Răng Xấu Tại... Mẹ Cha - Tuổi Trẻ Online

cvrx0gRR.jpgPhóng to

Nhiều miếng ngậm nướu được bày bán ở phố Sơn Tây - Ảnh: N.Hà

Vừa thấy khách than phiền phải trông đứa cháu đang tuổi mọc răng quá vất vả vì bé cứ khóc quấy suốt, cô bán hàng đồ dùng trẻ em trên phố Sơn Tây (Hà Nội) kéo tuột vào phía trong cửa hàng: “Dào ôi, dễ lắm! Chị cứ cho cháu cắn vào miếng ngậm nướu là tha hồ yên tâm mà làm việc khác”. Rồi cô đưa cho khách nào nướu bằng nhựa dẻo, silicon (có nước hoặc không có nước) với đủ hình thù bắt mắt, hoa, chim, bướm, cá...

Phần lớn miếng ngậm nướu có giá 35.000-50.000 đồng, nhưng cũng có loại giá 120.000-200.000 đồng, cá biệt còn có miếng ngậm trên bao bì in chi chít chữ Trung Quốc được cô bán hàng mách nhỏ là hàng xách tay từ Đài Loan, Hong Kong với giá rẻ hơn nhiều lần, chừng mươi, mười lăm nghìn đồng/chiếc. “Chỉ cần miếng ngậm nướu, trẻ sẽ đỡ ngứa lợi hẳn, giảm sưng đau, đỡ quấy khóc, đồng thời kích thích được tuyến nước bọt, giảm sâu răng sau này”, cô bán hàng... “tư vấn”.

Đi dọc phố bán đồ dùng trẻ em mới thấy sản phẩm này đang “được khuyên dùng” và “được tin dùng” ở nhiều bà mẹ trẻ có con đang trong độ tuổi mọc răng (4-12 tháng).

Trong khi đó bác sĩ Đồng Văn Biểu, trưởng khoa điều trị răng trẻ em (Viện Răng hàm mặt quốc gia), khẳng định: “Chưa có bất kỳ tài liệu y văn nào khuyên dùng các đồ ngậm nướu cho trẻ ở tuổi mọc răng cả”.

Răng, hàm chênh nhau

Uống sữa bột nhớ súc miệng

Một số phụ huynh đinh ninh chỉ khi răng sữa lung lay mới nhổ, trong khi răng sữa cần được nhổ đúng tuổi để tránh cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc (thường tuổi mọc răng vĩnh viễn là 6-12 tuổi).

Tuy nhiên, nếu nhổ răng sữa quá sớm thì sau này khuôn mặt của trẻ có xu hưởng mỏng lại, hóp vào ở hai bên má do chỗ trống của răng khuyết tồn tại lâu. Một lưu ý nữa là hiện nay trẻ em dùng sữa ngoài quá nhiều. Đường trong sữa mẹ không gây sâu răng, nhưng đường trong các loại sữa bột thì tiềm ẩn nguy cơ sâu răng rất lớn nếu dùng nhiều và dùng xong không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Khi trẻ mọc răng, lợi bị kích thích dễ gây ngứa, chảy nước dãi, nhiều trẻ còn bị sốt, tiêu chảy hoặc viêm lợi do không được vệ sinh sạch sẽ. “Rõ ràng trong tất cả triệu chứng thường thấy khi trẻ mọc răng, ngứa lợi gây khó chịu, quấy khóc là biểu hiện nhẹ nhất và tốt nhất là không nên can thiệp”, bác sĩ Biểu nhấn mạnh. Biểu hiện đó chỉ xuất hiện chừng 2-3 ngày là khỏi, nhưng nếu cho trẻ ngậm nướu rồi thành quen, ngậm lâu sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc sai lệch, sau này răng sẽ hô.

Lý do đơn giản là việc ngậm nướu giả, cắn nhai thường xuyên sẽ khiến xương hàm phát triển mạnh, trong khi kích thước răng thường là do di truyền, không thay đổi, khiến răng mọc không khớp, răng- hàm chênh nhau. Do đó khi trẻ bắt đầu có răng và biết nhai, phụ huynh nên quan tâm cho trẻ ăn nhiều chất xơ. Nhai thức ăn sẽ giúp xương hàm của trẻ phát triển tự nhiên chứ không bị kích thích quá mạnh, vênh hẳn so với kích thước răng như việc ngậm nướu giả liên tục.

Bác sĩ Đồng Văn Biểu cũng khuyến cáo việc để trẻ ngậm vú giả nhiều, mút tay, mút môi, cắn môi nhiều sẽ khiến răng trẻ mọc chệch choạc, không kiểm soát được. Mút ngón tay nhiều có thể làm răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài, làm thưa răng, dễ bị gãy khi va chạm.

Khi mút ngón tay, má hóp lại làm răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới, làm sai lệch khớp cắn, gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở. Đặc biệt, khi răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau còn khiến lưỡi bị đẩy ra phía trước nên trẻ phát âm khó khăn.

2/3 là bệnh sâu răng

Tại khoa điều trị răng trẻ em, Viện Răng hàm mặt quốc gia, tỉ lệ trẻ đến khám do sâu răng luôn chiếm hơn 2/3 số bệnh nhân. Bác sĩ Biểu cho hay trẻ sâu răng chủ yếu do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách của trẻ, nhưng nguyên nhân sâu xa khiến trẻ đến viện điều trị vất vả vì tình trạng bệnh đã nặng là ở quan niệm sai lầm của nhiều bậc phụ huynh.

Cha mẹ thường nghĩ răng sữa tất yếu sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần chữa, thậm chí khi đã thấy răng sâu cũng bỏ qua, chỉ khi trẻ sưng đau không chịu nổi mới vội vàng đến nha sĩ. Theo bác sĩ Biểu, quan niệm này hết sức sai lầm vì môi trường của răng sữa được bảo quản tốt thì mới tạo ra được thế hệ răng vĩnh viễn an toàn. Nhiều trẻ đến bệnh viện trong tình trạng viêm quanh tủy nặng, viêm xương hàm, ảnh hưởng cả đến những mầm răng vĩnh viễn sẽ mọc. Do đó, ngay khi phát hiện răng trẻ có lỗ sâu, hay các chấm đen thì cần khám ngay, tránh ảnh hưởng đến chất lượng răng vĩnh viễn sau này.

Từ khóa » Gặm Nướu Cho Bé Có Tác Dụng Gì