Rau Bầu đất Tím - MỘC NHIÊN FARM
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, rau bầu đất chỉ là một loại rau dại mọc hoang. Người dân thấy đem về ăn thử. Hương vị ngon bùi khó quên làm chúng trở thành loại rau quen thuộc. Gần đây, nhiều người ở thành phố biết đến và đâm ghiền thứ mùi vị đặc biệt ấy. Loại rau rất giản dị, dễ trồng dễ chăm mà sao ngon đến lạ. Không chỉ ngon mà chúng còn rất giàu dinh dưỡng và được coi là một thực phẩm ngăn ngừa nhiều bệnh. Trong bài viết này, Mộc Nhiên sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các tác dụng tuyệt vời của chúng.
- Tên khoa học:Gynura Procumbens
Tên tiếng Anh: Longevity spinach, Longevity greens
- Tên gọi khác: kim thất, rau lúi, xà tiếp cốt
Đặc điểm và nguồn gốc của rau bầu đất
- Rau bầu đất là cây thân thảo, bụi rất thấp. Tuy có thể vươn cao nhưng chúng thường được thu hoạch sớm nên chiều cao chỉ tới khoảng 50cm. Thân nhẵn, có màu tím, mọng nước. Cây phân nhiều nhánh nhỏ.
- Lá dày, hình mũi mác, nhọn ở 2 đầu. Lá bóng, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu tím. Viền lá có răng cưa. Lá có mùi hương như mùi thảo mộc thuốc Bắc.
- Rau bầu đất có hoa màu vàng. Cây có quả, bên trong có hạt.
- Loại rau này được tìm thấy từ lâu ở một số nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Ở Việt Nam, chúng được coi là rau dại ở các vùng núi cao. Về sau, vì rất ngon nên người ta đem về trồng và bán. Chúng vừa là rau vừa là thảo dược.
Công dụng của rau bầu đất
Các nghiên cứu gần đây về tác dụng của rau bầu đất
Nếu dân gian sử dụng rau bầu đất từ rất lâu thì đó chính là nguyên nhân và tiền đề để y học hiện đại đã và đang tiếp tục nghiên cứu. Chúng được sử dụng làm trà, làm thuốc dưới dạng viên nang. Với thành phần giàu vitamin, chất xơ, protein…, chúng được y học hiện đại công nhận các tác dụng chống mỡ máu, viêm nhiễm và kiểm soát đường huyết.
Y học cổ truyền nói gì về rau bầu đất
- Lá có vị bùi, cay, ngọt, đắng. Chúng có tính mát nên có tác dụng giải độc, lợi tiểu.
- Cách dùng phổ biến nhất là nấu canh và sắc lấy nước uống.
- Trong Đông y, chúng là vị thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, mất ngủ, viêm phế quản, táo bón, khí hư, giảm đau và tan vết bầm…
- Y học cổ truyền ở các nước khác cũng rất ưng rau bầu đất. Ở Campuchia, chúng là vị thuốc kết hợp để hạ sốt phát ban. Người Malaysia dùng chúng để chế biến món ăn trị kiết lỵ. Ở Indonesia, chúng phổ biến với tác dụng hỗ trợ bệnh thận.
- Ở Việt Nam, đây là vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Chúng được coi là một nguyên liệu phổ biến với một số bài thuốc hiệu quả dưới đây. Tuy vậy, nếu sử dụng để chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước.
Rau bầu đất và các bài thuốc phổ biến
Bài thuốc riêng cho phụ nữ
Trị bệnh viêm bàng quang
Chuẩn bị rau bầu đất kết hợp với ý dĩ và thổ tam thất. Sử dụng mỗi vị 12gr và sắc lấy 200ml để uống trong ngày, mỗi lần uống 100ml.
Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều
Chuẩn bị 20gr loại rau này, rễ củ gai 15gr (đã sao vàng), 15gr cỏ xước, 16gr cam thảo đất, 12gr kim ngân hoa. Sắc lấy 300ml và uống làm 3 lần trong ngày.
Các bài thuốc khác
Chữa tiểu buốt, tiểu són
- Bài thuốc 1: riêng rau bầu đất sắc nước uống đã có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng trên. Liều lượng phù hợp: 80gr sắc trong 700ml nước. Khi còn 200ml, lấy ra để nguội và uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: khi kết hợp với mã đề và râu ngô chúng cũng cho tác dụng tương tự. Bài thuốc này cần duy trì liên tục khoảng 10 ngày thì sẽ thấy hiệu quả. Liều lượng dùng cho 1 ngày khoảng 20 – 30gr mỗi vị.
Chữa bầm tím do va đập
Lá còn có tác dụng chữa vết bầm tím khi trộn với hạt hồ tiêu đen. Hỗn hợp này giã nát và đắp lên vùng da bị bầm tím vài lần thì sẽ nhanh có tác dụng.
Chữa đái dầm và táo bón ở trẻ em
Lá nấu thành canh có thể chữa đái dầm ở trẻ em. Chỉ nên cho trẻ dùng vào buổi trưa. Nếu kết hợp lá bầu đất với rau ngót và cật lợn thành món canh sẽ giúp trẻ bớt chứng táo bón. Đơn giản hơn, có thể giã nát lá rồi pha với 100ml nước ấm. Uống liên tục vài ngày sẽ giảm chứng táo bón.
Trị ho khan, ho có đờm nhiều
- Lá rửa sạch, ăn sống. Cách này giảm triệu chứng ho.
- Rau bầu đất còn hỗ trợ an thần, giảm viêm phế quản và có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường. Vì vậy, sử dụng hàng ngày trong bữa ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người ngâm lá với nước sôi và uống mỗi ngày để ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Sử dụng rau bầu đất trong ẩm thực
Rau bầu đất khi nấu lên có hương vị hấp dẫn đặc biệt. Không chỉ ngon, chúng còn chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, có nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Vì thế, chúng càng ngày càng được yêu thích và dùng trong bữa ăn hàng ngày. Có thể luộc, xào, dù không có thịt hay tôm vẫn ngon hảo hạng. Khi nấu canh, chúng hợp với tôm khô hoặc thịt băm nhỏ. Món ăn đơn giản nhưng dễ làm thèm thuồng.
Lưu ý khi sử dụng rau bầu đất
Cũng như mọi loại rau khác, rau bầu đất được dùng làm món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Chỉ cần lưu ý khi sử dụng làm thuốc vì cần có liều lượng phù hợp. Vì thế, nếu dùng loại rau này để chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến chuyên môn. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú không nên tùy tiện sử dụng.
Cách trồng và chăm sóc rau bầu đất
Nhân giống bằng cách giâm cành
Bạn sẽ ngạc nhiên về sự dễ chịu của loại rau này. Chỉ cần cắm cành xuống đất, chúng cũng có thể lên thành cây con rồi từ đó lan dần hết chậu. Thật nhanh chóng và dễ dàng để có một bữa canh rau đầy dinh dưỡng. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu của cả gia đình, việc chăm sóc rau bầu đất sẽ cần một chút lưu ý như sau:
- Khi giâm cành mới, cần chọn cành từ cây mẹ khỏe. Trên cành không có lá vàng, héo và thân cành không dập nát. Không nên lấy phần ngọn vì chúng quá non.
- Giá thể để giâm cành cũng như giá thể trồng rau đều cần dùng đất sạch có tiêu chuẩn tơi xốp và độ thoát nước tốt.
- Sau khi cành giâm ra rễ, ban đầu cần đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ. Sau khi chúng ra nhiều lá non, có thể đem ra ánh nắng toàn phần.
Chăm sóc cây rau bầu đất
- Luôn giữ cho giá thể đủ ẩm. Tránh để đất quá khô vì sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng trong thân và lá. Vì thế, cần nhìn mặt chậu để tưới nước kịp thời. Thân rau bầu đất mọng nước và không chịu ngập úng.
- Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng để rau phát triển tốt nhất. Nếu tưới phân bằng hình thức phun thì sau khi tưới cần phun lại nước để tránh phân bón bám trên mặt lá. Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, chỉ nên thu hoạch rau ăn cách ngày bón phân từ 10 ngày trở lên.
- Cây thường không bị sâu bệnh. Tuy nhiên, vào mùa mưa, chúng có thể bị ốc sên ăn lá. Có thể bắt bằng tay hoặc sử dụng vỏ dưa hấu để thu hút ốc sên rồi vứt vỏ đi.
Tổng kết
Với rất nhiều ứng dụng tuyệt vời và mùi vị hấp dẫn, rau bầu đất đã trở thành 1 món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ ngon miệng, chúng còn tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, cây cực kỳ dễ chăm sóc và lan rất nhanh. Thật thuận tiện khi trồng chúng trong vườn rau gia đình!
©Copyright by Moc Nhien Farm
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Rau Bầu
-
Rau Bầu đất Chữa Viêm Họng, Thấp Khớp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Rau Bầu đất
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Bầu đất
-
Bầu đất Và Những Công Dụng Chữa Bệnh - Thầy Thuốc Việt Nam
-
RAU BẦU ĐẤT - LOẠI CÂY Với Nhiều Công Dụng Dược Liệu Thần Kỳ ...
-
Bầu đất: Thanh Nhiệt Giải độc Và Nhiều Công Dụng Khác - YouMed
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Rau Bầu đất
-
Vị Thuốc Quanh Ta: Bầu đất | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Bầu Đất - Loại Rau Với Nhiều Công Dụng Trị Bệnh
-
Bầu đất: Loài Rau Chữa 'bách Bệnh' ít Người Biết đến - VTC News
-
Cây Bầu Đất - Đặc Điểm, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Cây Bầu Đất: Tác Dụng Chữa Bệnh Và Bài Thuốc Hay Lưu Truyền
-
3 Cách Chế Biến Rau Bầu đất Thơm Ngon Lạ Miệng Bổ Dưỡng đơn Giản
-
Cây Rau Bầu đất ăn Cực Ngon, Chữa Bệnh Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể ...