọn đã bị loại bỏ như kim hoặc dao mổ, gạc và khăn giấy.

Phân loại rác thải y tế.

Thuật ngữ “chất thải y tế” có thể bao gồm một loạt các sản phẩm phụ khác nhau của ngành y tế. Định nghĩa rộng nhất có thể bao gồm giấy văn phòng và rác thải bệnh viện. Danh sách dưới đây thể hiện các loại chất thải phổ biến nhất được xác định bởi tổ chức y tế thể giới

  • Vật sắc nhọn: Loại chất thải này bao gồm bất cứ thứ gì có thể xuyên qua da, bao gồm kim, dao mổ, lưỡi dao, kính vỡ, dao cạo, ống tiêm, staples, dây điện và ống thụt.
  • Chất thải truyền nhiễm. Bất cứ thứ gì lây nhiễm hoặc có khả năng lây nhiễm đều thuộc loại này, bao gồm băng gạc, khăn giấy, phân, dụng cụ y tế và sự nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
  • Phóng xạ. Loại chất thải này thường có nghĩa là chất lỏng xạ trị không sử dụng hoặc chất lỏng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Nó cũng có thể bao gồm bất kỳ đồ thủy tinh hoặc vật dụng khác bị nhiễm chất lỏng này.
  • Bệnh lý. Chất lỏng, mô, máu, bộ phận cơ thể, chất lỏng của cơ thể và các xác động vật bị nhiễm bệnh thuộc loại rác thải này.
  • Dược phẩm. Nhóm này bao gồm tất cả các vắc-xin và thuốc chủng bị nhiễm bệnh chưa sử dụng hết hạn, và / hoặc bị ô nhiễm. Nó cũng bao gồm kháng sinh, thuốc tiêm, và thuốc viên.
  • Hóa chất. Là các chất tẩy rửa, dung môi dùng trong phòng thí nghiệm, pin và kim loại nặng từ các thiết bị y tế như thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ.
  • Chất thải độc hại. Là một dạng chất thải y tế có tính độc hại cao gây ung thư, gây quái thai, hoặc gây đột biến. Nó có thể bao gồm các loại thuốc gây độc tế bào dùng cho điều trị ung thư.
  • Chất thải y tế tổng hợp không được quy định. Còn được gọi là chất thải không nguy hại, loại này không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm hóa học, sinh học, vật lý hoặc phóng xạ nào

Tên thường gọi của rác thải Y tế.

Chất thải y tế còn có một số tên gọi khác mà tất cả đều có cùng một định nghĩa cơ bản. Tất cả các tên gọi dưới đây đề cập đến chất thải được tạo ra trong quá trình chăm sóc sức khoẻ hoặc bị nhiễm hoặc có khả năng bị nhiễm bởi các vật liệu truyền nhiễm.

  • Chất thải y tế
  • Chất thải sinh học
  • Chất thải lâm sàng
  • Chất thải nguy hiểm sinh học
  • Chất thải y tế có kiểm soát
  • Chất thải y tế truyền nhiễm
  • Chất thải từ việc chăm sóc sức khỏeCác thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng có sự khác biệt giữa chất thải y tế chung và chất thải y tế nguy hại. Tổ chức Y tế Thế giới phân loại các vật dụng sắc nhọn, băng gạc, dịch tiết, và các vật liệu bị lây nhiễm là rác thải ” nguy hại” còn các vật dụng không chứa chất lây nhiễm hay băng gạc động vật là “chất thải y tế nói chung”.

    Thực tế, giấy văn phòng, rác trên sàn nhà và rác nhà bếp phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh vẫn được coi là rác thải y tế, mặc dù nó không bị quy định và không hây hại trong tự nhiên

Sự nguy hiểm của rác thải y tế.

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn.

Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phân cơ thể người, rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học ngy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)…

392BMP4299  Cần phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh.Ảnh: CTV

Chất thải lỏng y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu thuật, xét nghiệm, thí nghiệm…) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ,  từ việc làm vệ sinh phòng bệnh. Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại) là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly); chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai , lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính  máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy , báo, tài liệu, túi nilon…); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh).

Biện pháp xử lý rác thải y tế. 

Bảo quản và xử lý Quản lý chất thải tại nguồn là việc mà cơ sở y tế nào cũng cần thực hiện. Việc quản lý và phân loại giúp nhân viên y tế dễ dàng phân loại các loại rác thải trước khi đưa vào xử lý. Việc làm này giảm thiểu gánh nặng cho quy trình xử lý rác y tế. Viêc quản lý, phân loại không phải là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi nhân viên y tế hay thậm chí là người bệnh cũng cần tuân thủ viêc phân loại rác tại nguồn. Hiện nay trong bệnh viện, hay các cơ sở y tế để có các loại thùng rác tương ứng với đặc tính của rác thải. Rác thải được phân loại theo màu sắc để dễ dàng xử lý hơn. Đồng thơi việc vận chuyển cũng phải tuân thủ theo các quy định rõ ràng để đảm bảo tính an toàn.   Kế hoạch xử lý rác trong bệnh viện Theo quy trình, việc xử lý rác trong bệnh viện được tuân thủ rõ ràng và nghiêm túc từ các bộ phận. Từ khâu quản lý, phân loại tại nguồn cho tới quy trình can thiệp và giám sát. Có thể chia làm 4 giai đoạn như sau thông tin cơ bản, xác định vấn đề, can thiệp và giám sát.   Thùng rác bệnh viện y tế-Thông tin cơ bản-Để thực hiện được khâu này cần: +Kiểm tra nhận thức và kiến thức của nhân viên y tế về cách quản lý và giảm thiểu rác thải nguy hại trong bệnh viện. +Đánh giá xem xét hạng mục vật tư đang sử dụng tại viện. +Tinh toán khối lượng chất thải phát sinh để xử lý +Tuân thủ các thủ tục về chất thải y tế. Các danh sách chất thải nguy hại cần được xử lý ra sao +Lập bản đồ các khu lưu trữ, tuyến đường vận chuyện trong viện. Những vấn đề có thể xảy ra +Bỏ rác sai màu quy định theo phân loại tại nguồn. +Nhân viên thiếu kiến thức. +Thu gom, vận chuyển không đạt yêu cầu. +Thương tích trong quá trình vận chuyển thu gom, xử lý những dụng cụ sắc nhọn. Các phương pháp xử lý rác thải bệnh viện hiện nay Trên thực tế, các phương pháp xử lý rác thải hiện nay được áp dụng nhiều trong thực tế như lò đốt hay nghiền cắt hấp tiệt trùng. Mỗi phương pháp được áp dụng trong điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi phương pháp cũng có một ưu nhược điểm khác nhau.

Từ khóa » Các Loại Rác Thải Trong Y Tế