Rắn Hổ Mang Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Ăn Gì? Mua ở đâu?
Có thể bạn quan tâm
Rắn hổ mang là loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới. Nọc độc của chúng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng và rất khó để cứu chữa. Cùng Vương Quốc Loài Vật tìm hiểu cụ thể hơn về loài rắn này qua bài viết sau!
Nội dung bài viết
- 1. Nguồn gốc rắn hổ mang
- 2. Rắn hổ mang sống ở đâu?
- 3. Đặc điểm ngoại hình rắn hổ mang
- 4. Tập tính của rắn hổ mang
- Săn mồi
- Khẩu phần
- Phòng vệ
- Tiếng huýt gầm gừ
- Sinh sản
- 5. Chia sẻ cách nuôi rắn hổ mang
- Cách làm chuồng nuôi rắn hổ mang
- Rắn hổ mang ăn gì?
- Phòng bệnh cho rắn hổ mang
- 6. Rắn hổ mang giá bao nhiêu tiền 1KG?
- Giá rắn hổ mang bành:
- Giá trứng rắn hổ mang
- Giá rượu rắn hổ mang chúa
- Giá cao rắn hổ mang
- 7. Mua, Bán rắn hổ mang ở đâu uy tín
1. Nguồn gốc rắn hổ mang
Rắn hổ mang có tên tiếng anh là Ophiophagus hannah. Chúng là loài rắn đứng đầu họ Rắn hổ (họ rắn có nọc độc và rất nguy hiểm), thuộc chi Ophiophagus.
2. Rắn hổ mang sống ở đâu?
Loài rắn này thường sống chủ yếu tại những khu rừng nhiệt đới sâu, ẩm thấp, nằm trong vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Ngoài ra một số loại rắn hổ mang cũng sinh sống quanh các vùng ao, hồ, sông suối
3. Đặc điểm ngoại hình rắn hổ mang
- Kích thước
Rắn hổ mang là loài rắn có kích thước lớn nhất thế giới, một số con có thể dài tới 7 mét, nặng 35 kg. Tuy nhiên, bình thường một con rắn trưởng thành chỉ dài khoảng 3, 4 mét, nặng từ 5 – 6 cân.
- Da & lột xác
Màu sắc da rắn sẽ khác nhau tùy loại và nơi chúng sinh sống. Một số loài rắn sống quanh ao, hồ, sông, suối thường hay tiếp xúc với ánh sáng hơn, lớp da bên trên của chúng cũng sẽ sáng màu như màu vàng, trắng, nâu sáng.
Ngược lại, các loài sống trong hang, trong các khu rừng ẩm thấp sẽ có lớp da tối, đậm màu.
Trên cơ thể rắn, có những đường kẻ trắng hoặc vàng nhỏ dọc theo thân. Phần bụng và cổ rắn sẽ mịn và sáng màu hơn, có thể màu trắng hoặc vàng kem tùy loài.
Khi còn nhỏ, hầu hết rắn hổ mang đều có lớp da màu đen tuyền, trên đó có những vạch kẻ hình chữ V. Những vạch này sẽ mờ dần hoặc mất đi vĩnh viễn khi chúng trưởng thành. Loài rắn này cũng lột xác theo chu kỳ 1 tháng/lần.
Đối với rắn trưởng thành, khoảng 2 – 3 tháng chúng sẽ lột bỏ lớp da sần sùi cũ, lộ ra lớp da non mềm yếu.
Lúc này, chúng sẽ trú ngụ trong hang hoặc tìm đến nhà dân để giữ ấm, chờ đến khi lớp da cứng chắc hơn mới đi săn mồi.
- Vảy
Bên ngoài lớp da rắn được bao bọc bởi một lớp vảy cứng, có cấu tạo từ keratin. Các vảy xếp sát nhau thành từng hàng, phần lưng rắn có khoảng 14 – 16 hàng vảy nhỏ. Phần bụng rắn có khoảng 230 – 250 vảy (với con đực) và 240 – 260 vảy (với con cái), vảy bụng sẽ to, rông hơn so với phần lưng.
- Cấu trúc xương sọ
Rắn hổ mang có phần đầu lớn hơn khá nhiều so với các loài rắn khác. Khi đớp mồi, phần hàm của chúng có thể mở rất lớn nhờ khớp nối hai hàm lỏng lẻo ở hàm dưới. Ngoài ra, xương hàm của chúng sở hữu 2 chiếc răng nanh ở hàm trên, trong đó có dây truyền nọc độc khi chúng cắn kẻ thù.
- Mang
Khi muốn uy hiếp kẻ thù, chúng sẽ phồng mang ra to gấp nhiều lần bình thường khiến con mồi khiếp đảm. Sở dĩ chúng có thể phồng mang như vậy nhờ cấu tạo nếp gấp của lớp da lỏng lẻo ở cổ, giúp mang có thể banh rộng ra dễ dàng.
- Mắt
Đôi mắt của rắn hổ mang rất tròn và đen. Chúng có thể nhìn rõ mọi vật dù là trong đêm tối. Ngoài ra, mi mắt trong suốt đem lại cho chúng khả năng mở mắt mọi lúc mọi nơi mà không cần chớp mắt, rất có ích mỗi khi chúng săn mồi và uy hiếp kẻ thù.
- Tuổi thọ
Trong điều kiện thông thường, rắn hổ mang có thể sống khoảng 18 – 25 năm. Người ta cũng ghi nhận một số con rắn đã kéo dài tuổi thọ lên tới 30 năm.
4. Tập tính của rắn hổ mang
Rắn hổ mang được xem là loài rắn nguy hiểm nhất hành tinh. Chúng là những thợ săn tinh ranh, có thể tóm gọn và tiêu diệt kẻ thù chỉ trong chớp mắt nhờ nọc độc của mình.
-
Săn mồi
Loài rắn này cũng nhận biết thế giới xung quanh qua chiếc lưỡi. Những tế bào thần kinh trên chiếc lưỡi chẻ đôi sẽ giúp chúng cảm nhận mùi hương.
Sau đó, chúng sẽ chạm đầu lưỡi lên bộ phận cảm thụ giác quan trên vòm họng để truyền thông tin đến não bộ.
Khi rắn đã xác định được mùi hương của đối tượng, chúng sẽ hơi co nhẹ lưỡi để định vị chính xác nơi con mồi đang đứng. Mắt rắn cũng có thể nhìn thấy con mồi trong phạm vi 100 mét.
Ngoài ra, rắn không có tai nhưng chúng có thể cảm nhận âm thanh qua da. Các sóng âm sẽ thẩm thấu qua da, truyền đến hộp sọ, xương vuông và tác động vào màng nhĩ, giúp chúng nắm bắt rõ từng cử động của kẻ thù.
Khi rắn cắn mồi, chúng sẽ tiết ra một lượng nọc độc vừa phải từ tuyến nọc bên trong vòm họng. Chất độc được truyền qua răng nanh, thấm vào da thịt và nhanh chóng khiến con mồi bị tê liệt các cơ cũng như hệ thần kinh.
Bộ xương hàm linh hoạt giúp miệng chúng phóng đại và dễ dàng nuốt được con mồi to hơn gấp nhiều lần.
-
Khẩu phần
Sau khi săn mồi thành công, chúng sẽ nuốt con mồi và tiết ra nọc độc để tiêu hóa. Thức ăn ưa thích của chúng là các loài rắn khác hoặc đôi khi, chúng tấn công chính đồng loại của mình. Nếu khan hiếm thức ăn, rắn hổ mang sẽ săn cả các con mồi nhỏ như: chim, chuột, thằn lằn, trăn,…
Khẩu phần ăn của rắn khá ít do cơ quan tiêu hóa của chúng hoạt động chậm chạp. Chỉ cần săn mồi 1 lần, chúng có thể sống được từ 2-5 tháng mà không cần ăn thêm gì cả.
-
Phòng vệ
Nếu không phải con mồi thì rắn hổ mang sẽ không chủ động tấn công. Nếu cảm thấy nguy hiểm, trước hết chúng sẽ tìm cách ẩn nấp, hạn chế chiến tranh. Tuy nhiên, nếu vẫn bị đe dọa thfi chúng sẵn sàng trở nên hung dữ và trả thù đối thủ.
Giống rắn này phòng vệ bằng cách nâng khoảng 150 cm cơ thể lên thẳng đứng, vuông góc với mặt đất. Sau đó, dùng cặp mắt to tròn nhìn thẳng để uy hiếp kẻ thù, mang phồng lên rất rộng và cất tiếng huýt ầm ĩ.
Khi tấn công, rắn sẽ di chuyển với tốc độ cực nhanh dù phần thân trước đang nâng lên, cắn chặt kẻ thù để truyền nọc độc và triệt hạ chúng nhanh chóng.
-
Tiếng huýt gầm gừ
Khi bị đe dọa, rắn hổ mang sẽ phát ra tiếng gầm với tần số khoảng 2500Hz nhằm uy hiếp đối thủ. Mặc dù, tiếng huýt của chúng nhỏ hơn so với 1 số loài rắn độc khác nhưng cũng đủ khiến kẻ thù khiếp sợ.
-
Sinh sản
Mùa xuân là thời điểm rắn hổ mang bước vào thời kỳ sinh sản. Những con cái sẽ để lại hương thơm riêng như 1 tín hiệu hóa học để thu hút con đực tìm đến và giao phối với mình.
Những con đực sẽ tìm cách quyến rũ để rắn cái chấp thuận giao phối với mình. Nếu có nhiều con đực đến cùng 1 lúc, chúng sẽ phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh sản với con cái.
Trong quá trình giao phối, 2 con rắn sẽ quấn lấy nhau trong nhiều giờ liền. Sau khoảng 30 ngày, con cái sẽ làm tổ từ những mảnh vụn và cành, lá cây, rồi đẻ từ 20 – 50 trứng trong đó.
Rắn mẹ luôn túc trực bên tổ để bảo vệ, ngăn chặn những mối nguy hại đến rắn con và chỉ rời đi trước ngày trứng nở một vài hôm.
Tinh trùng từ con đực có thể tích trữ trong cơ thể con cái khá lâu, đủ để chúng có thể tự thụ thai vào năm sau đó. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khá hiếm gặp.
5. Chia sẻ cách nuôi rắn hổ mang
Ngày nay, rất nhiều hộ gia đình ở An Giang, Vĩnh Phúc đã tìm cách tăng thu nhập nhờ nuôi rắn hổ mang. Bởi loại rắn này rất quý hiếm, có thể làm thành nhiều bài thuốc quý nên có giá thành rất cao, làm giàu nhanh chóng.
Cách làm chuồng nuôi rắn hổ mang
Bạn nên xây chuồng bằng bê tông chắc chắn, tránh nguy cơ rắn bò ra ngoài. Chuồng cũng cần có quạt thông gió và hệ thống ánh sáng hợp lí, đảm bảo đông ấm, hè mát, giúp rắn phát triển tốt.
Để tiết kiệm diện tích, bạn có thể chia chuồng rắn thành nhiều tầng, ô khác nhau, mỗi ô cao khoảng 30cm, rộng 40cm và dài 60cm, được ngăn cách bởi bê tông kiên cố. Mỗi chuồng nên có then cài chắc chắn.
Trên nền chuồng, bạn hãy phủ một lớp cát mỏng, sau đó đặt gạch thô (chưa nung lửa) lên trên, tạo môi trường sống như tự nhiên cho rắn.
Rắn hổ mang ăn gì?
Thức ăn cho rắn có thể là chuột, chim, lươn, ếch, nhái,… Rắn không ăn quá nhiều do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm. Bạn chỉ cần cho rắn ăn 3-5 ngày/lần vào buổi tối.
Chú ý: Trong quá trình lột xác, rắn không cần ăn thức ăn. Ngược lại, sau khi lột xác xong chúng lại ăn rất khỏe. Bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Phòng bệnh cho rắn hổ mang
Rắn hổ mang có sức đề kháng khá tốt nhưng bạn cũng cần chú ý đề phòng bệnh bằng cách:
- Chọn giống kỹ lưỡng, nên chọn những con rắn đẹp, da bóng, mắt tinh, chuyển động linh hoạt, kích thước tốt.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sau mỗi lứa nuôi, cần thay toàn bộ cát mới và rửa sạch chuồng.
- Phun thuốc sát trùng định kỳ 3 tháng 1 lần để loại trừ vi khuẩn gây bệnh.
- Theo dõi phân rắn thường xuyên, nếu thấy phân lỏng hoặc có máu, cần cho rắn uống nước có pha thuốc trị tiêu chảy cho gia cầm.
6. Rắn hổ mang giá bao nhiêu tiền 1KG?
Đây là loài động vật quý hiếm, nên hoàn toàn dễ hiểu khi giá rắn hay những sản phẩm từ rắn có mức giá khá cao.
Giá rắn hổ mang bành:
Rắn hổ mang bành thường được mua để làm thịt, chế biến món ăn. Mức giá cho loại rắn này cũng khá cao, vào năm 2018 lên tới 700.000 VND/Kg.
1 con rắn hổ mang bành thường nặng từ 3-5 cân, vì vậy giá bán có thể từ 2.000.000 – 3.500.000VND/con.
Giá trứng rắn hổ mang
Trứng rắn hổ mang to và cũng chứa khá nhiều dưỡng chất. Tất nhiêmn giá cũng sẽ cao hơn so với trứng các loài động vật khác, lên tới 90.000 VND/quả.
Giá rượu rắn hổ mang chúa
Rượu rắn hổ mang chúa đã được kiểm chứng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sinh lực và chữa bệnh thần kinh, xương khớp một cách thần kỳ.
Người ta bán rắn hổ mang chúa ngâm rượu với giá khá cao, khoảng 250.000 VND cho 1 chai nhỏ 200g. Các bình to khoảng 30 lít có giá 750.000 VND/bình.
Giá cao rắn hổ mang
Cao rắn hổ mang là khắc tinh của bệnh viêm khớp. Vì vậy, nếu bạn mắc các bệnh về xương khớp, có thể tìm mua cao rắn với mức giá 1.200.000 VND cho 100g cao rắn.
7. Mua, Bán rắn hổ mang ở đâu uy tín
Rắn hổ mang vốn là một loài động vật hoang dã nguy hiểm. Vì thế, ít ai ngờ rằng đến nay nuôi rắn hổ mang lại tạo ra một cơ hội làm giàu dành cho những người thực sự gan dạ.
Thêm vào đó, xu hướng nuôi những con vật độc lạ có phần gia tăng trong những năm gần đây cũng khiến nhu cầu mua bán rắn hổ mang trở nên phổ biến hơn.
Tuy nhiên, bạn sẽ khó tìm mua được rắn hổ mang ở trong nội thành hay những khu vực đông dân cư.
Bởi đây vốn là loài động vật nguy hiểm có thể gây chết người. Vì thế, các trang trại nuôi rắn thường phải nằm ở vùng nông thôn, ngoại thành để đảm bảo an toàn.
Vì lẽ đó, nếu muốn mua, bán rắn hổ mang thì cách duy nhất là bạn hãy lên mạng tìm hiểu một số trang trại nuôi rắn uy tín gần nơi mình sinh sống. Sau đó, đến tận nơi để tìm và chọn chú rắn ưng ý nhất.
Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về rắn hổ mang – loài rắn cực độc nhưng cũng rất có ích cho sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thông tin gì cần được bổ sung về loài vật này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết!
4.3/5 - (6 votes)Từ khóa » Giá Bán Rắn Hổ Mang Chúa
-
Rắn Hổ Mang Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Ăn Gì? Mua ở đâu?
-
MỚI Rắn Hổ Mang Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Mơ Thấy Rắn ... - Duy Pets
-
Rắn Hổ Mang Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Giá Rắn Hổ Mang Chúa Hiện Nay
-
Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Thu Nhập Hơn 2 Tỉ đồng/năm
-
Những Con Rắn Hổ Mang Chúa To Nhất Thế Giới
-
Bán 39 Con Rắn Hổ Mang Chúa Với Giá 700.000 đồng/kg Và Cái Kết
-
Rắn Hổ Mang Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Ăn Gì? Mua ở đâu? | TTTVM
-
Rắn Hổ Mang Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Mơ Thấy Rắn Hổ Mang
-
Giá Trứng Rắn Hổ Mang Bao Nhiêu 2022? Mua ở đâu? - GiaNongSan
-
Buôn Bán 02 Con Rắn Hổ Mang (1,5 đến 2 Kg) Bị Xử Phạt Thế Nào ?
-
Rắn Hổ Mang Giá Bao Nhiêu Tiền 1kg?
-
Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Mang Chúa Bao Nhiêu Tiền 1Kg ? Làm ...
-
Giá Rắn Hổ Mang Bao Nhiêu Tiền 1kg