Rắn Hổ Trâu Có độc Không? Giá Bao Nhiêu 1 Kg? Nuôi Thế Nào?

Hiện nay loài rắn Hổ trâu đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là ở những các tỉnh thuộc miền Bắc. Bởi nơi đây hiện nay nuôi loài rắn này với số lượng rất nhiều. Và với những thắc mắc như loài rắn này có độc không? Giá bao nhiêu 1 kg? Nuôi thế nào? sẽ được Runghoangda.com giải đáp một cách chi tiết qua những thông tin sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi!!!

1. Giới thiệu về rắn Hổ trâu

Rắn Hổ trâu hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như rắn Ráo trâu, rắn Long thừa, rắn Hổ vện, rắn Hổ hèo… và có tên khoa học là Ptyas Mucosa, là một loài rắn thuộc họ Rắn nước. Loài rắn này có khả năng di chuyển một cách rất nhanh và khá lành tính.

Hiện nay, loài rắn này đang được nhiều người nuôi với số lượng lớn. Bởi loài rắn này mang lại giá trị kinh tế rất cao, được nhiều người yêu thích bởi thịt rất thơm ngon và chắc.

rắn hổ trâu có độc không

??? Xem thêm: Rắn lục xanh có độc không?

1.1. Nguồn gốc của rắn Hổ trâu

Loài rắn này được tìm thấy với số lượng lớn ở các khu vực như Nam Á, Đông Nam Á. Đặc biệt loài rắn này có số lượng lớn tập trung ở các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh…

Ở Việt Nam, thì loài chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh thành ngoài miền Bắc. Tại đây thì những chú rắn loại này được nuôi công nghiệp với số lượng lớn để cải thiện kinh tế gia đình.

1.2. Đặc điểm ngoại hình của rắn Hổ trâu

Loài rắn này có kích thước khá lớn, dài và khá mảnh, một con trưởng thành có thể đạt kích thước lên tới 2m và có nhiều cá thể lên đến 3 – 3.5m. Với một con trưởng thành dài khoảng 2m thì đường kính thân chỉ dao động từ 4 – 6cm. Cân nặng trung bình của chúng có thể đạt được từ 850 – 940g.

Màu sắc của loài rắn này thay đổi biến thiên từ nâu nhạt ở những nơi khô hạn đến màu gần đen ở vùng rừng ẩm, nhiều nước, nhiệt độ thấp. Phần thân trên thường có màu đậm hơn ở phần bụng, trên lưng thường là màu nâu nhạt hoặc đen kéo dài từ đầu đến đuôi. Còn phần bụng thường có màu sáng hơn. Ngoài ra chúng còn có những vệt màu đen, nâu sáng chạy xung quanh cơ thể tạo nên một mạng ô lưới đều và nổi bật.

Loài rắn này có cấu tạo đầu và thân phân biệt rõ ràng thông qua phần cổ. Ngoài ra, các phần như đầu, cổ, thân, hậu môn, đuôi cũng được phân biệt rõ ràng và dễ nhận thấy bằng mắt thường.

Đầu của của chúng khá thon và phần đuôi rắn dài, thon.

rắn hổ trâu có độc không

1.3. Tập tính của rắn Hổ trâu

Đây là một loài rắn lành tính và chúng thường hoạt động vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Chúng có khả năng trườn, bò, di chuyển trên mặt đất rất nhanh. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này ngoài tự nhiên là: Cóc, ếch, nhái, rắn nhỏ, chuột, gà, trứng… Đặc biệt, chúng có khả năng săn chuột rất hữu ích, mỗi năm một con rắn loại này có thể bắt từ 100 – 120 con chuột, vì thế chúng được coi là một “cộng sự” của nhà nông. Loài rắn này thường sống ở trên đường, bờ ruộng, bụi cây, bờ tường hay cả trong sân nhà khi trời mưa xuống.

Ngoài ra, loài rắn này cũng được tìm thấy nhiều ven đô thị, nơi mà có nhiều loài chuột cùng sinh sống.

Loài này có khả năng bành cổ và phát ra những tiếng kêu để cảnh cáo đến kẻ thù của chúng. Ngoài ra chúng còn có khả năng bật nhảy lên cao hoặc nhảy xa lên phía trước để tóm con mồi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.4. Rắn Hổ trâu sinh sản như thế nào?

Chúng là một trong những loài rắn đẻ trứng. Mùa sinh sản của chúng thường bắt đầu vào cuối mùa đông, bởi lúc này nhiệt độ cao và giúp trứng rắn nhanh nở hơn. Mỗi con rắn trưởng thành có thể sinh từ 12 – 21 trứng một lần. Thời gian chúng tiến hành đẻ trứng khoảng 30 – 35 ngày sau khi giao phối. Trứng rắn sẽ tự nở sau khoảng 75 ngày với nhiệt độ trung bình từ 25 – 30 độ C.

Sau khi nở, thì các chú rắn Hổ trâu con sẽ tự đi kiếm ăn, sinh tồn trong môi trường tự nhiên.

rắn hổ trâu có độc không

??? Xem thêm: Rắn lục cườm có độc không?

1.5. Thiên địch của rắn Hổ trâu là gì?

Ngoài tự nhiên, loài này trưởng thành thường có khá ít loài thiên địch, tuy nhiên thiên địch chủ yếu của chúng chính là loài rắn Hổ mang chúa, bởi đây cũng là loài rắn có phạm vi hoạt động tương tự như loài rắn trâu. Ngoài ra, những con rắn con thường bị bắt bởi các loài chim săn mồi, chồn, chó…

Tuy nhiên, hiện nay loài rắn này đang bị con người săn bắt quá mức để lấy da và lấy thịt. Tuy nhiên ở Việt Nam thì chúng thường được nuôi với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu của nhiều người.

2. Rắn Hổ trâu có độc không?

Đây là một loài rắn thuộc họ rắn Nước, thế nên loài rắn này hoàn toàn KHÔNG CÓ ĐỘC nên tương đối an toàn với con người. Tuy nhiên chúng vẫn tấn công nếu gặp nguy hiểm và vì chúng có kích thước lớn nên vẫn có thể gây chảy máu nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm tới sức khoẻ hay tính mạng của con người.

Loài rắn này thường sẽ trở nên hung dữ hơn rất nhiều khi chúng bắt đầu vào mùa sinh sản, giao phối.

Một điều chúng tôi cần nhắc lại với các bạn đó: Loài rắn Hổ trâu KHÔNG CÓ ĐỘC, nhưng chúng vẫn có răng nanh sau, bộ hàm khoẻ, miệng to nên chúng vẫn cắn và gây ra những vết thương lớn, chảy máu cho con người. Đặc biệt là vào mùa sinh sản thì chúng càng hung dữ hơn. Tuy nhiên, thì chúng là một loài rắn nước, nên chúng hoàn toàn không có độc và bạn không cần lo lắng về việc sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Hiện nay, loài rắn này được săn bắt nhiều để lấy da và lấy thịt. Thịt của chúng rất ngon, giàu dinh dưỡng nên được rất nhiều người ưa thích. Bởi thế, đã có nhiều người nuôi chúng với số lượng công nghiệp để cung cấp ra thị trường và cải thiện kinh tế gia đình.

3. Kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi rắn Hổ trâu hiệu quả

Hiện nay loài rắn này đang được nuôi rất phổ biến để cung cấp da và thịt cho thị trường. Bởi loài rắn này có giá trị rất cao và được rất nhiều người ưa chuộng, thế nên cung thường không đủ cầu. Vì vậy, khi bạn đang có ý định nuôi giống rắn này với số lượng lớn, thì có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm cũng như cách nuôi hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ sau đây. Cụ thể:

3.1. Chọn giống

Hiện nay có rất nhiều trại rắn cung cấp rắn Hổ trâu giống để nuôi, đặc biệt là các tỉnh thành ở phía Bắc. Do đó bạn nên đến trực tiếp các trại rắn, để vừa tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tham khảo mô hình nuôi cũng như có được mức giá rắn hợp lý nhất khi có nhu cầu nuôi rắn số lượng lớn nhé.

3.2. Chuồng nuôi

Chuồng nuôi loài rắn này thì bạn có thể là sử dụng chuồng bê tông hay chuồng bằng lưới cũng được, tùy thuộc vào kinh tế ban đầu mà lựa chọn cho phù hợp.

  • Một chuồng nuôi có diện tích trung bình khoảng Dài 2m x Rộng 1m X Cao 1.2m. Một chuồng với kích thước như thế này thì bạn có thể nuôi từ 40 – 50 con rắn là phù hợp.
  • Bạn cần thiết kế cửa chuồng nuôi ở bên hông để tiện cho quá trình vệ sinh. Phía dưới của chuồng nên lót bằng một lớp đan bằng tre, phía trên nên làm bằng lưới để giúp chuồng nuôi thông thoáng hơn, cũng như giúp rắn nằm nghỉ êm hơn, mát hơn.
  • Ban đầu đáy chuồng nên lát bằng bê tông, sau đó đắp đất khoảng 2cm để tạo môi trường phù hợp cho rắn sinh sống.
  • Bạn nên đặt chuồng nuôi rắn ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và có mái che để tránh mưa tạt vào chuồng.

rắn hổ trâu có độc không

3.3. Rắn Hổ trâu ăn gì?

Loài rắn này được đánh giá có một sức khỏe, sức đề kháng tốt, nên khi nuôi ít khi gặp các bệnh lý hay phản ứng với môi trường sống mới. Còn thức ăn chính của chúng ở môi trường nuôi nhốt đó là: Cóc, nhái, cá, chuột… Mỗi tuần bạn chỉ cần cho chúng ăn từ 2 – 3 lần/tuần là đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên tùy thuộc vào loại thức ăn và độ tuổi của rắn mà bạn nên điều chỉnh số lần ăn sao cho phù hợp. Cụ thể:

  • Rắn non thì thức ăn chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá… ở giai đoạn này nên cho ăn từ 3 – 5 ngày/lần và lượng thức ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi.
  • Rắn trưởng thành thì thức ăn vẫn chủ yếu là ếch, nhái, cá… lúc này thì bạn cần cho ăn từ 2 – 3 lần/tuần và lượng thức ăn sẽ nhiều hơn răn con.
  • Bạn cần định lượng được lượng thức ăn sao vừa đủ nhất, tránh tình trạng lúc thì ít, còn thì nhiều, dư thừa gây ô nhiễm, bẩn chuồng nuôi.
  • Bạn nên làm một cái thùng đựng thức ăn, khi đói chúng sẽ tự mò đến đớp mồi. Không để để thức ăn rơi vãi ra ngoài chuồng nuôi.
  • Nước uống thì cung cấp đầy đủ nước sạch, để chúng vừa uống vừa tắm mát. Nền đặt một máng nước sạch trong chuồng, để chúng có thể uống và tắm. Cần thay nước mỗi ngày.
  • Khi có rắn ắn nên đeo bao tay, kính, khẩu trang, kính bảo hộ… để đảm bảo an toàn và tránh bị rắn phóng ra đớp vào người.

3.4. Kỹ thuật cho rắn Hổ trâu sinh sản

Việc chọn giống rắn bố mẹ tốt sẽ giúp sinh ra những đứa con hiệu quả sau này.

Cách rắn giống

  • Nên chọn những chú rắn đực, cái có ngoại hình tương đương nhau, sức khỏe tốt và chưa bị bệnh lần nào trong quá trình nuôi. Rắn phải có ngoại hình cân đối, thân hình dài, da bóng mượt…
  • Nên chọn con đực và cái khác dòng để tránh tình trạng cận huyết, không tốt.
  • Nên chọn rắn đã lột da vài lần, thời gian lột da từ 15 – 20 ngày và tiếp tục lột da khi chúng trưởng thành. Một con rắn khi bước vào mùa sinh sản khi được 9 – 10 tháng.
  • Một con đực có thể ghép với 10 con cái để sinh sản.
  • Thời gian rắn để sau khi giao phối là 30 – 35 ngày và một con cái sẽ đẻ từ 12 – 21 trứng.

Cách ấp trứng

  • Bạn có thể làm chuồng ấp riêng hoặc sử dụng một cái lu để ấp trứng. Bạn sử dụng đất lấp đầy khoảng 1/2 lu, sau đó rãi lên một lớp cát mỏng rồi bỏ trứng rắn Hổ trâu vào, dùng vải bịt kín miệng lu lại thì sau khoảng 75 ngày trứng sẽ tự nở.
  • Bạn cần kiểm tra trứng vài ngày một lần, nếu trứng to đều, trắng, khô, ráo thì trứng tốt và tỷ lệ nở rất cao. Còn trứng bị xỉn vàng thì là trứng hỏng và nên loại bỏ ngay.

Cách nuôi rắn con

  • Sau khi rắn con nở, bạn bắt ra một chuồng riêng và cho chúng uống nước khoảng 7 ngày, sau đó rắn sẽ lột da lần đầu tiên. Lúc này bạn cho rắn con ăn nhái nhỏ, cá nhỏ với số lượng ít. Khoảng 50 con rắn con 1 tháng ăn hết khoảng 1kg nhái con.
  • Khi rắn lớn hơn thì lượng thức ăn cũng nhiều hơn và cho ăn với tần suất dày hơn để rắn mau lớn.

rắn hổ trâu có độc không

3.5. Phòng bệnh cho rắn Hổ trâu

Để phòng bệnh cho loài rắn này thì việc vệ sinh chuồng nuôi, môi trường, nhiệt độ xung quanh cũng như thức ăn, nước uống quyết định tất cả. Bạn cần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng định kỳ, loại bỏ phần, thức ăn thừa, thay nước sạch mỗi ngày cho rắn.

Thức ăn cần sạch sẽ, tươi, đảm bảo vệ sinh, nước uống sạch, thay đều mỗi ngày thì rắn sẽ phát triển tốt và ít gặp bệnh liên quan. Ngoài ra bạn cần đảm bảo chuồng nuôi thông thoát, mát mẻ, không bị bí bách, nóng nực và không có các loại côn trùng khác tấn công vào chuồng nuôi rắn.

Ngoài ra, vẫn có một số bệnh lý mà khi nuôi chúng thường gặp. Và phổ biến nhất là bệnh tiêu chảy.

Rắn bị tiêu chảy: Cách nhận biết đó là rắn sẽ ăn ít lại, phân hôi nhão. Cách điều trị cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho rắn ăn ít lại, cho uống thêm men tiêu hoá, quét dọn chuồng nuôi sạch sẽ, cho uống nước sạch, loại bỏ thức ăn thừa. Ngoài ra cần đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ thích hợp cho rắn thì sẽ loại bỏ bệnh tiêu chảy hiệu quả.

??? Xem thêm: Rắn lục Cườm có độc không?

4. Giá rắn Hổ trâu bao nhiêu tiền 1kg?

Hiện nay, mức giá rắn thương phẩm và rắn giống trên thị trường luôn ở mức cao. Bởi nhu cầu mua loài rắn này về nuôi và làm thịt rất cao. Thịt rắn thơm ngon và bổ dưỡng. Theo chúng tôi tìm hiểu thì hiện nay mức giá của loài rắn này như sau:

  • Giá rắn Hổ trâu con mua về để nuôi, làm giống dao động ở mức từ 50.000 – 70.000 vnđ/con.
  • Rắn Hổ trâu thương phẩm, mua về làm thịt lấy da có mức giá dao động từ 450.000 – 500.000 vnđ/kg. Một con rắn thương phẩm thường nặng từ 1.3 – 1.5kg.

Với mức giá cao, nhu cầu mua lớn thế nên hiện nay có khá nhiều người đã và đang nuôi loài rắn này. Đặc biệt là các tỉnh thành phía Bắc, nơi có rất nhiều trại rắn đang hoạt động và cung cấp ra thị trường sống lượng lớn.

rắn hổ trâu có độc không

5. Lời kết

Như vậy trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến với các bạn về những thông tin liên quan tới loài rắn này. Cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc Rắn Hổ trâu có độc không? Giá bao nhiêu 1 kg? Nuôi thế nào? một cách chi tiết và chính xác nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Bình chọn!

Điểm trung bình 4.2 / 5. Tổng lượt vote: 9

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Từ khóa » Hình ảnh Rắn Hổ Mang Trâu