Rát, đỏ Hai Bên Gò Má - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Tôi đi khám ở BV, BS chẩn đoán là bệnh viêm da tiết bã, cho uống thuốc nhưng không có tác dụng, uống thuốc sau 2 ngày thì hết nhưng 3 -4 ngày sau thì tái phát (vẫn đang sử dụng thuốc), da cũng không tiết mồ hôi do quá khô và bong da nhiều nhưng không phải từng mảng như vảy nến, da đầu cũng không có nhiều gàu, da mặt bị rát nhẹ. Xét nghiệm máu thì tất cả các thông số đều tốt. Xin được tư vấn giúp tôi phải điều trị như thế nào?
Phạm Thị Bích Tuyền
- Trả lời của phòng mạch online:
“Các mảng da khô, đỏ, phù nề, tróc vẩy nhẹ, rát, chủ yếu ở hai bên gò má và xuất hiện hơn nửa năm nay” có thể là một trong các bệnh sau theo thứ tự ưu tiên:
1. Viêm da dị ứng: tổn thương thường ở vùng hai gò má và trán vì đây là những vùng tiếp xúc nhiều với các tác nhân từ bên ngoài như mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da, sửa rửa mặt, hóa chất, chất ô nhiễm từ môi trường… Tổn thương đỏ, tróc vẩy nhẹ, ngứa, khô rát, có thể rỉ dịch.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bất kỳ hoạt chất nào kể cả các hoạt chất từ thiên nhiên dành cho da. Rửa mặt bằng nước sạch, bôi chất giữ ẩm và làm dịu da như A-derma skincare cream, Cetaphil cream, Saforell cream, Uriage Pruriced cream… Khi tổn thương còn hoạt động nhiều thì có thể bôi các chế phẩm corticosteroid nhẹ trong vòng một tuần. Trong trường hợp nặng nên tái khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.
2. Viêm da tiết bã: tổn thương là các mảng da đỏ tróc vẩy dính màu trắng đục hoặc vàng mỡ, thường ở những vùng tiết bã nhiều như vùng cánh bướm hai bên má sát với mũi, kẽ mũi - má, cung mày, vùng da đầu ở rìa chân tóc, trong và kẽ sau tai. Nguyên nhân do sự tăng tiết chất bã và sự phát triển của một loại vi nấm thường trú trên da. Điều trị bằng các sản phẩm rửa, bôi, uống để giảm nhờn. Trong trường hợp nặng có thể dùng thêm sản phẩm bôi hoặc uống chống nấm nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
3. Lupus đỏ: tổn thương tương tự như bạn đã mô tả, xuất hiện ưu thế ở những vùng như cánh bướm, vắt ngang qua mũi. Ngoài các đặc tính trên tổn thương không hoặc rất ít ngứa, tăng nặng khi ra nắng, bóp vào tổn thương thấy đau. Trong trường hợp nặng có thể kèm đau các khớp xương, rụng tóc, tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh này có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu chuyên biệt.
4. Viêm da ánh nắng: mảng da đỏ, tróc vẩy, rát ở những vùng tiếp xúc ánh nắng như mặt, cổ, mặt ngoài cánh tay…
Như vậy bạn nên tái khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được hỏi bệnh, chẩn đoán, tư vấn và điều trị chính xác.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. B.CHÂU thực hiện |
Từ khóa » Hai Bên Má Bị đỏ Rát
-
Dấu Hiệu Giống Như Dị ứng 2 Bên Má Là Bệnh Gì?
-
Lý Giải Tình Trạng Da Mặt Bị đỏ Rát Và Ngứa | TCI Hospital
-
Tình Trạng ửng đỏ Của Da (Rosacea) | Vinmec
-
Nguyên Nhân Nổi Mẩn Ngứa Hai Bên Má Là Do đâu? | Vinmec
-
Da Mặt Bị Đỏ Và Rát: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tại Nhà ...
-
Bị đỏ Và Rát Hai Bên Gò Má đặc Biệt Vào Mùa Lạnh
-
Bị Rát đỏ Hai Bên Má - điều Trị Như Thế Nào?
-
Da Mặt Bị Đỏ Rát Và Ngứa Có Sao Không? Cách Xử Lý Triệt Để
-
Nguyên Nhân Nóng Rát Hai Bên Gò Má - AloBacsi
-
8 Cách Trị Da Mặt Bị đỏ Giúp Bạn Hết Tự Ti - Hello Bacsi
-
Da Bị đỏ, Ngứa Rát Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chữa Trị Như Thế Nào?
-
Da Mặt Bị Đỏ Rát Và Ngứa Phải Làm Sao? - Chuyên Gia Giải Đáp
-
Da Bị Kích ứng Có Khác Với Da Bị Dị ứng? - ISofHcare
-
Lý Giải Căn Nguyên Gây Ra Hiện Tượng Da Nổi Mẩn đỏ Không Ngứa