Rách Giác Mạc Và Những điều Cần Lưu ý - YouMed Nhãn Khoa
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Rách giác mạc là gì?
- Rách giác mạc liệu có nguy hiểm?
- Nguyên nhân gây tổn thương giác mạc
- Triệu chứng rách giác mạc
- Khi bị rách giác mạc cần phải làm gì?
- Điều trị rách giác mạc
- Cách phòng ngừa nguy cơ rách giác mạc hiệu quả
Rách giác mạc hay tổn thương giác mạc vốn khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn rất chủ quan do chưa hiểu rõ được sự nguy hiểm của tình trạng trên. Vậy rách giác mạc là gì? Nguyên nhân nào gây tổn thương giác mạc? Khi bị rách giác mạc cần phải làm gì?
Rách giác mạc là gì?
Giác mạc vốn là một thành phần của vỏ bọc nhãn cầu. Giác mạc có tính chất trong suốt và góp phần giúp bảo vệ nhãn cầu. Chiếm 1/6 chu vi trước của nhãn cầu và nối với củng mạc. Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp, trong đó lớp ngoài cùng hay bị tổn thương nhất là lớp biểu mô.
Người ta hay gọi rách giác mạc là để chỉ những trầy xước trên bề mặt biểu mô giác mạc. Giác mạc khá dễ bị tổn thương và nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương giác mạc là do dị vật gây ra.
Rách giác mạc liệu có nguy hiểm?
Mức độ nguy hiểm của việc tổn thương giác mạc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vết rách cũng như loại dị vật gây ra tổn thương.
Đa phần trong các trường hợp rách giác mạc chỉ là tổn thương lớp biểu mô trên bề mặt giác mạc và không quá nguy hiểm. Những vết trầy xước này sẽ lành trong vài ngày. Tuy nhiên bệnh nhân cũng không được chủ quan do tổn thương có thể đưa đến tình trạng viêm loét giác mạc.
Còn đối với những vết rách giác mạc sâu thì lại vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp này các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây tổn thương giác mạc
Nguyên nhân thường gặp nhất gây rách giác mạc là do các dị vật rơi và mắt. Như cát, đất, vụn gỗ, vụn kim loại, mảnh kính,…. xuất hiện trong môi trường hàng ngày hoặc nơi làm việc.
Kính áp tròng cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây rách giác mạc hiện nay. Do số lượng người sử dụng kính áp tròng gia tăng khá nhiều trong những năm gần đây.
Thậm chí do giác mạc rất mỏng manh nên một số trường hợp các thao tác dụi mắt quá thô bạo cũng có thể gây tổn thương giác mạc.
Những dị vật như mảnh gỗ hay mảnh kim loại,…. cần phải chú ý đặc biệt đối với những dị vật gây tổn thương cho giác mạc này. Do đây là những dị vật có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không được điều trị thích hợp có thể đưa đến tình trạng viêm loét giác mạc và nguy cơ tổn thương thị lực.
Triệu chứng rách giác mạc
Khi một bệnh nhân bị rách giác mạc có thể có các triệu chứng như :
- Đau mắt
- Cảm giác có sạn hay dị vật trong mắt
- Mắt tấy đỏ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Ảnh hưởng thị lực tạm thời
- Đau đầu
- ….
Kèm theo trước đó bệnh nhân có thể có dị vật rơi vào mắt.
Khi bị rách giác mạc cần phải làm gì?
Trong trường hợp các bạn nghi ngờ mình bị rách giác mạc do có dị vật rơi vào mắt hay các nguyên nhân khác. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế kịp thời. Do nếu không được điều trị các tổn thương giác mạc này có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp bạn ngay lập tức có thể thực hiện khi chưa thể đến cơ sở y tế là:
- Rửa mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)
- Rửa mắt để giúp làm trôi dị vật ra ngoài
- Chớp mắt nhiều lần với nước sạch
Tuyệt đối không được làm những việc sau để tránh làm nặng hơn tình trạng của mắt :
- Cố gắng để lấy dị vật ra có thể khiến tổn thương nhiều hơn.
- Hạn chế dụi mắt sau khi bị tổn thương
- Không sử dụng các vật như tăm bông hay nhíp,… để gắp dị vật ra
- Hạn chế không được sử dụng kính áp tròng
Điều trị rách giác mạc
Sau khi đến cơ sở y tế và loại bỏ dị vật thì việc điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ vết rách, nguyên nhân gây ra vết rách, các thương tổn kèm theo,….
Nếu với những vết rách nông và trên lớp biểu mô thì đa phần sẽ tự khỏi sau vài ngày. Và hầu như sau khi lành lại thì sẽ không ảnh hưởng gì đến thị lực.
Đối với những vết rách giác mạc sâu thì lại là một trong những tổn thương nặng của mắt. Và có thể cần phải xử trí khâu giác mạc. Thường thì vết rách giác mạc sau khi khâu sẽ lành sau khoảng một tháng.
Các bệnh nhân cũng cần chú ý nếu sau khi tổn thương giác mạc đã lành mà các triệu chứng như đỏ mắt vẫn còn. Thì có thể đang có viêm giác mạc mắt hay bệnh lý mắt khác kèm theo. Lúc này bạn nên báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử trí thích hợp.
Cách phòng ngừa nguy cơ rách giác mạc hiệu quả
Những việc giúp phòng ngừa nguy cơ rách giác mạc hầu hết đều rất dễ thực hiện. Để giúp ngăn ngừa trầy xước giác mạc và các tổn thương mắt khác. Bạn có thể thực hiện các việc như:
- Cắt móng tay cẩn do nguy cơ móng tay va quẹt vào mắt gây tổn thương khá phổ biến.
- Nếu nơi làm việc của bạn có nhiều dị vật như bụi kim loại, bụi gỗ,… dễ rơi vào mắt thì bạn nên sử dụng các loại kính bảo hộ phù hợp tại nơi làm việc.
- Làm sạch thật kỹ kính áp tròng của bạn trước khi lắp vào mắt. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo rằng đã rửa sạch tay trước khi lắp kính và sử dụng loại kính áp tròng đảm bảo chất lượng.
Tóm lại, những vết rách giác mạc thì có thể tự khỏi sau vài ngày và không cần phải điều trị. Tuy nhiên đối với những tổn thương sâu có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét, sẹo giác mạc,… Chính vì vậy các bạn tuyệt đối không được chủ quan và phải đến các cơ sở y tế uy tín để có thể được hỗ trợ điều trị hợp lý và kịp thời.
Từ khóa » Hình ảnh Rách Giác Mạc
-
Rách Giác Mạc: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Rách Giác Mạc Phải Làm Thế Nào? | TCI Hospital
-
Rách Giác Mạc Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Cảnh Giác Với Rách/bong Giác Mạc | Vinmec
-
Rách Giác Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Trợt Giác Mạc Và Dị Vật Giác Mạc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rách Giác Mạc Có Bị Mù Không? Nên Làm Gì Khi Bị Rách Giác Mạc?
-
Coi Chừng Rách/bong Giác Mạc - Tuổi Trẻ Online
-
Tai Nạn Về Mắt Gây Rách Giác Mạc ở Trẻ Nhỏ, Nguy Cơ Tiềm ẩn Dẫn ...
-
Sơ Cứu Và Xử Trí Khi Rách Giác Mạc
-
Cảnh Giác Với Rách Giác Mạc, Bong Giác Mạc
-
Trợt Giác Mạc (Trầy Xước Giác Mạc): Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Rách Giác Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh