RACI – MA TRẬN XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM & VAI TRÒ NHÂN SỰ ...

RACI – MA TRẬN XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM & VAI TRÒ NHÂN SỰ TRONG S&OP Dự án thành công là những dự án có sự phân chia rõ ràng về người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với mỗi nội dung, phạm vi, hạng mục. Tuy nhiên vẫn thường xảy ra các phát sinh như trách nhiệm không rõ ràng, nhiều người làm một việc hay không ai làm....

RACI – MA TRẬN XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM & VAI TRÒ NHÂN SỰ TRONG S&OP

Dự án thành công là những dự án có sự phân chia rõ ràng về người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với mỗi nội dung, phạm vi, hạng mục. Tuy nhiên, khi bắt đầu chạy một dự án mới chúng ta thường sẽ gặp phải các vấn đề phát sinh như:

+ Trách nhiệm không rõ ràng giữa các cá nhân hoặc đơn vị.

+ Nhiều người cùng làm một việc hoặc không ai làm.

+ Quy trình phê duyệt hoặc ra quyết định không rõ ràng.

+ Đổ lỗi lẫn nhau, không ai nhận trách nhiệm.

Để giải quyết tốt nhất các vấn đề gặp phải như trên thì ma trận RACI là một phương tiện đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy cùng SprinGO tìm hiểu kỹ hơn về ma trận RACI.

I. Ma trận RACI là gì?

Ma trận RACI là biểu đồ phân công trách nhiệm, vạch ra mọi nhiệm vụ, cột mốc hoặc các quyết định quan trọng liên quan đến việc hoàn thành dự án và đồng thời phân rõ vai trò nhân sự nào chịu trách nhiệm triển khai cho từng mục hành động.

II. Vai trò và trách nhiệm của ma trận RACI

Ma trận RACI định hình cấu trúc và sự rõ ràng để mô tả vai trò của các bên liên quan. Làm rõ trách nhiệm và đảm bảo rằng tất cả mọi thứ mà dự án cần thực hiện đều được giao cho một nhân sự và bộ phận cụ thể.

Bốn vai trò mà các bên liên quan có thể đóng trong bất kỳ dự án nào bao gồm:

- R = Responsible: Người/bộ phận chịu trách nhiệm đầu mối triển khai. Những nhân sự hoặc các bên liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai công việc. Họ phải hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu hoặc đưa ra quyết định. Nhiều người có thể đóng vai trò là ‘Responsible’ để cùng nhau thực hiện công việc.

- A = Accountable: Người sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt cái dự án, kế hoạch đó. Nhân sự hoặc các bên liên quan là người nắm chính về công việc công việc đó. Người đó phải phê duyệt khi nhiệm vụ, mục tiêu hoặc quyết định được hoàn thành. Người này phải đảm bảo rằng các trách nhiệm được phân công trong ma trận cho tất cả các hoạt động liên quan. Để thành công đòi hỏi chỉ có một nhân sự hoặc bộ phận đóng vai trò ‘Accountable’.

- C = Consulted: Đôi khi làm một dự án/kế hoạch nếu là R, trước khi đưa lên A duyệt thì cũng cần đâu đó những người tư vấn (tham mưu) để có thể hoàn thiện hơn khi làm.

- I = Informed: Những nhân sự hoặc các bên liên quan cần nắm thông tin chi tiết về dự án. Họ cần cập nhật về tiến độ hoặc quyết định. Tuy nhiên, có thể họ không cần tư vấn chính thức. Cũng như không tham gia trực tiếp vào các nhiệm vụ hoặc quyết định. Ví dụ như phòng marketing triển khai chương trình gì mà có thể không liên quan trực tiếp đến sales thì phòng sales vẫn nên biết vì có thể khách hàng sẽ hỏi đến.

III. Quy trình tạo ma trận RACI

Quy trình đơn giản để tạo mô hình RACI bao gồm sáu bước sau:

B1: Xác định tất cả các nhiệm vụ liên quan đến dự án và liệt kê chúng ở phía bên trái của biểu đồ theo thứ tự hoàn thành.

B2: Xác định tất cả các bên liên quan của dự án và liệt kê chúng dọc theo đỉnh của biểu đồ.

B3: Hoàn thành các ô của mô hình xác định RACI cho từng nhiệm vụ.

B4: Đảm bảo mọi nhiệm vụ đều có ít nhất một bên liên quan đóng vai trò R – Responsible.

B5: Không có nhiệm vụ phải có nhiều hơn một bên liên quan đóng vai trò A- Accountable. Giải quyết mọi xung đột khi có nhiều hơn một A- Accountable cho một nhiệm vụ cụ thể.

B6: Chia sẻ, thảo luận và thống nhất mô hình RACI với các bên liên quan khi bắt đầu dự án. Điều này bao gồm giải quyết bất kỳ xung đột hoặc mơ hồ.

IV. Một số lưu ý khi tạo ma trận RACI

Tạo 1 ma trận RACI là không đủ, mà bạn phải đảm bảo ma trận dẫn đến một chiến lược thành công. ở đây, các xung đột và sự mơ hồ trong kế hoạch phải được khắc phục. Giải quyết các xung đột và sự mơ hồ trong ma trận RACI liên quan đến việc xem qua từng hàng và lên xuống từng cột cho các mục.

1. Phân tích cho từng bên liên quan:

Có quá nhiều R: Một bên liên quan có quá nhiều dự án được giao cho họ không?

Không có ô trống: Các bên liên quan có cần tham gia vào quá nhiều hoạt động không? Cần xem xét có thể thay đổi Responsible thành Consulted, hoặc Consulted thành Informed được không?

Đồng thuận: Mỗi bên liên quan có hoàn toàn đồng ý với vai trò mà họ được chỉ định trong ma trận không? Khi đạt được thỏa thuận, điều đó nên được ghi nhận trong điều lệ và tài liệu của dự án.

2. Phân tích cho từng bước của các nhiệm vụ của dự án:

Không có R: Nhân sự hay bên liên quan nào đang thực hiện và hoàn thành công việc trong bước này? Vai trò của ai là chủ động?

Quá nhiều chữ R: Đây là một dấu hiệu của việc quá nhiều bộ phận hoặc nhân sự đang cùng thực hiện một nhiệm vụ. Và nó hoàn toàn không phải một phương pháp tốt phân công hiệu quả.

Không có A: Ai là người đóng vai trò A- Accountable? Phải có một ‘A’ cho mỗi bước công việc của dự án. Một bên liên quan phải chịu trách nhiệm cho các sự việc xảy ra.

Nhiều hơn một A: Có sự nhầm lẫn về quyền quyết định? Các bên liên quan có trách nhiệm giải trình có tiếng nói cuối cùng về cách công việc nên được thực hiện và cách giải quyết xung đột. Quà nhiều A sẽ dẫn đến việc ra quyết định chậm và gây nên các xung đột không đáng có.

Một số lưu ý khác:

Mỗi ô được đều điền vào: Có phải tất cả các bên liên quan thực sự cần phải tham gia vào một nhiêm vụ đó? Có lợi ích chính đáng nào trong việc nhiệm vụ đó cần sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Hay đó chỉ là sự đảm bảo cho công việc được hoàn thành một cách tốt nhất?

Rất nhiều C: Có phải tất cả các bên liên quan cần được tư vấn thường xuyên, hoặc họ có thể được thông báo và đưa ra các trường hợp đặc biệt nếu họ cảm thấy cần phải được tư vấn? Quá nhiều C trong vòng lặp thực sự làm chậm dự án.

Có phải tất cả các bên liên quan thực sự đả được liệt kê đầy đủ trong ma trận này. Đôi khi điều này rất khó để đảm bảo nếu như đó là một lỗi thiếu sót. Điều này thường được giải quyết tốt nhất bởi một ban chỉ đạo hoặc đội ngũ quản lý nắm được đầy đủ thông tin các bộ phận và phòng ban cho một dự án.

Như chia sẻ ở trên, với ma trận này bạn có thể tùy chỉnh thêm một số thông tin như yêu cầu kết quả công việc, các quy trình phải thực hiện, tiêu chuẩn đánh giá KPI.

Ngoài ra, bí mật cuối cùng của RACI sẽ được tiết lộ ở phần công việc cuối cùng, khi chúng ta tổng kết xem mỗi người có mấy chữ A, mấy chữ R. Nếu ai mà có nhiều chữ R quá thì thử kiểm tra lại xem họ có đang bị quá tải không. Nếu có ai đó mà ít chữ R quá thì xem xem họ có đang rảnh rang quá không. Nhưng đừng máy móc, đôi khi một chữ R phải làm hết ngày này qua ngày khác còn có chữ làm một thoáng là xong.

Hy vọng, khi đọc hết bài chia sẻ này, bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng thực tế của ma trận RACI để áp dụng 1 cách hiệu quả nhất trong công việc nhé.

 

SPRINGO ĐÀO TẠO - TƯ VẤN HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC - QUẢN TRỊ - PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI & TỔ CHỨC.

Hotline Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp: 0969 798 944 (zalo, call, nhắn tin...)

Hotline các khóa Huấn luyện/Đào tạo: 0984 394 338 (zalo, call, nhắn tin...)

Email: hrspring.vn@gmail.com

Địa chỉ: KĐT Vinhome Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Từ khóa » Sơ đồ Raci