Răng Hàm Số 7 Là Răng Nào? Cách Khắc Phục Răng Số 7 Bị Lung Lay ...
Có thể bạn quan tâm
Răng số 7 chính là răng cối lớn thứ 2 trên cung hàm, nằm giữa răng số 6 và 8. Đây là răng cực kỳ quan trọng đối với chức năng ăn nhai của con người. Theo đó, nếu bạn thắc mắc răng hàm số 7 là răng nào thì đây chính là đáp án. Khi mất răng số 7 sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và cần có phương pháp phục hình an toàn. Cùng lắng nghe tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) chia sẻ những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
- 1. Tìm hiểu chi tiết về răng số 7
- 1.1. Răng hàm số 7 là răng nào?
- 1.2. Vị trí răng số 7 hàm trên/dưới
- 1.3. Răng số 7 có mấy chân?
- 1.4. Răng số 7 mọc khi nào?
- 1.5. Vai trò của răng số 7
- 1.6. Răng số 7 có thay không?
- 2. Các bệnh lý thường gặp ở răng số 7
- 3. Hậu quả của mất răng số 7 hàm dưới/trên
- 4. Có nên nhổ răng số 7 không?
- 5. Khi nào nên nhổ răng số 7?
- 5.1. Phương pháp điều trị bảo tồn răng số 7
- 5.2. Phương pháp điều trị sau khi nhổ răng số 7
- 6. Chi phí điều trị răng số 7 bao nhiêu?
- 7. Giải đáp thắc mắc khi khắc phục răng số 7
- 7.1. Nhổ răng số 7 có đau không?
- 7.2. Nhổ răng số 7 bao lâu thì lành?
- 7.3. Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
- 7.4. Tại sao răng số 7 lại dễ bị sâu răng hơn các răng khác?
- 7.5. Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?
- 7.6. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 7
1. Tìm hiểu chi tiết về răng số 7
Răng số 7 được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như răng cối lớn, răng cấm, răng hàm lớn… Vậy sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chúng.
1.1. Răng hàm số 7 là răng nào?
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, răng số 7 là răng cối lớn thứ hai trên khuôn hàm, mọc liền kề cạnh răng số 8 và 6. Nó được đánh giá là chiếc răng quan trọng bậc nhất trong quá trình ăn nhai của mỗi người. Răng số 7 nằm sâu gần như trong cùng, có tổng cộng 4 chiếc răng chia đều 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới, làm nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn cùng với răng số 6 (1).
1.2. Vị trí răng số 7 hàm trên/dưới
Tính từ vị trí răng cửa trung tâm đếm ngược vào trong, răng nằm tại vị trí thứ 7 trên khuôn hàm nên cũng vì vậy mà có tên là răng số 7. Vị trí răng số 7 nằm giữa răng số 6 và răng số 8.
Với những người chưa mọc răng khôn hoặc không có răng khôn, thì răng số 7 sẽ là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên rất dễ để nhận biết. Vì vậy, nếu bạn vẫn băn khoăn không biết răng hàm số 7 là răng nào thì có thể dựa vào cách tính như trên để phân biệt nhanh chóng.
1.3. Răng số 7 có mấy chân?
Răng số 7 không chỉ có kích lớn lớn mà cấu tạo còn có phần rất phức tạp. Răng số 7 hàm trên có 3 chân nhưng hàm dưới chỉ có 2 chân và mỗi răng thường có 3 ống tủy.
Trong nhiều trường hợp đặc biệt, răng số 7 sẽ có nhiều chân hơn bình thường dẫn tới việc điều trị răng khi bị tổn thương cũng trở nên phức tạp hơn.
1.4. Răng số 7 mọc khi nào?
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, răng số 7 thường bắt đầu mọc vào giai đoạn 12 – 13 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng khi răng số 7 bắt đầu phát triển và mọc lên trong hàng răng trên và dưới. Răng số 7 là răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Sau khi răng số 7 phát triển hoàn toàn, nó không bao giờ thay thế bằng bất kỳ răng nào sau này. Việc chăm sóc răng số 7 rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng, và việc đi khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và xử lý các vấn đề liên quan đến răng số 7 một cách kịp thời.
1.5. Vai trò của răng số 7
Răng số 7 nằm tại vị trí góc hàm, bề mặt nhai rộng, nhiều rãnh, múi đóng vai trò chính trong quá trình nhai nghiền thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hoá dạ dày tốt hơn (2).
Ngoài ra, răng số 7 giúp duy trì cấu trúc khuôn mặt, hỗ trợ phát âm chính xác và là điểm tựa vững chắc cho các răng khác, duy trì sự ổn định của hàm răng.
Răng số 7 có đủ ở hai bên hàm giúp cân bằng lực nhai, tránh tình trạng dồn lực vào một bên hàm khiến cơ hàm mỏi và tăng nguy cơ sai khớp cắn.
1.6. Răng số 7 có thay không?
Ngay khi mọc ở độ tuổi 12 – 13, răng số 7 đã là răng vĩnh viễn và không được thay thế bởi răng khác khi mất đi. Do mọc khá muộn và chỉ mọc duy nhất một lần, răng số 7 cần được chăm sóc cẩn thận để răng được bảo tồn, thực hiện vai trò tốt nhất.
2. Các bệnh lý thường gặp ở răng số 7
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, các bệnh lý thường gặp nhất ở răng số 7 như sâu răng, viêm tủy răng, mòn mặt nhai, nứt vỡ, áp xe, mọc lệch.
– Sâu răng (Dental Caries): Do nằm vị trí trong cùng, góc hẹp nên việc vệ sinh răng hàm số 7 khó thực hiện triệt để. Khi thức ăn và mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và tạo axit bào mòn men răng và ngà răng, hình thành lỗ sâu.
– Viêm tủy răng (Pulpitis): Khi sâu răng nặng không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể ăn vào tủy răng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, hoại tử tuỷ, mất răng vĩnh viễn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, sưng tấy, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi ăn đồ ăn nóng, lạnh.
– Áp xe răng (Dental Abscess): Đây là biến chứng của viêm tuỷ răng do vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tạo thành các túi mủ ở chân răng. Nguy cơ gây ra viêm xương hàm, nhiễm trùng lan rộng. Các triệu chứng thường gặp như sưng tấy, đau nhức dữ dội, sốt…
– Mòn mặt nhai (Occlusal Wear): Răng số 7 đóng vai trò chính trong quá trình ăn nhai nên theo thời gian có thể bị mòn mặt nhai gây đau nhức, ê buốt khi đánh răng hoặc ăn đồ lạnh (3).
– Răng mọc lệch (Malocclusion): Do thiếu không gian trong hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, gây khó khăn trong việc vệ sinh và có thể dẫn đến các bệnh lý khác như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
– Răng nứt vỡ (Dental Fracture): Răng số 7 bị nứt vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, thói quen ăn uống, chất lượng men răng kém. Khi răng số 7 nứt sẽ gây đau nhức khi ăn đồ cứng và giảm ngay sau khi ngừng nhai.
3. Hậu quả của mất răng số 7 hàm dưới/trên
Răng hàm số 7 cùng với răng số 6 được biết đến là răng cấm trên cung hàm vì chúng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng. Thêm vào đó, nếu răng bị mất sẽ không có cơ chế mọc lại tự nhiên giống như các răng khác. Do đó, bị mất răng số 7 dù là hàm trên hay hàm dưới nếu không có phương án phục hình ngay thì bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả dưới đây:
– Suy giảm chức năng ăn nhai: Mất răng số 7 khiến cho việc ăn uống trở nên rất khó khăn, lực nhai yếu đi làm thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều đó về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và đường ruột.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Răng số 7 mất đi sẽ để lại một khoảng trống lớn trên cung hàm, các mảng bám và cặn thức ăn rất dễ bị mắc lại. Nếu như không vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…
– Tiêu xương hàm: Cũng giống như các răng khác trên cung hàm, sau 3 tháng khi răng hàm số 7 bị mất sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm. Do không còn tác động ăn nhai nên xương hàm không còn sản sinh ra nữa và dần bị suy giảm về mật độ lẫn chất lượng.
– Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh: Răng số 7 bị mất cũng khiến các răng khác mất đi sự liên kết vững chắc và dần có xu hướng xô lệch, nghiêng về khoảng trống trên hàm. Bên cạnh đó, vi khuẩn tích tụ ở huyệt răng sẽ tấn công sang cả răng số 6 và răng số 8.
– Lão hóa sớm: Việc mất răng số 7 sẽ khiến cung hàm bị mất cân đối, hai má hóp vào, da mặt bên ngoài chảy xệ và vùng da xung quanh miệng cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn làm cho gương mặt nhìn già đi rất nhiều so với tuổi thật.
??? VIDEO Hậu quả mất răng lâu ngày – Cần biết trước khi quá muộn
4. Có nên nhổ răng số 7 không?
Có nên nhổ răng số 7 hay không còn tùy thuộc vào kết quả thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Thường chỉ nên nhổ răng số 7 khi các biện pháp điều trị bảo tồn răng không mang lại hiệu quả, việc giữ lại răng ảnh hưởng đến răng kế cận và sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, răng số 7 chỉ mọc duy nhất một lần. Vì vậy, cần hết sức cân nhắc và hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi nhổ. Đồng thời, có chế độ chăm sóc răng miệng kỹ để giữ răng luôn khỏe mạnh.
5. Khi nào nên nhổ răng số 7?
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, khi không thể tiếp tục giữ lại răng số 7, bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng nhổ răng. Các trường hợp cụ thể như sau:
– Răng sâu quá nặng, vi khuẩn phá hủy men răng và ngà răng gây ra viêm tuỷ răng và hoại tử tuỷ. Việc điều trị tủy răng không hiệu quả hoặc không thể thực hiện do các biến chứng nặng (4).
– Răng số 7 mọc ngầm, mọc lệch, gãy vỡ nặng gây ra đau nhức, sưng tấy, ảnh hưởng đến răng xung quanh, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
– Áp xe răng quá nặng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả, nhổ răng giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
– Khi mắc bệnh lý nha chu nghiêm trọng, việc nhổ răng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương lan rộng đến các răng và mô xung quanh.
Khi răng số 7 mắc bệnh lý, phương pháp điều trị bảo tồn răng số 7 sẽ được ưu tiên hơn cả. Trong trường hợp không thể giữ lại răng, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng và phục hình bằng một số giải pháp như làm cầu răng sứ, làm hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant.
5.1. Phương pháp điều trị bảo tồn răng số 7
Hai phương pháp điều trị răng số 7 trong trường hợp có thể bảo tồn răng như sau:
– Chữa tuỷ và hàn trám răng số 7: Áp dụng trong trường hợp sâu răng nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến tủy, mô răng không mất quá nhiều bác sĩ sẽ tiến hành chữa tuỷ và hàn trám bằng vật liệu composite hoặc amalgam. Phương pháp này giúp phục hồi hình dáng và chức năng của răng, ngăn ngừa sâu răng lan rộng.
– Bọc răng sứ: Áp dụng trong trường hợp răng chấn thương nặng, mất hơn 50% thân răng, hoại tử tuỷ. Bác sĩ sẽ mài nhỏ một lớp men răng sau đó chụp mão sứ lên trên. Mão sứ giúp bảo vệ răng thật, tăng độ cứng chắc và cải thiện thẩm mỹ.
5.2. Phương pháp điều trị sau khi nhổ răng số 7
Sau khi nhổ răng số 7, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn lựa chọn các phương pháp phục hình răng như làm cầu răng sứ, làm hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant.
– Cầu răng sứ: Phương pháp sử dụng 3 mão sứ, 2 mão sứ làm trụ và 1 mão sứ để thay thế cho phần thân răng đã mất. Bác sĩ sẽ mài nhỏ hai răng trụ kế cận bên cạnh răng đã mất. Sau đó, gắn cầu răng sứ lên trên hai răng trụ bằng keo nha khoa chuyên dụng.
– Hàm giả tháo lắp: Phương pháp này sử dụng bộ khung kim loại hoặc nhựa dẻo để gắn cố định các răng giả phía trên, có thể tháo lắp dễ dàng để ăn uống, vệ sinh. Hàm giả tháo lắp có chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nguy cơ tiêu xương hàm.
– Cấy ghép Implant: Phương pháp này sử dụng trụ Implant bằng titanium được cấy vào xương hàm, sau đó gắn mão sứ lên trên để thay thế cho răng đã mất. Đây là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay có độ bền lâu dài, tính thẩm mỹ cao, hạn chế tiêu xương ổ răng.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
??? VIDEO Mất răng số 7 phải làm sao?
6. Chi phí điều trị răng số 7 bao nhiêu?
Tuỳ vào từng phương pháp điều trị răng số 7 mà chi phí sẽ khác nhau. Thường các biện pháp phục hình sẽ có chi phí cao hơn các biện pháp như trám hay bọc sứ. Ngoài ra, chi phí điều trị răng số 7 còn tuỳ thuộc vào đơn vị nha khoa và tay nghề bác sĩ thực hiện. Nếu điều trị răng số 7 tại đơn vị uy tín, có danh tiếng và bác sĩ kinh nghiệm dày dặn thì chi phí sẽ cao hơn.
– Trám răng: 100.000 – 5.000.000 VNĐ/răng.
– Bọc răng sứ, cầu răng sứ: 3.000.000 – 18.000.000 VNĐ/răng.
– Hàm giả tháo lắp: 200.000 – 800.000 VNĐ/răng.
– Cấy ghép Implant: 16.000.000 – 35.000.000 VNĐ/trụ
Dưới đây là bảng giá chi tiết:
Dịch vụ trám răng | ||
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Trám tạm Eugenate | Răng | 100.000 |
Trám răng sữa | Răng | 200.000 |
Hàn răng GIC (Glass Inomer Cement) (Trám Fuji) | Răng | 250.000 |
Trám cổ răng | Răng | 300.000 |
Trám răng thẩm mỹ LASER TECH | Răng | 700.000 |
Trám Inlay – Onlay sứ | Răng | 5.000.000 |
Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi
Dịch vụ bọc sứ, cầu răng sứ | ||
DỊCH VỤ | CHI PHÍ | THỜI GIAN BẢO HÀNH |
Răng sứ Venus | 3.000.000 VNĐ/ răng | 5 năm |
Răng sứ Emax Zic | 6.000.000 VNĐ/ răng | 15 năm |
Răng sứ Cercon | 6.000.000 VNĐ/ răng | 15 năm |
Răng sứ Lava Plus | 8.000.000 VNĐ/ răng | 20 năm |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max | 7.000.000 VNĐ/ răng | 10 năm |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 3S | 10.000.000 VNĐ/ răng | 20 năm |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 4S | 12.000.000 VNĐ/ răng | 25 năm |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 5S | 15.000.000 VNĐ/ răng | 30 năm |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max Kim cương | 18.000.000 VNĐ/ răng | Trọn đời |
Veneer sứ Emax / Cercon HT | 8.000.000 VNĐ/ răng | 15 năm |
Veneer sứ P-Max 3S | 10.000.000 VNĐ/ răng | 20 năm |
Veneer Ultra Thin | 12.000.000 VNĐ/ răng | 25 năm |
Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi
Dịch vụ hàm giả tháo lắp | ||
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Răng nhựa Việt Nam | Răng | 200.000 |
Răng nhựa Mỹ | Răng | 500.000 |
Răng Composite | Răng | 600.000 |
Răng sứ ( tháo lắp ) | Răng | 800.000 |
Hàm nhựa bán phần ( 1 hàm) | Lần | 1.500.000 |
Nền hàm nhựa có lưới ( 1 hàm) | Lần | 2.500.000 |
Hàm giả tháo lắp nhựa dẻo (Chưa có răng) – Thay nền hàm (1 hàm) | Gói | 2.500.000 |
Hàm giả tháo lắp bán phần nhựa mềm Biosoft (Chưa có răng) (1 hàm) | Gói | 2.500.000 |
Hàm khung Cr – Co (1 hàm) | Gói | 3.000.000 |
Hàm khung Titan (1 hàm) | Gói | 5.000.000 |
Hàm khung liên kết Cr – Co (1 hàm) | Gói | 5.000.000 |
Hàm khung liên kết Titan mắc cài đơn (1 hàm) | Gói | 6.000.000 |
Hàm khung liên kết Titan mắc cài đôi (1 hàm) | Gói | 7.000.000 |
Hàm giả toàn hàm, hàm trên (1 hàm) | Gói | 10.000.000 |
Hàm giả toàn hàm, hàm dưới (1 hàm) | Gói | 12.000.000 |
Hàm giả tháo lắp cả trên và dưới (2 hàm) | Gói | 21.000.000 |
Sửa hàm nhựa tháo lắp (1 hàm) | Lần | 1.000.000 |
Đệm hàm | Răng | 2.000.000 |
Hàm tháo lắp sứ thế hệ mới sườn PEKKTON phủ sứ NANO có hệ thống kết nối trên implant (1 hàm) | Gói | 82.250.000 |
Hàm tháo lắp sứ thế hệ mới Ceramco có hệ thống kết nối trên implant (1 hàm) | Gói | 58.750.000 |
Hàm tháo lắp nhựa siêu nhẹ cường lực Mỹ có hệ thống kết nối trên implant (1 hàm) | Gói | 23.500.000 |
Vá hàm gãy (1 hàm) | Lần | 2.000.000 |
Nâng khớp cắn mức 1 | Gói | 20.000.000 |
Nâng khớp cắn mức 2 | Gói | 30.000.000 |
Đánh lún răng | Răng | 5.000.000 |
Máng Mango điều trị khớp thái dương hàm (2 hàm) | Lần | 10.000.000 |
Răng nhựa CADCAM | Răng | 500.000 |
Sứ Titan (12R) có hệ thống kết nối trên implant (1 hàm) | Hàm | 42.000.000 |
Sứ Titan (14R) có hệ thống kết nối trên implant (1 hàm) | Hàm | 49.000.000 |
Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi
Dịch vụ cấy ghép Implant | ||
LOẠI TRỤ IMPLANT | GIÁ DỊCH VỤ (VNĐ) | CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH |
Trụ Implant Korea chất lượng (Dio) | 16.000.000 | 7 năm |
Trụ Implant Korea tiêu chuẩn (Dentium) | 16.000.000 | 20 năm |
Trụ Implant Korea cao cấp (Dentium) | 21.500.000 | Trọn đời |
Trụ Implant Mỹ chất lượng (Dentium) | 24.000.000 | Trọn đời |
Trụ Implant Pháp chất lượng (Tekka) | 24.000.000 | Trọn đời |
Trụ Implant mini tăng cường giữ hàm giả | 10.000.000 | Trọn đời |
Trụ Implant SIC Thụy Sỹ | 30.000.000 | Trọn đời |
Trụ Implant Straumann SLA Thụy Sĩ | 30.000.000 | Trọn đời |
Trụ Implant Straumann SLA Active Thụy Sĩ | 35.000.000 | Trọn đời |
Trụ Implant Pháp (ETK Paris) | 24.000.000 | Trọn đời |
Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
3.799 lượt đăng ký7. Giải đáp thắc mắc khi khắc phục răng số 7
Xoay quanh vấn đề khắc phục răng số 7 ắt hẳn vẫn còn một số vấn đề, câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn như nhổ răng số 7 có ảnh hưởng gì không? Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không? Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?…
7.1. Nhổ răng số 7 có đau không?
Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Nhổ răng số 7 sẽ không có cảm giác đau. Bởi khi nhổ răng số 7, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc tê tại chỗ, giúp bạn không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng. Việc áp dụng máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến cũng giúp đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn, không gây nguy hiểm.”
??? VIDEO Nhổ răng sâu số 7 hàm trên không đau
7.2. Nhổ răng số 7 bao lâu thì lành?
Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, sau khi nhổ răng số 7, thời gian trung bình để vết thương lành hoàn toàn sẽ mất từ 1 – 2 tuần.
Việc phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng của chính bạn.
7.3. Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, nhổ răng số 7 cần phải trồng lại là rất quan trọng để khôi phục chức năng ăn nhai, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Khi mất răng số 7, chức năng ăn uống có thể bị suy giảm nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến các răng khác, cũng như gây tiêu xương hàm. Việc trồng lại răng số 7 giúp duy trì sự cân bằng và hỗ trợ cho các răng khác trong hàm.
Hiện tại có 3 phương pháp trồng răng số 7 được nhiều người đề cập đến là răng giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong đó, cấy ghép Implant vẫn là phương án tối ưu nhất với vô số ưu điểm vượt trội. Hơn thế, đây cũng là phương pháp duy nhất giúp ngăn chặn tình trạng xương hàm bị tiêu biến.
7.4. Tại sao răng số 7 lại dễ bị sâu răng hơn các răng khác?
Răng số 7 nằm ở góc hàm, vị trí khuất khó nhìn, khó vệ sinh, thức ăn thường xuyên bám đọng ở khu vực này. Chính đặc điểm này khiến việc sử dụng bàn chải và chỉ nha khoa làm sạch cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Khi mảng bám không được làm sạch hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh ra axit phá hủy men răng và ngà răng tạo thành lỗ sâu.
7.5. Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?
Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cũng cho biết: “Nên nhổ răng số 7 bị sâu trong trường hợp bị sâu quá nặng, không thể điều trị, thân răng mủn dần, tạo thành lỗ hổng lớn, chỉ còn lại chân răng sát nướu. Việc nhổ răng số 7 cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa sau khi thăm khám và đưa ra đánh giá rõ ràng về tình trạng răng của bạn.”
7.6. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 7
Trong quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng số 7, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
– Trong 24 giờ đầu không được đánh răng, súc miệng, khạc nhổ mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu ở vết thương.
– Sau 24 giờ, thực hiện súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng đảm bảo thức ăn không vướng trong huyệt răng.
– Ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp không ảnh hưởng vết thương. Bổ sung nhiều các thực phẩm chứa vitamin tăng sức đề kháng, tái tạo vết thương hở nhanh chóng. Tuyệt đối không ăn các món quá cứng, quá dai, cay, chua, nóng trong 1 – 2 tuần đầu tiên.
– Chú ý thao tác đánh răng nhẹ nhàng, tránh chải trực tiếp vào vị trí đã mất răng.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài, chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ răng hàm số 7 là răng nào. Có thể thấy, đây là một chiếc răng có vai trò rất quan trọng nên việc chăm sóc hàng ngày cần được chú trọng. Nếu như có dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa để kịp thời xử lý cũng như ngăn chặn phát triển thành các biến chứng nặng.
Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Số 7 Bị Sâu
-
Bị Sâu Răng Số 7 Có Nên Nhổ Bỏ Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Nhổ Răng Số 7 Nên Hay Không
-
Nhổ Răng Số 7 Có Nguy Hiểm Không? – Giải đáp Của Chuyên Gia
-
Nhổ Răng Số 7 Có Cần Trồng Lại Không? | Vinmec
-
Răng Hàm Số 7 Là Răng Nào Và Cách Xử Lý Khi Bị Sâu?
-
Nhổ Và Trồng Răng Số 7 Có Thực Sự Cần Thiết?
-
Nhổ Răng Số 7 Bao Nhiêu Tiền? Và Những điều Cần Biết
-
Răng Số 7 Lung Lay, Sâu Vỡ, Hỏng Có Nên Nhổ Không Thái Nguyên?
-
Nhổ Răng Số 7 Có Nguy Hiểm Không? - Nha Khoa KaiYen
-
Sâu Răng Số 7 ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Sức Khỏe Răng Miệng?
-
[TƯ VẤN] Răng Số 7 Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? Nhổ Răng Sâu Số 7 ...
-
Sâu Răng Số 7 Có Nên Nhổ Không? Những Lưu Ý Cần Biết
-
Nhổ Răng Số 8 Có Nguy Hiểm Không? Nhổ Xong Cần Lưu ý Những Gì?