Rách Võng Mạc Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
Võng mạc là lớp mô thần kinh ở mắt có vai trò quan trọng trong việc truyền tải hình ảnh đến não. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp vì lý do chủ quan hoặc khách quan có thể dẫn đến tình trạng rách võng mạc. Vậy rách võng mạc có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp chữa trị là gì? Hãy cùng Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Tổng quan về bong (rách) võng mạc
- 1.1 Rách võng mạc là gì?
- 1.2 Nguyên nhân
- 1.3 Triệu chứng
- 2. Rách võng mạc có nguy hiểm hay không?
- 3. Các biện pháp điều trị
1. Tổng quan về bong (rách) võng mạc
1.1 Rách võng mạc là gì?
Rách võng mạc là tình trạng lớp mô thần kinh võng mạc bị rách và bong ra khỏi vị trí vốn có ở bên trong mắt. Bình thường, võng mạc là lớp mô thần kinh mỏng nằm ở phía trong cùng của mắt. Tại đây, nó đóng vai trò như tấm phim trong máy chụp ảnh, ghi lại toàn bộ hình ảnh bên ngoài và truyền đến não. Nhờ đó mà con người có thể nhận biết được thế giới xung quanh.
Khi võng mạc bị rách, dịch trong mắt tràn xuống dưới võng mạc. Điều này khiến cho lớp võng mạc dần bị tách ra khỏi vị trí ban đầu. Võng mạc lúc này sẽ không còn được nuôi dưỡng. Lâu dần sẽ khiến cho bệnh nhân nhìn mờ (mất thị lực một phần), hoặc thậm chí là mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
1.2 Nguyên nhân
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng bong (rách) võng mạc là:
– Nguyên nhân nguyên phát: Do xuất hiện lỗ/vết rách ở lớp thần kinh cảm thụ.
– Nguyên nhân thứ phát: Phát sinh sau một quá trình bệnh lý khác của võng mạc, màng bồ đào, hay dịch kính. Trong các nguyên nhân thứ phát lại bao gồm:
+ Bong võng mạc do co kéo: Những tổ chức tân tạo dính bất thường lên mặt trong lớp thần kinh cảm thụ. Điều này khiến võng mạc bị co kéo và tách ra. Trường hợp này thường hay xảy ra với các bệnh nhân bị tiểu đường. Quá trình tiến triển của bệnh diễn ra chậm và khá thầm lặng.
+ Bong võng mạc do xuất tiết: Tình trạng chất dịch rò rỉ vào vùng nằm dưới võng mạc nhưng không phải do vết xước/rách trên võng mạc. Trường hợp này thường xuất hiện do các bệnh về võng mạc gây ra. Bao gồm cả các rối loạn gây viêm và các chấn thương mắt. Các bệnh này gây nên sự rối loạn hàng rào máu, tạo điều kiện cho dịch kính rò rỉ xuống lớp dưới võng mạc.
Thông thường, tình trạng bong (rách) võng mạc dễ bắt gặp hơn ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở những lứa tuổi khác. Bên cạnh đó, bệnh cũng ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn là đối với phụ nữ.
Một số đối tượng có nguy cơ bong võng mạc có thể kể đến như:
– Người bị cận thị ở mức độ nặng (>-6.00D) – Người từng bị bong võng mạc ở một bên mắt – Trong gia đình có người từng bị bong võng mạc – Đã từng thực hiện phẫu thuật mắt trước đó – Có bệnh về mắt: Viêm màng bồ đào, cận thị bệnh lý, thoái hóa võng mạc chu biên,… – Bị chấn thương ở mắt do đụng dập hoặc có vết xước xuyên nhãn cầu – Đối tượng trẻ em thường ít khi bị bong võng mạc. Nếu có thì phần lớn nguyên nhân là do bị các tật bẩm của dịch kính hoặc cận thị nặng bẩm sinh.
1.3 Triệu chứng
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng
– Thấy chớp sáng (ánh sáng nhấp nháy) ở góc mắt – Xuất hiện tình trạng ruồi bay (nhìn thấy chấm đen) hoặc màng đen che trước mắt – Mắt nhìn nhòe, mờ đi một cách đáng kể – Trường hợp bong võng mạc toàn bộ, bệnh nhân thường chỉ còn phân biệt được sáng tối – Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện đột ngột khiến bệnh nhân mất thị lực toàn phần ở một mắt.
1.3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
– Khi bác sĩ soi đáy mắt có thể thấy hố võng mạc, rách hoặc bong – Siêu âm nhãn cầu giúp khảo sát hình ảnh võng mạc và một số cấu trúc nội nhãn khác. Từ đó cung cấp thông tin về tình trạng bong (rách) võng mạc.
2. Rách võng mạc có nguy hiểm hay không?
Khi bị rách võng mạc, dịch thấm từ dịch kính sẽ thấm qua vị trí bị rách. Sau đó lắng đọng lại giữa các lớp tế bào của võng mạc. Lúc này, lớp tế bào sắc tố của võng mạc sẽ bị tách ra khỏi các lớp tế bào cảm thụ. Đồng thời, cũng bị mất đi nguồn sinh dưỡng từ lớp mạch máu. Điều này khiến cho tế bào sắc tố mất đi chức năng cảm thụ ánh sáng.
Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời trong vòng 24 đến 72 giờ có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn. Sau khoảng thời gian này, các biện pháp can thiệp dù có được thực hiện cũng rất khó giúp thị lực trở lại bình thường như trước. Vì vậy, bong (rách) võng mạc là vô cùng nghiêm trọng và cần phải điều trị ngay nếu không muốn mất đi thị lực vĩnh viễn.
3. Các biện pháp điều trị
Trường hợp võng mạc bị rách nhưng chưa bong, có thể điều trị nhanh để ngăn ngừa võng mạc bong hoàn toàn. Nếu võng mạc đã bị bong, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật sớm để tránh hậu quả đáng tiếc.
Các phương pháp điều trị rách võng mạc:
– Phẫu thuật Laser: Tạo các vết đốt nhỏ xung quanh vị trí rách giúp hàn võng mạc về vị trí cũ.
– Làm lạnh cường độ cao (Cryopexy): Phương pháp này cũng giúp điều trị những vết rách hoặc lỗ nhỏ. Từ đó gắn võng mạc trở về vị trí cũ của nó.
– Bơm khí (Gas injection): Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm một bong bóng khí vào mắt người bệnh. Sau đó có thể kết hợp điều trị bằng laser hoặc Cryopexy. Bóng khí sẽ giúp đẩy võng mạc về lại vị trí trong khi laser hoặc Cryopexy giúp võng mạc gắn chặt lại. Bóng khí được bơm có thể tự biến mất sau khoảng một tuần.
Các phương pháp phẫu thuật để điều trị bong võng mạc:
– Ấn độn củng mạc: Phương pháp dính võng mạc vào các lớp phía dưới từ bên ngoài. Thường được sử dụng ở người trẻ bị cận thị nặng, rách võng mạc không quá phía sau hậu cực hoặc không quá nhiều lỗ rách.
– Cắt dịch kính, laser và bơm khí nở/silicon nội nhãn: Phương pháp này có tác dụng gây dính võng mạc từ bên trong.
Sau phẫu thuật, thị lực có thể tăng lên, giảm xuống hoặc như cũ tùy theo tình trạng và thời gian bị bong. Nếu võng mạc bong chưa qua hoàng điểm, vùng nhìn trung tâm chưa bị ảnh hưởng thì kết quả thị lực sẽ cao. Ngược lại, nếu đã bong qua hoàng điểm thì phục hồi tùy theo thời gian bong và các tổn thương phối hợp.
Trong một số trường hợp bệnh nặng có thể cần phải mổ thêm một hoặc hai lần. Thậm chí cần phải sử dụng thuốc đặc hiệu để võng mạc áp trở lại.
Bên cạnh đó, phòng ngừa từ sớm cũng là cách để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng mà bong (rách) võng mạc gây ra.
– Đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường ở mắt – Luôn mang theo kính bảo hộ khi làm các công việc đặc thù – Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát lượng đường trong máu. – Duy trì khám mắt định kỳ, đặc biệt là với những người có nguy cơ bong võng mạc
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bong, rách võng mạc mà Hệ thống y tế Thu Cúc muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được những thắc mắc của bản thân. Nếu còn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất nhé!
Từ khóa » Bong Và Rách Võng Mạc
-
Bong Võng Mạc - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rách (bong) Võng Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Bong Võng Mạc - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bong Võng Mạc | Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Nhật Bản
-
Bong Võng Mạc - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
-
Bệnh Rách Võng Mạc: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Bong Rách Võng Mạc Thị Lực Có Trở Lại Bình Thường Không?
-
Bệnh Bong Võng Mạc Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
-
BONG VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Phát Hiện Sớm Nguy Cơ Bong Võng Mạc Gây Mù - Medlatec
-
Bong (rách) Võng Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Nguy Cơ Mắc Phải
-
Giải đáp Thắc Mắc Bong Võng Mạc Có Chữa được Không? • Hello Bacsi
-
Bong Võng Mạc: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị