Răng Nhiễm Tetracycline Là Gì? Có Tẩy Trắng được Không?
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị xỉn màu, loang lổ do uống quá nhiều thuốc kháng sinh. Với trường hợp trên, bạn không thể tự khắc phục bằng việc vệ sinh tại nhà hay áp dụng các mẹo tẩy trắng răng với nguyên liệu tự nhiên. Do đó, bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín sớm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp tốt nhất.
- 1. Răng nhiễm Tetracycline là gì?
- 2. Các loại nhiễm màu răng phổ biến
- 3. Tại sao răng bị nhiễm Tetra?
- 4. Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm màu Tetracycline
- 5. Răng nhiễm Tetracycline có nguy hiểm không?
- 6. Răng nhiễm màu Tetracycline có tẩy trắng được hay không?
- 7. Các cách điều trị răng bị nhiễm màu Tetracycline
- 7.1. Cách tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracycline tại nhà
- 7.2. Điều trị răng nhiễm màu Tetracycline tại nha khoa
- 7.2.1. Tẩy trắng răng bằng tia laser
- 7.2.2. Dán răng sứ Veneer
- 7.2.3. Bọc răng sứ thẩm mỹ
- 8. Cách ngăn ngừa răng nhiễm màu Tetracycline
1. Răng nhiễm Tetracycline là gì?
Theo bác sĩ nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền, răng nhiễm Tetracycline là hiện tượng răng bị ố màu, xỉn vàng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh tetracycline. Hiện tượng trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng và khiến cho bạn bị mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Khi nhiễm kháng sinh, men răng có thể chuyển màu vàng, đen sậm hoặc loang lổ, chỗ sáng, chỗ tối không đều nhau. Mức độ nhiễm Tetracycline càng nghiêm trọng thì màu sắc của răng càng thay đổi nhiều.
Việc răng nhiễm kháng sinh bị tối màu khác hoàn toàn với răng bị màu từ thực phẩm hoặc mảng bám do các tác nhân màu xâm nhập sâu vào mô răng. Do đó, chỉ chải răng hàng ngày không đủ để khắc phục vấn đề trên mà cần áp dụng các phương pháp nha khoa chuyên sâu.
2. Các loại nhiễm màu răng phổ biến
Răng bắt đầu bị nhiễm màu ngay khi hình thành mầm răng hoặc sau khi răng nhú ra khỏi lợi. Có 3 loại nhiễm màu răng phổ biến gồm: nhiễm màu Porphyrin, nhiễm màu Bilirubin và nhiễm kháng sinh.
– Nhiễm màu Bilirubin:
Nhiễm màu Bilirubin thường xuất phát từ cơ địa, lượng Bilirubin có trong máu cao hơn mức bình thường từ khi mới sinh ra. Loại nhiễm màu răng này thường đi cùng với các triệu chứng tan máu. Đây là tình trạng rất hiếm gặp và có biểu hiện như sắc tố mật lắng đọng trong ngà răng, vàng da bẩm sinh và răng sữa có màu xanh.
– Nhiễm màu Porphyrin:
Nhiễm màu Porphyrin là bệnh lý di truyền, nguyên nhân xảy ra do chuyển hóa Porphyrin bẩm sinh và nhiễm sắc thể bị rối loạn. Người bị nhiễm màu Porphyrin sẽ có biểu hiện răng nâu đỏ và phát huỳnh quang đỏ khi chiếu ánh sáng cực tím vào. Điều này được lý giải do sự xâm nhập của các sắc tố đỏ Porphyrin trong máu vào ngà răng và men răng.
– Nhiễm kháng sinh:
Răng bị nhiễm kháng sinh xảy ra do ảnh hưởng trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khi thai nhi đang hình thành xương và răng. Chúng tạo ra các phức tạp với canxi hình thành tinh thể màu lắng đọng trong xương và răng. Loại nhiễm màu kháng sinh thường tập trung ở ngà răng, men răng khiến răng bị ố vàng, nhiễm màu.
3. Tại sao răng bị nhiễm Tetra?
Theo bác sĩ Thu Hiền, nguyên nhân chính dẫn tới việc răng nhiễm màu kháng sinh là do trẻ chưa đến 7 – 8 tuổi sử dụng quá nhiều thuốc Tetracycline hoặc các loại thuốc kháng sinh khác cùng nhóm với Tetracycline trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra, nếu như khi mang thai, mẹ uống nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể gây ảnh hưởng đến men răng của con về sau.
Tetracycline thường được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy cấp tính, nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu, đau mắt hột,…
Tuy nhiên, nếu như sử dụng quá nhiều, thuốc sẽ được hấp thụ, tuần hoàn trong máu và đi tới nhiều cơ quan ở cơ thể, trong đó có răng. Khi kết hợp với canxi trong răng, các hoạt chất của thuốc Tetracycline dần phá men răng, khiến cho chúng có màu vàng, xám, nâu vĩnh viễn.
4. Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm màu Tetracycline
Một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh là răng bị ố màu, men răng xỉn vàng và không đều màu. Sự thay đổi màu sắc của răng có thể chỉ ở một vài răng hoặc trên cả hàm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết răng bị nhiễm màu kháng sinh ở từng cấp độ, cụ thể như sau:
Phân loại các cấp độ răng nhiễm màu Tetracycline | Mô tả |
Cấp độ 1 | Răng xuất hiện những vệt ố vàng nhạt màu, phân bố không đồng đều và chủ yếu là nhiễm màu ở nhóm răng cửa. |
Cấp độ 2 | Răng có màu vàng đậm đến màu nâu hoặc màu xám và không có dải. |
Cấp độ 3 | Răng xuất hiện các màu nâu sẫm, xám đen và có dải màu rõ rệt. |
Cấp độ 4 | Răng bị biến đổi màu cực mạnh, men răng có thể mòn và dải màu rõ rệt hơn kèm theo hiện tượng mòn men răng. |
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
5. Răng nhiễm Tetracycline có nguy hiểm không?
Uống kháng sinh Tetracycline quá nhiều không chỉ làm hỏng men răng, khiến răng có màu vàng, xám, nâu đen mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương của trẻ. Xương không phát triển toàn diện là nguyên nhân khiến dáng người thấp bé, chiều cao không đạt tiêu chuẩn.
Khi nhiễm kháng sinh, quá trình sản sinh men răng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, làm cho men răng suy yếu và có hình dạng bất thường. Răng yếu và bị tổn thương sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai.
Nếu như răng nhiễm màu không được xử lý sớm, cấu trúc răng sẽ thay đổi và bị mòn rìa cắn. Thậm chí, răng còn dễ nứt, gãy ngay cả khi chỉ phải chịu những lực tác động không quá mạnh.
6. Răng nhiễm màu Tetracycline có tẩy trắng được hay không?
Những trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nhẹ, màu của thuốc chưa ăn sâu vào bên trong ngà răng hoàn toàn khắc phục được bằng phương pháp tẩy trắng răng laser. Với sự hỗ trợ của ánh sáng laser, các thành phần trong thuốc tẩy, đặc biệt là hydrogen peroxide sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa và làm thay đổi màu sắc của răng.
Mặc dù tẩy trắng răng nhiễm màu Tetracycline không có hiệu quả cao như với răng bình thường nhưng vẫn làm cho răng trắng sáng hơn khoảng 60 – 70% so với màu răng cũ.
Trong khi đó, đối với trường hợp răng nhiễm màu kháng sinh nặng, hiệu quả tẩy trắng chỉ ở khoảng gần 5%, màu sắc của răng gần như không có sự thay đổi.
Như vậy, răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của răng. Nếu như răng nhiễm màu nặng do yếu tố nội sinh, tẩy trắng răng sẽ không có tác dụng.
>>> Đọc thêm: Răng vàng khè làm sao để trắng sáng tự nhiên
7. Các cách điều trị răng bị nhiễm màu Tetracycline
7.1. Cách tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracycline tại nhà
Dưới đây là một số mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để khắc phục tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh tại nhà:
– Baking soda: Baking soda phản ứng ra các gốc tự nhiên giúp tẩy các vết ố trên răng. Bạn cần hòa tan baking soda trong nước và dùng hỗn hợp để chải răng trong khoảng 30 giây.
– Nha đam: Các chất propolis, anthraquinones và saponins có thể loại bỏ mảng bám trên men răng. Bạn có thể sử dụng gel nha đam để chà nhẹ răng hoặc đánh răng với nước ép nha đam hàng ngày.
– Dầu dừa: Axit lauric trong dầu dừa có khả năng loại bỏ mảng bám ố vàng trên thân răng. Bạn có thể chà trực tiếp dầu dừa lên răng hoặc dùng dầu dừa trộn với baking soda để chải răng hàng ngày.
Những phương pháp trên có ưu điểm chung là dễ thực hiện và tiết kiệm nhưng lại không có hiệu quả đối với trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline.
Bởi các nguyên liệu được sử dụng chỉ có thể làm sạch mảng bám màu trên răng do ăn uống thực phẩm sẫm màu. Trong khi đó, răng nhiễm Tetracycline là hiện tượng răng tối màu từ sâu bên trong do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
7.2. Điều trị răng nhiễm màu Tetracycline tại nha khoa
7.2.1. Tẩy trắng răng bằng tia laser
Hiện tượng răng nhiễm màu Tetracycline hoàn toàn có thể được khắc phục bằng phương pháp tẩy trắng răng laser. Đây là kỹ thuật làm trắng răng hiện đại, sử dụng tia laser đi qua 12.000 sợi quang học, ánh sáng 480 – 520 nanomet để hoạt hóa thành phần trong thuốc tẩy và loại bỏ các lớp men răng bị vàng ố, xỉn màu.
Sau khi bôi thuốc tẩy lên bề mặt thân răng, các bác sĩ sẽ chiếu tia laser. Thời gian chiếu đèn thường khoảng 20 phút. Ngay sau khi kết thúc quá trình tẩy trắng, răng của bạn sẽ trắng sáng bật 2 – 3 tông so với lúc ban đầu.
7.2.2. Dán răng sứ Veneer
Dán Veneer sứ cũng là một phương pháp phù hợp với trường hợp răng xỉn màu nhẹ. Tuy nhiên, so với phương pháp tẩy trắng răng, dán sứ đem lại hiệu quả cao hơn về tính thẩm mỹ bởi mặt dán sứ có màu sắc và hình dáng giống với răng thật tới 99%.
Veneer sứ có kích thước siêu mỏng nên bác sĩ chỉ cần mài đi một phần men răng rất mỏng. Với trường hợp răng mỏng, răng thưa,… các bác sĩ không cần mài men răng mà chỉ chà nhám đã tạo được liên kết chặt chẽ với mão sứ.
Tuy nhiên, do mặt dán sứ rất mỏng nên đối với trường hợp răng nhiễm kháng sinh nặng sẽ không thể che phủ được hết khuyết điểm.
7.2.3. Bọc răng sứ thẩm mỹ
Nếu như răng bị nhiễm màu Tetracycline ở mức độ nặng, bạn cần tiến hành bọc sứ thẩm mỹ thì mới có thể khắc phục được triệt để. Các bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng với tỉ lệ phù hợp. Men răng bị loại bỏ sẽ được thay bằng răng sứ cứng chắc và có màu sắc hoàn hảo.
Bọc răng sứ có thể cải thiện màu sắc răng nhiễm màu kháng sinh tới 99%. Đặc biệt, những dòng răng toàn sứ còn có những đường vân răng, rìa cắn giống với răng thật gần như tuyệt đối. Thậm chí, nếu như quan sát ở khoảng cách gần, mọi người cũng khó có thể phân biệt được đâu là răng sứ, đâu là răng thật.
Ngoài ra, hầu hết các dòng mão sứ đều có khả năng chịu lực tương đối tốt nên bạn hoàn toàn thoải mái khi thưởng thức những món mà mình yêu thích.
8. Cách ngăn ngừa răng nhiễm màu Tetracycline
Để tránh tình trạng răng nhiễm màu Tetracycline, bạn cần:
– Uống thuốc có chứa Tetracycline theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
– Chải răng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ mảng bám và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để tăng cường sự chắc khỏe của men răng.
– Chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm tổn thương men răng.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng, nướu một cách toàn diện.
– Trẻ em từ 8 tuổi hoặc dưới 8 tuổi không nên sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
– Lấy cao răng tại nha khoa đều đặn 6 tháng 1 lần.
Như vậy, răng nhiễm Tetracycline không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của hàm răng, mà còn có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm như khiến răng nhạy cảm hơn, khả năng sản sinh men răng giảm, xương kém phát triển,… Do đó, khi phát hiện răng có dấu hiệu bị nhiễm kháng sinh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn về giải pháp tối ưu.
Từ khóa » Giải Pháp Cho Răng Nhiễm Màu Tetracyclin
-
RĂNG NHIỄM TETRACYCLINE VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẬU ...
-
Răng Bị Nhiễm Tetracycline Khắc Phục Bằng Cách Nào Thẩm Mỹ Nhất?
-
Giải Pháp Nào Cho Răng Nhiễm Kháng Sinh Tetracyline?
-
Răng Nhiễm Tetracycline Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Răng Nhiễm Tetracycline Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu ...
-
GIẢI PHÁP NÀO CHO RĂNG NHIỄM TETRACYCLINE??? - Nha Khoa
-
Bọc Răng Sứ Cho Răng Bị Nhiễm Tetracycline: Quy Trình Và Chi Phí
-
Giải Pháp Nào Cho Răng Bị Nhiễm Tetracycline? - Nha Khoa Bảo Việt
-
GIẢI CỨU RĂNG NHIỄM MÀU TETRACYCLIN - Suckhoe123
-
GIẢI PHÁP NÀO CHO HÀM RĂNG NHIỄM TETRACYCLINE?
-
RĂNG NHIỄM TETRACYLINE LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
-
Răng Nhiễm Tetracycline Là Gì? Cách Chữa Răng Nhiễm Tetra Hiệu ...
-
Răng Nhiễm Tetracycline Phải Làm Sao? - Nha Khoa Thanh Tâm
-
Răng Nhiễm Kháng Sinh Tetra: Nguyên Nhân Và Giải Pháp điều Trị