Răng Số 4 Có Chức Năng Gì? Nhổ Răng Số 4 ảnh Hưởng Thế Nào?

Nội dung bài viết

Toggle
  • RĂNG SỐ 4 NẰM Ở ĐÂU TRÊN KHUÔN MIỆNG?
  • RĂNG SỐ 4 CÓ CHỨC NĂNG GÌ?
  • KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG SỐ 4
    • Răng số 4 được chỉ định nhổ trong một số trường hợp như:
  • NHỔ RĂNG SỐ 4 CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
    • Giảm khả năng nhai
    • Tiêu xương răng
    • Lão hóa sớm

RĂNG SỐ 4 NẰM Ở ĐÂU TRÊN KHUÔN MIỆNG?

Răng số 4 là răng tiền hàm thứ nhất. Răng này có vị trí nằm giữa răng nanh và răng tiền hàm số 2. Vị trí số 4 của răng này được tính từ chiếc răng cửa số 1 đếm vào. Răng thứ 4 vừa có tác dụng ăn nhai vừa có tác dụng thẩm mỹ cho nụ cười.

Răng số 4 có tổng cộng 4 chiếc. Hai chiếc hàm trên và hai chiếc hàm dưới. Răng này có kích thước nhỏ hơn răng cối số 6 và số 7. Nên được xếp vào nhóm răng hàm nhỏ.

❃❃❃ Xem thêm: Răng số 8 là răng nào? Răng số 8 bị sâu vỡ phải làm sao? Răng số 4

Răng hàm rất quan trọng vì chúng cứng chắc và giữ vai trò nghiền nhỏ thức ăn  

RĂNG SỐ 4 CÓ CHỨC NĂNG GÌ?

Chức năng chính của răng số 4 là phối hợp cùng với các răng hàm khác ăn nhai, nghiền nát thức ăn được đưa và trong khoang miệng. Không nằm sâu trong khoang miệng như răng số 7 và số 8. Nên chiếc răng hàm nhỏ này còn giữ một vai trò thẩm mỹ trong nụ cười của bạn.

Vì răng thứ 4 có vị trí ở gần má nên xương hàm ở vị trí này rất quan trọng trong việc nâng đỡ cơ mặt của chúng ta. Không có răng này thì hiện tượng tiêu xương xảy ra. Gương mặt sẽ bị chảy xệ rất rõ.

Răng số 3, số 4 và số 5 đứng gần nhau. Cùng hỗ trợ cho nhau đứng vững và nhai nhỏ thức ăn. Chúng là một nhóm răng nên khi răng số 4 mất đi thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới 2 răng nằm ở vị trí kế cận là số 3 và số 5.

❃❃❃ Xem thêm: Răng số 5 là răng nào? Răng số 5 nhổ rồi có thay được không? Răng số 4

Bạn sẽ không thể nhai thức ăn một cách thoải mái nếu như mất đi chiếc răng tiền hàm này

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG SỐ 4

Răng vĩnh viễn chỉ được nhổ trong những trường hợp bị tổn thương quá nặng. Không thể khôi phục lại bằng các biện pháp nha khoa thông thường. Nếu như răng vẫn còn có thể hàn trám thì bác sĩ sẽ không nhổ đi răng. Vì răng vĩnh viễn là rất quý giá, bảo tồn tối đa răng thật là một nguyên tắc quan trọng trong ngành nha khoa.

Răng số 4 được chỉ định nhổ trong một số trường hợp như:

  • Răng bị sâu nặng, lỗ sâu răng đã ăn mòn tới chân răng. Thân răng bị biến dạng nặng nề, có thể xuất hiện mẻ, vỡ. Sâu răng ăn sâu xuống buồng tủy và làm viêm toàn bộ phần tủy trong răng.
  • Một số những trường hợp khi bệnh nhân có nhu cầu niềng chỉnh nha. Thì bác sĩ chụp hình X quang để thấy được hướng mọc cũng như cấu trúc bên trong xương hàm. Nếu có bất kỳ vấn đề gì đối với răng số 4. Cản trở quá trình niềng răng chỉnh nha hay gây khó khăn khi gắn mắc cài. Thì những trường hợp bất khả kháng đó bác sĩ chỉ định nhổ đi chiếc răng này.
  • Một số người gặp chấn thương, tai nạn làm răng bị va đập quá mạnh. Răng lung lay, bị vỡ nặng không thể trám răng phục hồi. Chân răng không còn đủ vững chãi để làm răng sứ. Thì chúng ta cũng cần phải nhổ đi chiếc răng này.
  • Những bệnh như viêm nha chu, viêm lợi, nhiễm trùng quá nặng, bị xuất huyết và chảy mủ nhiều. Răng bị lung lay nhiều thì cũng cần nhổ đi răng.

Răng số 4

Răng vĩnh viễn khi bị sâu răng quá nặng đều phải nhổ đi để tránh dẫn đến biến chứng

NHỔ RĂNG SỐ 4 CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Răng số 4 khi nhổ xong sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của chúng ta. Nếu như bắt buộc phải nhổ chiếc răng này thì bạn nên tham khảo ý kiến với bác sĩ để trồng răng giả. Răng giả vừa giúp bạn ăn uống như bình thường. Vừa có thể ngăn chặn rất nhiều những biến chứng do mất răng có thể xảy ra sau này.

Giảm khả năng nhai

Vì đây là một chiếc tiền hàm nhỏ. Nó vẫn giữ chức năng ăn nhai nhưng lại không quan trọng bằng răng số 6 và số 7. Tuy nhiên, mất chiếc răng này đi thì bạn vẫn sẽ thấy khó chịu vì khả năng ăn uống của mình không còn được duy trì như trước.

Thức ăn không được nhai nhuyễn trong khoang miệng sẽ là một áp lực mà bao tử và hệ tiêu hóa của chúng ta phải gánh chịu. Cơ thể người là một hệ tuần hoàn khép kín, tương quan mật thiết với nhau. Bao tử và ruột làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ gây ra một số bệnh như ăn khó tiêu, trào ngược axit dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm cho chúng ta luôn tự tin vì hơi thở có mùi ngay khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Răng số 4

Trẻ em thường trở nên lười ăn khi bị mất răng hàm

Tiêu xương răng

Tiêu xương răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bạn nhổ răng số 4 và không thực hiện trồng răng giả. Khoảng trống của răng bị mất đi lâu ngày sẽ gây ra biến chứng này.

Tiêu xương răng rất khó phát hiện trong thời gian đầu vì phần xương bị tiêu biến trong âm thầm, từ từ và không gây ra bất kỳ sự đau đớn nào để chúng ta nhận biết. Diện tích xương khi đã bị giảm thì không thể làm răng giả vào. Muốn trồng răng implant thì bác sĩ cần phải cấy ghép xương vào để trụ implant được đứng vững chắc. Cho nên chi phí trồng răng giả khi bị tiêu xương cũng sẽ tăng cao lên rất nhiều.

Khoảng trống của răng bị nhổ đi làm cho răng số 3 và số 5 không còn chổ tựa. Chúng dễ dàng mọc xô lệch. Làm lệch đi khớp cắn chuẩn và mất đi sự thẩm mỹ của hàm răng. Kèm theo đó là những cơn đau hàm, đau đầu, nhức mỏi xung quanh vùng thái dương, đau mỏi vai gáy. Cơn đau rõ rệt hơn đối với người lớn tuổi có sức đề kháng kém.

Lão hóa sớm

Răng số 4 nằm ở vị trí gò má nên khi mất răng này. Hiện tượng tiêu biến xương xảy ra. Thì gò má sẽ bị chảy xệ thấy rõ. Khuôn mặt bị lão hóa trông sẽ già hơn rất nhiều so với tuổi thật. Đồng thời các vết nhăn trên mặt cũng nhiều hơn và làn da không còn giữ được sự căng mịn tươi trẻ.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN

  • CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
  • CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
  • CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
Vấn đề quan tâm Trồng răng implantBọc răng sứ thẫm mỹNiềng răng thẫm mỹĐiều trị bệnh lý nha khoa

Δ

  • DÁN RĂNG SỨ LÀ GÌ? 9 THÔNG TIN QUAN TRỌNG CẦN NẮM 04/09/2020
  • RĂNG SỨ CERCON XT THẾ HỆ MỚI CÓ TỐT KHÔNG? 04/09/2020

Từ khóa » Nhổ Răng 4 Hàm Trên