RAM Là Gì? RAM Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu SDRam Và HDRam
Có thể bạn quan tâm
RAM là gì?
RAM là từ viết tắt của cụm từ Random Access Memory, được dịch là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Đây là loại bộ nhớ có khả năng truy cập một cách ngẫu nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc dù dữ liệu được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào thì RAM cũng dễ dàng truy cập trực tiếp đến chúng.
Như vậy, hoạt động của RAM hoàn toàn trái ngược với ổ cứng hay bất kỳ ổ đĩa lưu trữ nào. Đó là, với các ổ đĩa lưu trữ khác, bạn phải nhớ chính xác vị trí của tệp tin thì mới có thể truy cập vào nó được.
Chính nhờ ưu điểm nổi bật này mà RAM được dùng làm bộ nhớ trên máy tính và các thiết bị di động hay máy in.
Tóm lại, có thể hiểu RAM chính là nơi máy tính lưu trữ thông tin tạm thời để chuyển cho CPU xử lý. RAM càng nhiều thì số lần CPU hoạt động để xử lý dữ liệu càng ít và hiệu suất hệ thống cao hơn. Bên cạnh đó, vì RAM là bộ nhớ không thay đổi nên dữ liệu được lưu trữ sẽ biến mất khi máy tính tắt.
Cấu tạo của RAM là những chip nhớ được hàn cứng vào một thanh bảng mạch như hình sau.
Thuộc tính của RAM máy tính là gì?
RAM có các thuộc tính quan trọng sau:
- RAM có tốc độ nhanh hơn ổ đĩa cứng. Các ổ cứng thể rắn (solid state drives) có tốc độ truyền tải hơn 1000 MB/s, còn tốc độ của module RAM cực kỳ ấn tượng với 15000 MB/s.
- Bộ nhớ RAM bị biến mất tạm thời khi tắt máy tính. Do đó, có thể ví RAM như một bộ nhớ hoạt động ngắn hạn. Trong khi đó, dữ liệu lưu trữ trong ổ đĩa cứng không bị ảnh hưởng bởi chế độ tắt, mở của máy tính nên nó được xem là bộ nhớ dài hạn.
- Giá mua RAM cao hơn khá nhiều so với ổ đĩa cứng.
RAM có tác dụng gì?
Khi bạn chạy bất kỳ chương trình nào như hệ điều hành, ứng dụng, tập tin video, hình ảnh, nhạc hay tài liệu… chúng sẽ load tạm thời từ ổ cứng và chuyển vào RAM. Sau khi hoàn tất load vào RAM, bạn dễ dàng truy cập tập tin dễ dàng hơn.
Khi RAM bị hết dung lượng, hệ điều hành sẽ “dump” (kết xuất bộ nhớ) một vài chương trình, tập tin mở thành paging file (một cơ chế đặc biệt được Windows sử dụng, gọi là RAM ảo). Khi paging file được lưu quá nhiều thì ổ cứng sẽ ngày càng chậm hơn. Vì thế, một số chương trình không còn chạy trên RAM mà chúng sẽ được truy cập từ ổ đĩa cứng.
SDRAM là gì?
SDRAM là viết từ tắt của cụm từ Synchronous dynamic random access memory (được dịch là Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ). Đây là một DRAM đồng bộ hóa với bus của hệ thống.
SDRAM có khả năng hoạt động với tốc độ xung nhịp cao hơn rất nhiều so với bộ nhớ thông thường. Chúng có thể chạy ở mức 133MHz, gấp 3 lần tốc độ của RAM FPM và gấp 2 lần DRAM EDO và DRAM BEDO.
Giao diện của SDRAM có 168 chân với 2 khe cắt ở chân cắm. Trên thị trường chỉ còn 2 loại tốc độ PC100 và PC 133.
Tuy nhiên, hiện nay bộ nhớ RAM này không còn được dùng phổ biến bởi công nghệ DDRAM có tốc độ truy xuất mạnh mẽ hơn xuất hiện và dần thay thế SDRAM.
Ddram là gì?
Về bản chất, DDRAM chính là SDRAM nhưng tần xuất xử lý thông tin của nó được cải tiến nhanh gấp 2 lần. Tốc độ hiện nay của DDRAM là 266Mhz, 333Mhz, 400Mhz và còn cao hơn nữa tùy vào loại DDRAM bạn lựa chọn. Chính nhờ khả năng mạnh mẽ này mà phần lớn các loại mainboard đời mới đều hỗ trợ DDRAM nhưng không hỗ trợ SDRAM.
DDRAM có 3 loại:
- DDR1: Có xung nhịp từ 266 – 400MHz.
- DDR2: Có xung nhịp từ 400 – 800MHz.
- DDR3: Có xung nhịp từ 800MHz – 1.6GHz.
Xung nhịp càng lớn thì chi phí càng cao.
Ý nghĩa của dung lượng RAM
Dung lượng RAM có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của máy tính và thời gian phản hồi ứng dụng đối với người dùng. RAM có dung lượng càng lớn, tương đương với không gian lưu trữ nhiều nên máy hoạt động mượt và ổn định hơn. Do đó, tình trạng giật lag sẽ không xuất hiện.
Ngoài ra, bộ nhớ RAM còn giúp hệ điều hành của máy tính, điện thoại có thể chạy đa nhiệm tốt. Vì vậy, dựa vào nhu cầu mà người dùng chọn RAM với dung lượng phù hợp. Hiện nay, RAM máy tính thuận tiện cho việc thay thế. Riêng RAM điện thoại, máy tính bảng thì được nhà sản xuất tích hợp trên Main nên gây khó khăn cho việc thay thế hoặc sửa chữa.
Dung lượng RAM bao nhiêu là phù hợp?
Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn quyết định dung lượng RAM phù hợp, nhưng tối thiểu là 1GB. Với laptop dùng hệ điều hành Mac OS X Leopard, Windows Vista cần RAM tối thiểu 2GB. Đối với người hay chỉnh sửa video, chơi game thì RAM từ 3GB trở lên. Còn laptop chạy Windows XP, Linux chỉ cần RAM 1GB là phù hợp.
Với các laptop chạy trên hệ điều hành 32 bit thì bộ nhớ 4GB là tối đa. Còn hệ điều hành 64 bit thì tận dụng tối đa dung lượng RAM. Vì thế, các laptop RAM 4GB có thể được cài đặt tới RAM 8GB. Tuy nhiên, khi RAM vượt quá 4GB thì ứng dụng cần được viết lại để tăng khả năng tận dụng hết dung lượng bộ nhớ.
Nếu máy tính có bộ nhớ RAM ít và còn khe cắm thì bạn nên nâng cấp RAM nhằm tăng hiệu suất và giúp máy tính nhanh hơn.
Phân Loại RAM trong Laptop
RAM laptop đều là RAM động và có một số loại cơ bản như sau:
SDR
SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR", có 168 chân. Được dùng trong các máy cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip. Chuẩn RAM SDR xuất hiện trên những chiếc laptop vào những năm cuối thể kỷ 20, chúng có tốc độ khá chậm và bộ nhớ rất thấp. Hiện tại thì chuẩn RAM này không còn phổ biến trên các dòng laptop hiện tại.
DDR
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), gọi tắt là "DDR", sở hữu 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR; DDR cho tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. DDR chính là nền tảng cho các loại RAM sau này. Chuẩn DDR được sử dụng rộng rải trên các laptop trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004
DDR2
DDR2SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed. DDR2 có tốc độ nhanh hơn và bộ nhớ lớn hơn khá nhiều, đồng thời cũng tiết kiệm điện năng tốt hơn so với DDR.
DDR3
DDR3SDRAM (Double Data Rate 3 SDRAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240. Chuẩn DDR3 tiếp tục cải thiện tốc độ và dung lượng bộ nhớ tốt hơn, đồng thời cho phép tiết kiệm điện năng hơn 30% so với chuẩn DDR2.
DDR3L
DDR3L là thành quả của sự hợp tác của Intel và Kingsto trong việc phát triển dòng bộ nhớ tiết kiệm điện năng. Đây là chuẩn RAM tương tự DDR3 nhưng sử dụng ít năng lượng hơn. Loại RAM này thường được sản xuất cho các thiết bị cụ thể vì chúng sử dụng điện thế 1,35V thay vì 1.5V như các loại RAM thông thường. Đây là loại RAM thường xuất hiện trên một số dòng LAPTOP cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng PIN.
DDR4
DDR4 xuất hiện vào cuối năm 2015 với tốc độ xử lý vượt trội và khả năng tiêu thụ điện năng ít hơn rất nhiều so với DDR3. Với mật độ chip nhớ lớn, một thanh RAM chuẩn DDR4 có thể lên tới 512GB. Ngoài ra, DDR4 hỗ trợ xung nhịp Bus lên đến: 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200MHz, thậm chí là 4266MHz.
LPDDR
LPDDR (Low Power Double Data Rate SDRAM), là loại DRAM có điện năng thấp. Được đóng gói dưới dạng BGA (chân bi), loại DRAM này thường được sử dụng trên các loại điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop siêu mỏng...
RDRAM
RDRAM - Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM, thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM.
Cách sử dụng hiệu quả RAM
Thông thường, laptop và máy tính để bàn được thiết kế 2 khe cắm RAM. Vậy có sự khác biệt giữa cắm 1 thanh RAM 2GB và cắm 2 thanh RAM 1GB?
Nhà sản xuất thiết kế 2 thanh RAM nhằm mục đích phân chia dữ liệu xử lý nhằm tăng băng thông. Do đó, khi cắm RAM thì nên chia đều cả 2 khe với cùng dung lượng, tốt nhất là cùng hãng và số xung nhịp của chúng phải như nhau. Tuyệt đối không cắm 2 RAM khác dung lượng.
Hai thanh RAM sẽ tiêu thụ lượng điện năng nhiều hơn 1 thanh nhưng không đáng kể. Còn việc cắm RAM trên một thanh chỉ có ưu điểm duy nhất là bạn có thể bổ sung thêm thanh RAM khác cho laptop để đạt hiệu suất tốt hơn.
>> Bài viết cùng chuyên mục :
- SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì? So sánh SSD và HDD
- Các loại ổ lưu trữ chất lượng cao nên sử dụng SAS SSD, NVMe, SSD SATA Enterprise
Như vậy, HostingViet đã giới thiệu đến bạn về RAM là gì? Ram máy tính có tác dụng gì? ! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với HostingViet để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhé!
Từ khóa » Trong Máy Tính Ram Có Nghĩa Là Gì
-
RAM Là Gì? Bộ Nhớ RAM Có Những Chức Năng Gì? - .vn
-
RAM Là Gì? Cấu Tạo, Ý Nghĩa Và Những Lưu Ý Cần Nhớ Khi Chọn ...
-
RAM Là Gì, Có ý Nghĩa Gì Trong Các Thiết Bị điện Tử ... - Điện Máy XANH
-
Bộ Nhớ Ram Là Gì? Tác Dụng Của Ram Trong Máy Tính - Worklap
-
RAM Là Gì, Có ý Nghĩa Gì Trong Các Thiết Bị điện Tử, Di động?
-
Ram Là Gì? Ram đóng Vai Trò Gì Trong Máy Tính - Nguyencongpc
-
RAM Là Gì? Chức Năng Của RAM Là Gì? - TOTOLINK Việt Nam
-
RAM – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rom Và Ram Là Gì? Ram Là Bộ Nhớ Trong Hay Ngoài? | Nguyễn Kim
-
RAM Là Gì Trong Máy Tính? DDR2 DDR3 DDR4 Nghĩa Là Gì?
-
RAM Là Gì, Có Quan Trọng Không, Cần Bao Nhiêu RAM Thì đủ?
-
RAM Là Gì ? Có ý Nghĩa Gì Trong Các Thiết Bị điện Tử, Di động?
-
RAM Có Nghĩa Là Gì Trong Thuật Ngữ Máy Tính?
-
RAM Là Gì? Cần Bao Nhiêu Dung Lượng RAM Là đủ?