Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Điều Trị Ra Sao? Có Tẩy Trắng được Không?
Có thể bạn quan tâm
Về bản chất, fluor là hoạt chất tốt cho men răng. Tuy nhiên, nếu răng nhiễm Fluor do cơ thể dư thừa Fluor sẽ hình thành những đốm, mảng màu trắng đục trên bề mặt men răng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ cũng như chức năng của răng.
Răng nhiễm fluor gây ra các mảng trắng đục, khiến răng không trắng đều, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của hàm răng. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị nhiễm fluor? Làm sao phòng tránh và khắc phục tình trạng này hiệu quả? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
- 1. Răng nhiễm fluor là gì
- 2. Nguyên nhân gây ra răng nhiễm fluor
- 3. Tác động của răng nhiễm fluor
- 4. Cách phòng tránh răng nhiễm fluor
- 4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- 4.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học
- 4.3. Kiểm tra nồng độ Fluor trong nước uống, nước sinh hoạt
- 5. Phương pháp điều trị răng nhiễm fluor
- 6. Chăm sóc răng sau điều trị răng nhiễm fluor
- 7. Câu hỏi thường gặp về răng nhiễm fluor
- 7.1. Răng nhiễm fluor có nguy hiểm không?
- 7.2. Răng nhiễm fluor có thể điều trị được không?
1. Răng nhiễm fluor là gì
Răng nhiễm fluor là tình trạng lượng fluor dư thừa trong cơ thể, ảnh hưởng tới quá trình hình thành men răng. Thân răng thường có màu trắng đục với nhiều đốm màu trên bề mặt. Màu của răng cũng không có sự đồng đều, chỗ sáng chỗ tối. Mức độ nặng, mảng màu sẽ ăn sâu vào trong ngà răng (1).
Theo chia sẻ của bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, răng bị nhiễm Fluor dễ xảy ra ở giai đoạn phát triển răng nướu, tức là trẻ có nguy cơ răng bị nhiễm Fluor cao hơn người lớn. Tuy nhiên, tình trạng trên thường chỉ được phát hiện ra khi trẻ lớn lên và các răng trên cung hàm đã mọc hoàn thiện.
2. Nguyên nhân gây ra răng nhiễm fluor
Răng bị nhiễm màu fluor do các nguyên nhân như: nguồn nước có hàm lượng fluor cao, dùng kem đánh răng chứa fluor, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và dùng thuốc có fluor (2).
– Nước uống có hàm lượng fluor cao: nước uống có hàm lượng fluor cao là nguyên nhân chính làm răng bị nhiễm fluor. Fluor là loại khoáng chất tự nhiên có trong nước, đất và đá. Một số khu vực có hàm lượng fluor cao trong nguồn nước hoặc có bổ sung fluor vào nước, cơ thể không thể loại bỏ hết và dư lượng sẽ tích tụ trong răng và xương
– Sử dụng kem đánh răng có nhiều fluor: sử dụng kem đánh răng có fluor quá nhiều và không phù hợp với đối tượng sử dụng có thể gây tình trạng nhiễm Fluor
– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng Fluor cao như tôm, cua, nho khô, khoai tây và đồ uống như trà đen, nước soda,… sẽ làm tăng nồng độ Fluor trong men răng và gây tình trạng nhiễm Fluor
– Dùng thuốc có fluor: một số loại thuốc có fluor nếu sử dụng không kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa fluor, khiến răng bị ảnh hưởng và nhiễm màu
3. Tác động của răng nhiễm fluor
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, răng bị nhiễm màu fluor sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng và cả sức khỏe răng miệng tổng thể:
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: răng bị nhiễm Fluor sẽ có các đốm trắng đục vàng, không đều màu trên răng. Điều này gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, làm cho nhiều người cảm thấy tự ti trong giao tiếp
– Nguy cơ sâu răng: răng bị nhiễm Fluor thường có lớp men răng rất yếu do cấu trúc men răng đã bị phá vỡ. Vi khuẩn dễ tấn công gây ra sâu răng, thậm chí là mất răng nếu không điều trị kịp thời
– Dễ nhạy cảm, ê buốt: khi răng bị nhiễm fluor, cấu trúc răng dễ bị tổn thương, răng trở nên nhạy cảm và dễ ê buốt hơn
4. Cách phòng tránh răng nhiễm fluor
Để tránh tình trạng răng bị nhiễm Fluor, khách hàng nên lưu ý một số điều như sau: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và kiểm tra nồng độ Fluor trong nước uống, nước sinh hoạt (3).
4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nên chải răng 2 – 3 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có Fluor. Mỗi lần chải răng chỉ sử dụng lượng kem vừa đủ. Thời gian chải răng lý tưởng là 2 phút, không nên chải răng quá lâu để tránh tình trạng Fluor ngấm nhiều vào răng.
Sau khi chải răng cần súc miệng cẩn thận lại bằng nước sạch để loại bỏ toàn bộ lượng kem đánh răng có trong khoang miệng.
Ngoài ra, khi lựa chọn kem đánh răng, cần chú ý đến hàm lượng Fluor ở trong răng. Nồng độ Fluor trong kem đánh răng được bác sĩ khuyến cáo như sau:
– Trẻ dưới 3 tuổi: không dùng kem đánh răng có Fluor
– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: kem đánh răng có nồng độ Fluor là 200 – 500ppm
– Trẻ từ 6 – 11 tuổi: kem đánh răng có nồng độ Fluor là 1000 ppm
– Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: kem đánh răng có nồng độ Fluor là 1000 – 1500 ppm
4.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng thành phần dinh dưỡng trong cơ thể như sau:
– Hạn chế sử dụng thường xuyên những thực phẩm có chứa nhiều Fluor như trà xanh, cua, cá biển, ốc hay tôm,…
– Tránh dùng thực phẩm có phẩm màu, gas hoặc có cồn
– Bổ sung thực phẩm có lợi cho men răng và nướu như trái cây, sữa chua và các thực phẩm giàu dinh dưỡng
4.3. Kiểm tra nồng độ Fluor trong nước uống, nước sinh hoạt
Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ fluor trong nước uống và nước sinh hoạt của gia đình bằng những thiết bị chuyên dụng. Hàm lượng fluor trong nước tiêu chuẩn là 0,7 – 1 mg/l. Nếu nước có lượng Fluor vượt quá ngưỡng trên, khách hàng nên sử dụng các phương pháp xử lý nước như thẩm thấu ngược, chưng cất hoặc sử dụng máy lọc nước để tránh làm tổn hại tới men răng và sức khỏe.
5. Phương pháp điều trị răng nhiễm fluor
Tình trạng răng bị nhiễm Fluor có thể điều trị bằng các biện pháp như: tẩy trắng răng bị nhiễm Fluor, bọc răng sứ thẩm mỹ và làm mặt dán sứ Veneer (4).
– Tẩy trắng răng:
Tẩy trắng răng được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp răng bị nhiễm Fluor nhẹ. Sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ bôi thuốc tẩy trắng lên bề mặt răng. Sau đó chiếu tia laser lên răng để kích hoạt phân tử trong thuốc tẩy trắng hoạt động và phá vỡ các thành phần khiến răng nhiễm màu. Ngay sau khi tẩy trắng, màu sắc răng sẽ được cải thiện rõ rệt.
– Bọc răng sứ thẩm mỹ:
Bọc răng sứ chỉ định với những người bị nhiễm màu Fluor nặng. Bác sĩ sẽ mài một lớp cùi răng thật và chụp mão sứ bên ngoài. Răng sứ có hình dáng, màu sắc tự nhiên nên che phủ những khiếm khuyết của hàm răng. Hầu hết các dòng răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực cao nên có thể thoải mái khi ăn nhai.
– Dán sứ Veneer:
Dán sứ Veneer sử dụng mặt dán sứ mỏng, phù hợp với trường hợp răng bị nhiễm Fluor mức độ nhẹ. Dán sứ giúp bảo tồn răng thật tối đa với tỉ lệ mài răng rất ít. Đặc biệt, với trường hợp răng thưa, răng mỏng hay bị mòn răng mặt ngoài, bác sĩ có thể dán trực tiếp Veneer sứ lên trên mà không cần mài men răng thật.
6. Chăm sóc răng sau điều trị răng nhiễm fluor
Sau khi điều trị răng nhiễm fluor, cần chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì sức khỏe răng và ngăn ngừa tái phát bệnh:
– Đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn
– Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để làm sạch và tạo cảm giác sảng khoái cho miệng
– Chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp hoặc không chứa fluor để tránh làm tổn thương men răng
– Hạn chế thức ăn ngọt, cay nóng, nhiều axit, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
– Uống đủ nước lọc để giữ cho miệng luôn ẩm và hỗ trợ quá trình làm sạch tự nhiên của miệng
– Tránh hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và xử lý tật nghiến răng để bảo vệ men răng khỏi tổn thương
– Đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh điều trị khi cần thiết. Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề gì bất thường xuất hiện sau điều trị
7. Câu hỏi thường gặp về răng nhiễm fluor
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về răng bị nhiễm fluor do Nha khoa Paris tổng hợp và giải đáp.
7.1. Răng nhiễm fluor có nguy hiểm không?
Răng bị nhiễm fluor không quá nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng nhưng nhưng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng, khiến sức khỏe của răng dần suy giảm.
Tình trạng nhiễm fluor để lâu có thể gây ra các biến chứng như giảm khả năng ăn nhai, gây các bệnh lý khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Hơn nữa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. Do đó, việc phòng và điều trị răng bị nhiễm fluor là điều cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể.
7.2. Răng nhiễm fluor có thể điều trị được không?
Răng nhiễm fluor có thể điều trị được bằng các phương pháp đơn giản và an toàn. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm fluor, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn các phương pháp như tẩy trắng răng, dán sứ Veneer và bọc răng sứ. Sau khi điều trị, khách hàng có thể cải thiện được tính thẩm mỹ của hàm răng, tự tin trong giao tiếp và duy trì sức khỏe răng miệng.
Răng nhiễm Fluor không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn khiến cho răng nhạy cảm và dễ bị nứt, gãy hơn. Do đó, ngay khi phát hiện men răng có những dấu hiệu lạ như có đường kẻ, vệt trắng mờ, sần sùi,… khách hàng nên tới ngay Nha khoa Paris để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Từ khóa » Nguyên Nhân Răng Bị Nhiễm Fluor
-
Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Có Tẩy Trắng được Không? - Nha Khoa Kim
-
Răng Bị Nhiễm Fluor - Nguyên Nhân, Cách điều Trị
-
Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Cách Xử Lý Như Thế Nào?
-
RĂNG NHIỄM FLUOR CẦN PHẢI LÀM GÌ?
-
Giải đáp: Răng Bị Nhiễm Fluor Có Tẩy Trắng được Không?
-
Răng Nhiễm Fluor Là Như Thế Nào? Có điều Trị được Không?
-
Cách điều Trị Cho Răng Bị Nhiễm Fluor Như Thế Nào
-
Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Có Tẩy Trắng được Không? Ngăn Ngừa Ra Sao?
-
Răng Nhiễm Fluor- Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả 100%
-
RĂNG NHIỄM FLUOR - NGUYÊN NHÂN CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Phòng Tránh Và điều Trị Răng Nhiễm Fluorua - Nha Khoa Đăng Lưu
-
Răng Nhiễm Flo ở Trẻ- Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả Là Gì? - Hello Bacsi
-
Men Răng Nhiễm Fluor - Nha Khoa AVA
-
Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Cách Xử Lý Nào Là Tốt Nhất? - NewGate Dental