Răng Nanh Là Gì? Người Có Răng Nanh Nhọn Thì Sao?Cách Làm Răng ...

Răng nanh là gì và có cấu tạo ra sao? Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho nụ cười của mình, có thể làm răng nanh đẹp tự nhiên ngay tại nhà hoặc tới nha khoa để trám răng, bọc sứ thẩm mỹ. Trong trường hợp răng nanh vĩnh viễn bị mất, bạn có thể áp dụng kỹ thuật trồng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha khoa Paris.

  • 1. Tìm hiểu về răng nanh
    • 1.1. Răng nanh là gì?
    • 1.2. Răng nanh có đẹp không?
    • 1.3. Cấu tạo răng nanh
    • 1.4. Chức năng của răng nanh
    • 1.5. Răng nanh có thay không?
    • 1.6. Hình ảnh răng nanh tự nhiên
    • 1.7. Có nên nhổ răng nanh không?
    • 1.8. Sốt mọc răng nanh kéo dài bao lâu?
    • 1.9. Răng nanh hàm trên
    • 1.10. Răng nanh hàm dưới
  • 2. Các phương pháp làm đẹp răng nanh phổ biến
    • 2.1. Dán sứ răng nanh
    • 2.2. Bọc răng sứ
    • 2.3. Mài răng nanh
    • 2.4. Niềng răng
  • 3. Những lợi ích khi làm đẹp cho răng nanh
  • 4. Nên chỉnh sửa răng nanh trong trường hợp nào?
  • 5. Cách chăm sóc sau khi làm răng nanh
  • 6. Răng nanh có nhổ được không?
  • 7. Người có răng nanh nhọn tướng số như thế nào?

1. Tìm hiểu về răng nanh

Răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm và thường sắc, nhọn hơn so với những răng còn lại. Đây là chiếc răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Bên cạnh đó, răng nằm ở 4 góc quan trọng ở cung hàm, có chức năng tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.

1.1. Răng nanh là gì?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris) cho biết: “Răng nanh là những chiếc răng nằm ở vị trí số 3 trên cung hàm, được tính từ răng cửa hướng vào phía trong. Thường thì một người trưởng thành sẽ có tổng cộng bốn chiếc răng nanh, gồm hai chiếc ở hàm dưới và hai chiếc ở hàm trên.”

Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Chúng nằm ở bốn góc của vùng răng và được coi là nền tảng cốt lõi của cung răng. Răng nanh có hình dạng sắc nhọn và thường có nhiều mô liên quan đến chức năng cắn, cắt và xé thức ăn (1).

Phần thân của răng nanh có độ dày lớn hơn so với răng cửa, nhưng lại mỏng hơn so với răng hàm. Mặt nhai của răng nanh không bằng phẳng như răng cửa và không có các rãnh như răng cối.

Răng nanh là gì?

Răng nanh là gì?

1.2. Răng nanh có đẹp không?

Răng nanh khi mọc đúng vị trí, cân đối với các răng khác sẽ tạo nên một hàm răng đẹp và nụ cười thu hút. Thậm chí, nếu răng nanh mọc dài, mọc chếch ra ngoài hoặc vào trong sẽ tạo thành răng khểnh, đem đến nét đẹp cá tính, duyên dáng cho khuôn mặt. 

Tuy nhiên, nếu răng nanh mọc lệch lạc, quá dài hoặc có hình dáng bất thường có thể gây mất thẩm mỹ. Lúc này, bạn cần cân nhắc biện pháp thay đổi để phù hợp với khuôn mặt và đạt thẩm mỹ.

1.3. Cấu tạo răng nanh

Cấu trúc của răng nanh cũng tương tự như những chiếc răng khác trên cung hàm, gồm có các bộ phận như sau:

  • Men răng

Đây là lớp bao phủ bên ngoài thân răng, được tạo thành từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Men răng là một trong những bộ phận cứng nhất của cơ thể và không bị chi phối bởi dây thần kinh. Ngoài ra, trong trường hợp men răng bị tổn thương thì sẽ không có khả năng tự phục hồi lại như lúc ban đầu.

  • Ngà răng

Ngà răng là lớp nằm bên dưới men răng, màu vàng nhạt, gồm có 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và nước. Đây là bộ phận chiếm phần lớn khối lượng của răng số 3. 

  • Tủy răng

Tủy răng là các dây thần kinh và mạch máu ở trong lòng của răng, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Phần tủy nằm ở thân răng được gọi là buồng tủy, dưới chân răng là ống tủy. Hầu hết răng nanh đều chỉ có 1 chân và 1 ống tủy.

Cấu tạo răng nanh bao gồm 3 phần chính

Cấu tạo răng nanh bao gồm 3 phần chính

1.4. Chức năng của răng nanh

Răng nanh có chức năng quan trọng trong hệ thống răng của chúng ta. Chúng nằm ở bốn góc của cung hàm và được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Răng nanh cũng có khả năng chịu lực nhai mạnh, đồng thời giúp giảm thiểu các nguy hại tới hàm răng.

  • Cắn xé thức ăn: Nhờ hình dạng nhọn và mặt cắt sắc bén, răng nanh có khả năng cắt qua các mảnh thức ăn cứng và xé nhỏ chúng thành mẩu nhỏ hơn, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ trong việc nhai thức ăn: Răng nanh không chỉ giúp cắt và xé thức ăn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Chúng giúp nghiền nhuyễn thức ăn thành các mẩu nhỏ hơn trước khi được nuốt xuống dạ dày.
  • Mang đến nét duyên ngầm, nụ cười thu hút: Nếu răng dài nhọn, nổi bật hơn so với răng khác sẽ tạo điểm nhấn cho khuôn mặt, làm tăng sự thu hút và nụ cười tươi tắn. Nếu quý vị thấy răng nanh chưa đẹp thì có thể cân nhắc các phương pháp thẩm mỹ như bọc sứ, dán sứ hoặc mài răng để răng nanh đều đẹp hơn.

1.5. Răng nanh có thay không?

Theo chia sẻ của bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, răng nanh sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thông thường, quá trình thay răng nanh diễn ra trong giai đoạn từ 10 – 12 tuổi.

Khi đến tuổi thay răng, răng nanh sữa bắt đầu lung lay và rụng. Sau một khoảng thời gian, răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế chúng. Nếu răng vĩnh viễn bị rụng mất do tai nạn, sâu răng hay bất kỳ nguyên nhân nào khác thì chúng cũng không thể tự mọc lại như lúc ban đầu.

1.6. Hình ảnh răng nanh tự nhiên

Dưới đây là một vài hình ảnh răng nanh tự nhiên:

Hình ảnh răng nanh nhọn, dài

Hình ảnh răng nanh nhọn, dài

Hình ảnh răng nanh mọc lệch, nhô ra khỏi hàm răng

Hình ảnh răng nanh mọc lệch, nhô ra khỏi hàm răng

Răng nanh hơi nhọn nhưng tổng thể khá hài hoà

Răng nanh hơi nhọn nhưng tổng thể khá hài hoà

1.7. Có nên nhổ răng nanh không?

Bạn không nên nhổ răng nanh bởi đây là nhóm răng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trên cung hàm. Tuy nhiên, các bác sĩ răng hàm mặt vẫn chỉ định nhổ bỏ răng nanh trong những trường hợp sau để tránh làm tổn hại tới sức khỏe răng miệng:

  • Răng nanh mọc ngầm và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: đau nhức dai dẳng, giảm thể tích xương hàm, ảnh hưởng xấu tới răng ở vị trí liền kề…
  • Răng nanh gặp phải bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hay viêm tủy răng ở mức độ nghiêm trọng và không thể điều trị triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông thường.
  • Răng bị gãy, vỡ nặng, chỉ còn lại rất ít thân răng và không thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám hay bọc răng sứ thẩm mỹ.

Để biết chính xác có nên tiến hành nhổ bỏ răng nanh hay không, bạn hãy tới trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn cho bạn phương án xử lý tối ưu.

1.8. Sốt mọc răng nanh kéo dài bao lâu?

Thông thường, trẻ em bị sốt trong khoảng 1 – 2 ngày khi mọc răng nanh. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi trẻ, thời gian sốt sẽ có sự chênh lệch. Nếu trẻ có sức đề kháng kém thì thường bị sốt lâu hơn.

Sốt là hiện tượng mà đa số các bé đều gặp phải trong quá trình mọc răng nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt an toàn cho bé như chườm ấm, bổ sung vitamin C, uống thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc mặc quần áo thoáng mát. Nếu như cha mẹ chăm sóc đúng cách, cơn sốt mọc răng nanh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

1.9. Răng nanh hàm trên

Răng nanh vĩnh viễn ở hàm trên thường mọc từ 10 – 11 tuổi. Thông thường, kích thước của răng số 3 ở hàm trên sẽ lớn hơn so với răng nanh hàm dưới. Chân răng có hình côn và thuôn dần về phía chóp.

Đường viền cổ răng nanh thường cong về phía chân răng. Mặt ngoài của răng khá nhẵn, có hai rãnh lõm là dấu ấn của 3 thùy. Trong đó, thùy giữa rộng nhất chạy tiếp xuống rìa cắn.

Răng nanh vĩnh viễn thường mọc khi đạt 10 - 11 tuổi

Răng nanh vĩnh viễn thường mọc khi đạt 10 – 11 tuổi

1.10. Răng nanh hàm dưới

Răng nanh vĩnh viễn ở hàm dưới mọc trong giai đoạn từ 11 – 12 tuổi. Răng nanh hàm dưới có hình dáng khá tương đồng với răng hàm trên nhưng kích thước bé hơn. Ngoài ra, so với răng số 3 ở hàm trên, chân răng nanh hàm dưới khá ngắn. Bờ cắn chỉ chiếm một phần tư chiều cao chân răng, khiến cho răng trở nên khá dài và hẹp.

2. Các phương pháp làm đẹp răng nanh phổ biến

Khi nhận thấy răng nanh không đẹp, là nguyên nhân gây hô móm và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, quý vị nên cân nhắc một số phương pháp làm đẹp dưới đây:

2.1. Dán sứ răng nanh

Bác sĩ sẽ mài một lớp men răng mỏng ở bề mặt răng nanh, sau đó dán một lớp sứ mỏng lên trên. Lớp sứ này có màu sắc và hình dáng gần giống với răng thật, giúp tăng độ thẩm mỹ.

Ưu điểm:

  • Giúp cải thiện màu sắc, hình dáng và độ bóng của răng nanh.
  • Ít xâm lấn, chỉ cần mài một lớp men răng mỏng nên ít gây tổn thương.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 45 – 60 phút là hoàn thành.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.
  • Khó khăn khi sửa chữa, nếu miếng sứ bị vỡ, bắt buộc phải làm lại.
  • Chỉ áp dụng trong trường hợp răng nanh lệch nhẹ, khớp cắn tốt, răng không bị sứt mẻ, không mắc các bệnh lý (2).
  • Yêu cầu bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao.
Phương pháp dán sứ răng nanh

Phương pháp dán sứ răng nanh

2.2. Bọc răng sứ

Bác sĩ sẽ mài đi một phần lớn răng nanh và chụp lên một mão răng sứ có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật. Việc bọc răng sứ cho răng nanh thường được thực hiện trong các trường hợp như răng nanh bị sứt mẻ, đổi màu hoặc mọc lệch.

Ưu điểm:

  • Răng sứ có độ bền và lực nhai tương đương với răng thật.
  • Cải thiện tốt màu sắc và hình dáng của răng, che lấp các khuyết điểm.
  • Bảo vệ răng gốc trước những tác động bên ngoài.
  • Độ bền cao lên tới 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
  • Răng sứ toàn sứ không gây kích ứng, duy trì vẻ đẹp dài lâu.

Nhược điểm:

  • Cần mài đi một phần răng thật.
  • Chi phí cao
  • Có thể gây ê buốt ban đầu

2.3. Mài răng nanh

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ một phần men răng bên ngoài, giúp răng nanh trở nên đều đẹp và hài hòa hơn với khuôn mặt.

Ưu điểm:

  • Quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng
  • Chi phí thấp hơn so với những phương pháp khác.

Nhược điểm

  • Răng nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng bởi đồ ăn nóng lạnh (3).

2.4. Niềng răng

Sử dụng khí cụ nha khoa để điều chỉnh vị trí của răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm.

Ưu điểm:

  • Giải quyết triệt để vấn đề về răng khểnh, duy trì kết quả lâu dài
  • Cải thiện tổng thể hàm răng

Nhược điểm:

  • Thời gian điều trị dài, có thể kéo dài từ 1 – 3 năm.
  • Gây khó khăn trong việc ăn nhai, khó vệ sinh trong thời gian đầu.
Phương pháp niềng răng nanh

Phương pháp niềng răng nanh

3. Những lợi ích khi làm đẹp cho răng nanh

Việc làm đẹp răng nanh không chỉ đơn thuần là để có một nụ cười tỏa sáng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe răng miệng và sự tự tin của bạn.

  • Làm răng nanh đều đẹp giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp, kiến tạo nên khuôn mặt có điểm nhấn và thu hút.
  • Giảm áp lực lên các răng khác, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.
  • Ngăn ngừa tình trạng sai khớp cắn, mài mòn men răng và tăng cường tuổi thọ của răng.

4. Nên chỉnh sửa răng nanh trong trường hợp nào?

Theo các nha sĩ, việc chỉnh sửa răng nanh thích hợp trong các trường hợp như;

  • Răng nanh mọc lệch, dị dạng hoặc dài quá mức gây cản trở ăn nhai, khó khăn khi vệ sinh và có nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng cao.
  • Răng nanh bị sứt mẻ, nứt vỡ.
  • Răng nanh quá nhỏ hoặc quá lớn
  • Răng nanh bị sâu, viêm nha chu.

5. Cách chăm sóc sau khi làm răng nanh

Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi chỉnh sửa răng nanh là rất quan trọng để đảm bảo kết quả điều trị bền vững và duy trì vẻ đẹp nụ cười. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo:

  • Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng ít nhất 1 – 2 lần/ngày.
  • Tránh thực phẩm, đồ uống có màu như trà, cà phê, nước ép hoa quả sậm màu để tránh làm ố vàng răng (4).
  • Tránh các thức ăn quá cứng, dai, dính có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của răng.
  • Tránh thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu, dùng răng cắn xé vật cứng… để nâng cao tuổi thọ của răng sứ.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp răng chắc khoẻ hơn.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và đánh giá tình trạng răng miệng.
Cần chú ý chăm sóc sau khi làm răng nanh để duy trì kết quả thẩm mỹ dài lâu

Cần chú ý chăm sóc sau khi làm răng nanh để duy trì kết quả thẩm mỹ dài lâu

6. Răng nanh có nhổ được không?

Răng nanh không nên nhổ bỏ vì vai trò đối với hàm là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nanh:

  • Răng nanh bị sâu nặng, viêm tủy: Việc nhổ bỏ là cần thiết để tránh lây lan sang các răng khác.
  • Răng nanh mọc lệch, gây ảnh hưởng đến răng khác: Răng nanh mọc lệch nếu không xử lý sớm có thể gây ra các vấn đề như cản trở phát triển của các răng khác, gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng, ảnh hưởng đến khớp cắn.
  • Răng nanh bị chấn thương nặng: Nếu răng nanh bị vỡ, gãy và không thể phục hồi thì cần nhổ bỏ.
  • Răng nanh thừa: Trong một số trường hợp hiếm gặp, khách hàng có thể mọc thêm răng nanh, gây ra tình trạng răng chen chúc kém thẩm mỹ.

7. Người có răng nanh nhọn tướng số như thế nào?

Trong nhân tướng học, răng nanh nhọn có thể phản ánh nhiều điều về tính cách cũng như số mệnh của con người. Người sở hữu dáng răng trên thường khá thông minh, hoạt bát và thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh. Nếu như miệng đẹp, sắc môi tươi tắn, răng nanh trắng, sáng thì chắc chắn sẽ đạt được thành công ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt là những người theo đuổi con đường nghệ thuật, điện ảnh.

Tuy nhiên, nếu người có 4 răng nanh nhọn thì thường có vận mệnh không tốt. Họ rất nóng tính, hay khiêu khích và cà khịa người khác vô cớ. Chính vì vậy, người sở hữu 4 chiếc răng nanh nhọn thường bị thị phi và vướng phải những điều không hay.

Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn và hay bị người khác ganh ghét, đố kị. Đối với công việc, họ thường bị cấp trên và đồng nghiệp chèn ép nên khó đạt được thành công như mong muốn. Chuyện tình duyên của họ cũng khá lận đận, phải trải qua rất nhiều lần tan hợp thì mới có thể tìm được người thực sự phù hợp.

Sau đây là một vài đặc điểm nổi bật của người đàn ông và phụ nữ có răng nanh nhọn:

  • Đàn ông

Sôi nổi và hoạt bát chính là tính cách của những chàng trai sở hữu răng nanh nhọn. Họ luôn có nhiều năng lượng để khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Họ không ngừng sáng tạo và có tính cách của người lãnh đạo.

Nhờ sự thông minh vốn có nên con đường sự nghiệp của những người đàn ông răng nhọn cũng rất thuận lợi. Vì vậy, họ luôn được nhiều người yêu mến, đặc biệt là những người khác giới.

  • Phụ nữ

Những cô nàng sở hữu răng nanh nhọn thường có tính cách sôi nổi, mạnh mẽ, cá tính và dám nghĩ dám làm. Vậy nên, sự thành công của họ không chỉ dừng lại ở công danh sự nghiệp mà còn cả tình duyên.

Phụ nữ có răng nanh nhọn thường là người tháo vát, chu toàn từ việc gia đình tới việc xã hội. Bên cạnh đó, răng nanh giúp nụ cười của họ thêm phần duyên dáng nên dễ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh.

Phụ nữ có răng nanh thường có tính cách sôi nổi, hoạt bát

Phụ nữ có răng nanh thường có tính cách sôi nổi, hoạt bát

Sự nghiệp phụ nữ răng nanh nhọn rộng mở và thường xuyên được nhiều người giúp đỡ. Không chỉ vậy, họ còn là những người rất đảm đang và tháo vát. Họ luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt mọi công việc được giao nhưng cũng chú trọng đến việc chăm lo cho tổ ấm của bản thân. Nhờ vậy, cuộc sống hôn nhân luôn hạnh phúc và yên ấm.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đều đã hiểu rõ hơn về răng nanh là gì. Nhìn chung, đây là chiếc răng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tính thẩm mỹ và quá trình ăn nhai hàng ngày. Vì vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để răng luôn chắc khỏe.

Từ khóa » Câu đố Con Gì Hàm Răng Nhọn Hoắt