Răng Hở Kẽ: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Răng hở kẽ là một khiếm khuyết của hàm răng khá phổ biến và thường xảy ra ở vị trí răng cửa. Răng bị hở kẽ rất dễ nhận biết và quan sát bởi chúng gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt. Nhiều người cũng vì vấn đề này mà cảm thấy ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp với mọi người làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị hở kẽ? Cách điều trị hiệu quả như thế nào? Tìm hiểu ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp chi tiết.

Nội dung bài viết

  • 1. Răng hở kẽ là gì?
  • 2. Nguyên nhân khiến răng bị hở kẽ
    • 2.1 Do mọc thiếu răng
    • 2.2 Răng mọc ngầm, mọc ngược khiến hàm răng hở kẽ
    • 2.3 Do chênh lệch kích thước răng và xương hàm
    • 2.4 Do thói quen xấu
    • 2.5 Do các bệnh lý răng miệng
  • 3. Răng bị hở kẽ gây ra những ảnh hưởng gì?
  • 4. Các giải pháp điều trị răng hở kẽ hiệu quả tại nha khoa
    • 4.1 Trám răng hở kẽ
    • 4.2 Bọc răng sứ cho răng thưa
    • 4.3 Niềng răng thưa, hở kẽ

1. Răng hở kẽ là gì?

Răng hở kẽ chính là tên gọi khác của tình trạng răng thưa, các răng mọc cách xa nhau trên cung hàm, không mọc sát khít nhau. Ở một số người, khe hở giữa các răng quá nhỏ nên không đáng chú ý, nhưng nếu răng thưa hở kẽ lớn thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng chứ không chỉ gây mất thẩm mỹ.

Răng hở kẽ thường xuất hiện ở vị trí răng cửa

Răng hở kẽ thường xuất hiện ở vị trí răng cửa

2. Nguyên nhân khiến răng bị hở kẽ

2.1 Do mọc thiếu răng

Không phải ai cũng mọc đủ số lượng răng trên cung hàm, một số trường hợp bị thiếu răng bẩm sinh sẽ tạo thành khoảng trống. Các răng khác cũng sẽ bị xô lệch và gây ra tình trạng răng thưa ở nhiều răng chứ không chỉ ở 1 vị trí.

2.2 Răng mọc ngầm, mọc ngược khiến hàm răng hở kẽ

Các răng mọc ngầm, mọc ngược sẽ không thể mọc lên bình thường như các răng vĩnh viễn khác, khi đó sẽ vô tình tạo thành khoảng chống do thiếu răng.

2.3 Do chênh lệch kích thước răng và xương hàm

Khi xương hàm quá lớn nhưng răng lại có kích thước nhỏ thì sẽ không thể lấp đầy được toàn bộ cung hàm mà tạo thành nhiều khe hở giữa các răng. Tình trạng này sẽ khiến răng hở kẽ ở hầu hết các vị trí trên cung hàm là cả răng cửa và răng hàm.

2.4 Do thói quen xấu

Nếu bạn có thói quen dùng tăm tre xỉa răng, đánh răng quá mạnh sẽ dần làm mòn kẽ răng và tổn thương nướu lợi nâng đỡ răng. Lâu dài sẽ răng hở kẽ ở vị trí chân răng, mô nướu bị tụt xuống và làm chân răng lộ ra ngày càng nhiều.

Hở kẽ chân răng do thói quen xấu hàng ngày

Hở kẽ chân răng do thói quen xấu hàng ngày

2.5 Do các bệnh lý răng miệng

Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng thưa, hở kẽ. Cụ thể là bệnh sâu răng, viêm nướu, tụt lợi,… do việc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách.

3. Răng bị hở kẽ gây ra những ảnh hưởng gì?

Răng hở kẽ tưởng chừng như chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng nhưng thực chất lại gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại.

  • Làm mất đi sự hài hòa của tổng thể khuôn mặt, tác động đến tâm lý của “khổ chủ” khiến họ không được tự tin để thoải mái giao tiếp với mọi người.
  • Răng hở kẽ gây trở ngại lớn cho việc phát âm, đặc biệt khi học các môn ngoại ngữ. Khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập, khả năng giao tiếp và sự thành công trong công việc.
  • Răng thưa, hở kẽ có thể nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng sai khớp cắn do các răng có xu hướng di chuyển lệch lạc. Hậu quả lúc này là biến chứng lệch hàm, biến dạng khung xương hàm rất nguy hiểm.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng bởi răng hở kẽ là vị trí thuận lợi gây nhồi nhét mảnh vụn thức ăn, nếu không được làm sạch kỹ lưỡng thì sẽ là cơ hội để vi khuẩn lâu lan gây bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Nếu răng thưa toàn hàm thì sẽ mất đi sự liên kết giữa các răng, khi đó các răng có khả năng chịu lực kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài khiến răng yếu đi và có nguy cơ gãy rụng.

Xem thêm: Miệng móm cười sao cho đẹp?

Răng thưa khiến liên kết giữa các răng yếu

Răng thưa khiến liên kết giữa các răng yếu

4. Các giải pháp điều trị răng hở kẽ hiệu quả tại nha khoa

Như vậy, răng hở kẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Tốt nhất là bạn nên thăm khám nha sĩ để được kiểm tra và điều trị răng thưa với phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay có 3 phương pháp nha khoa được ứng dụng để điều trị răng hở kẽ, tùy vào tỷ lệ thưa giữa các răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp đó.

4.1 Trám răng hở kẽ

Đây là giải pháp khắc phục răng hở kẽ với chi phí thấp và được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những trường hợp răng thưa nhỏ dưới 2mm, nếu cố trám răng thưa lớn thì miếng trám cũng không bền, dễ bị bong tróc khi ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày.

Để trám răng thưa thì bác sĩ thường sử dụng vật liệu Composite để trám những vị trí răng hở kẽ giúp răng sát khít lại với nhau. Composite có màu sắc tương tự răng thật nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, độ bền cũng tương đối cao so với các vật liệu trám khác.

4.2 Bọc răng sứ cho răng thưa

Các trường hợp răng hở kẽ quá to, việc trám răng không hiệu quả thì buộc phải bọc răng sứ để khắc phục tối ưu. Bác sĩ sẽ tiến hành mài mỏng lớp men răng bên ngoài răng cần phục hình, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên. Răng sứ có hình dáng hài hòa, vừa vặn với răng thật và màu sắc cũng trắng sáng tự nhiên.

Sử dụng răng sứ thay thế răng bị thưa sẽ giúp các sắp xếp các răng sát khít và thẳng hàng với nhau, nhưng điều kiện tiên quyết là răng không bị sai khớp cắn quá nhiều. Trung bình tuổi thọ của răng sứ sẽ dao động trong khoảng 10 – 20 năm, tùy thuộc loại răng sứ mà bạn lựa chọn.

Bọc răng sứ cho răng thưa đều đẹp, sát khít

Bọc răng sứ cho răng thưa đều đẹp, sát khít

4.3 Niềng răng thưa, hở kẽ

Đây là phương pháp ít xâm lấn nhất và hiệu quả có thể duy trì vĩnh viễn sau điều trị, chính vì vậy bác sĩ thường khuyến khích thực hiện niềng răng thưa thay vì phương pháp khác.

Niềng răng thưa là quá trình sử dụng tác động lực trên răng thông qua các khí cụ chuyên dụng, dần dịch chuyển các răng và điều chỉnh khớp cắn trở nên cân đối, hài hòa. Đối với các trường hợp răng hở kẽ và bị sai khớp cắn thì đây là giải pháp tối ưu để giúp khớp cắn đạt tỷ lệ lý tưởng.

Thời gian niềng răng tương đối dài, thường cần khoảng 18 – 24 tháng để điều trị răng thưa, hở kẽ. Chính vì vậy đòi hỏi bạn phải thật sự kiên trì và dành nhiều thời gian để tái khám định kỳ, đồng thời việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng hơn.

Xem thêm: 

Hàm móm có niềng răng được không?

Cách hết móm tại nhà

Niềng răng để dịch chuyển, sắp xếp các răng thẳng hàng, không còn kẽ hở

Niềng răng để dịch chuyển, sắp xếp các răng thẳng hàng, không còn kẽ hở

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết các thông tin về tình trạng răng hở kẽ, nếu bạn muốn thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline: 0901.334.334
  • Fanpage: nhakhoatrehanoi
  • Website: https://nhakhoatre.com/

Từ khóa » Khe Răng Bị Hở