Rau Bồ Ngót Có Tác Dụng Gì Mà Cả Giới Khoa Học Lẫn Đông Y đều ...
Có thể bạn quan tâm
Rau bồ ngót là một trong những loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm của người Việt. Loại rau này mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người dùng ở mọi độ tuổi. Vậy rau bồ ngót có tác dụng gì? Ăn nhiều rau bồ ngót có sao không?
Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể những thông tin liên quan đến giá trị dinh dưỡng của rau bồ ngót trong bài viết sau đây!
Rau bồ ngót và thành phần dinh dưỡng
Rau bồ ngót hay rau ngót được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Rau ngót có tên tiếng Anh là Katuk, với tên khoa học là Sauropus androgynus.
Theo từng vùng miền, rau ngót có những tên gọi khác nhau như: rau bồ ngót, rau bù ngót, hay rau tuốt. Không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc, rau ngót còn được xem là một vị thuốc trong Đông y.
Thành phần dinh dưỡng
Rau ngót là loại rau màu xanh đậm giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm: vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho. Ngoài ra, loại rau xanh này còn chứa một lượng đạm (protid) dồi dào. Trong 100g rau bồ ngót có:
- Protein: 5,3g
- Tinh bột: 3,4g
- Canxi: 169mg
- Sắt: 2,7mg
- Phốt pho: 64,5mg
- Carotin: 6mcg
- Vitamin C: 185mg
- Vitamin PP: 2,2g
- Vitamin B1: 100mcg
- Vitamin B2: 400mcg
Với hàm lượng đạm thực vật cao, bạn có thể bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn chay của mình. Ngoài ra, việc thay thế protein từ động vật bằng nguồn protein thực vật cũng sẽ hạn chế việc rối loạn chuyển hóa canxi. Từ đó giúp bạn ngăn ngừa loãng xương và sỏi thận.
Với giá trị dinh dưỡng phong phú vừa nêu, rau bồ ngót có tác dụng gì cho sức khỏe? Hãy tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây!
Khám phá 3 lợi ích của rau bồ ngót theo Đông y
Rau bồ ngót có tác dụng gì? Theo Đông y, lá của rau bồ ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết và mát huyết. Bên cạnh đó, rễ bồ ngót cũng là một loại dược liệu có công dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu rắt, sốt cao.
1. Rau bồ ngót có tác dụng thanh nhiệt
Với tác dụng thanh nhiệt, rau ngót có thể hỗ trợ cơ thể lợi tiểu, giải độc và làm mát cơ thể. Ngoài ra, rau ngót còn được ứng dụng như bài thuốc chữa chảy máu cam.
2. Rau ngót giúp trị ho, sốt cao, ban và tưa lưỡi
Trong Đông y, rau ngót tươi đem sắc lấy nước được cho là bài thuốc giúp cải thiện sốt, ho và phát ban. Bài thuốc gồm: 20-40g lá rau ngót tươi, đem sắc với nước uống mỗi ngày.
Đối với chứng tưa lưỡi ở trẻ em, bạn có thể chữa bằng lá bồ ngót.
- Hãy rửa sạch lá bồ ngót, giã nát, rồi vắt lấy nước cốt.
- Sau đó, bạn dùng băng gạc có thấm nước rau bồ ngót nguyên chất.
- Thoa đều lên lưỡi, lợi và vòm họng của trẻ.
Một mẹo nhỏ, bạn có thể hòa thêm một chút mật ong để hỗn hợp có vị của dễ chịu hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé và những lưu ý cần nhớ3. Rau bồ ngót giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch
Rau ngót có tác dụng gì với mẹ sau sinh hay không? Theo các chuyên gia sức khỏe, rau ngót mang lại nhiều lợi ích cho các mẹ sau khi sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, rau ngót giúp kích thích sữa, tăng cường sức khỏe sau sinh.
Ngoài ra, rau ngót cũng là một món ăn có khả năng làm co thắt tử cung, thường được khuyên ăn sau sanh để tử cung tống sạch sản dịch còn ứ đọng.
5 công dụng của rau bồ ngót theo khoa học hiện đại
Theo y học hiện đại, rau bồ ngót có tác dụng gì đối với sức khỏe?
1. Kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất flavonoid và polyphenol từ lá bồ ngót có thể giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Theo đó, flavonoid có chức năng giảm mức đường huyết, từ đó giảm sự tích tụ chất béo. Ngoài ra, polyphenol có chức năng làm giảm tế bào tăng sinh chất béo, tăng phân giải và tăng quá trình oxy hóa của axit béo.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát tốt lượng đường huyết và các loại thức ăn khi nạp vào cơ thể rất quan trọng. Rau bồ ngót chứa insulin, giúp kiểm soát lượng đường. Chất này có tác dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Bổ sung rau ngót vào chế độ ăn có thể cải thiện tình trạng đường huyết. Đồng thời, rau bồ ngót cũng có công dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.2. Giúp cải thiện đời sống tình dục
Nghiên cứu đã phát hiện hợp chất phytochemical có trong rau ngót được chứng minh có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục và kiểm soát rối loạn chức năng tình dục.
Ngoài ra, sterol trong rau ngót mang lại công dụng như một loại hormone tình dục, giúp cải thiện chất lượng cũng như số lượng tinh trùng ở nam giới.
3. Tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh
Rau bồ ngót có tác dụng gì? Hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm đạm thực vật, các loại vitamin: C, B, PP và khoáng chất: kali, canxi, magie,… trong rau ngót rất tốt cho sức khỏe của các mẹ sau sinh. Điều này rất tương đồng với các lợi ích của rau bồ ngót trong Đông y.
Hơn nữa, hợp chất phytochemical trong rau bồ ngót giúp kích thích sự phát triển của các hormone steroid, bao gồm các hormone như estrogen. Tác động của các hợp chất sterols trong rau ngót lên nội tiết giúp tăng đáng kể lượng sữa của các mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Ngoài ra, rau bồ ngót hỗ trợ trong việc chữa sót nhau thai. Loại rau này kích thích sự co bóp của tử cung, từ đó giúp đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm.
4. Hỗ trợ ổn định huyết áp
Trong rau bồ ngót chứa hoạt chất papaverin. Chất này có tác dụng chống co thắt cơ trơn, cũng như hỗ trợ làm giãn mạch máu. Bổ sung thêm rau ngót vào chế độ ăn của người mắc bệnh cao huyết áp sẽ giúp ổn định huyết áp.
Ngoài ra, những món ăn từ rau bồ ngót cũng rất tốt đối với những bệnh có về nghẽn mạch, tắc mạch hoặc bị xơ vữa động mạch.
5. Rau bồ ngót có tác dụng gì? Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm
Với hàm lượng vitamin C dồi dào và các thành phần dinh dưỡng khác, rau bồ ngót hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, loại rau xanh đậm này giúp chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm. Theo nghiên cứu, chiết xuất etanolic từ rau bồ ngót cũng có tác dụng chống viêm.
Lưu ý khi ăn rau bồ ngót
Nếu bạn đã giải đáp được thắc mắc: rau bồ ngót có tác dụng gì, bạn nên chú ý một số điều sau trước khi thêm loại rau này vào chế độ ăn của bạn.
Mặc dù loại rau phổ biến này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhưng ăn nhiều rau bồ ngót có sao không? Sử dụng rau ngót với liều lượng quá nhiều,có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn, bao gồm
Nguy cơ sảy thai
Dù rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh nhưng nếu đang mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn cần hết sức thận trọng khi bổ sung rau ngót vào thực đơn hàng ngày.
Hàm lượng papaverin trong rau ngót làm co thắt cơ trơn tử cung. Nạp quá nhiều papaverin sẽ tăng nguy cơ sảy thai đối với mẹ bầu.
Vậy bà bầu ăn rau ngót nấu canh được không?
Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học trên phạm vi rộng chứng minh việc ăn rau ngót có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn không nên ăn quá 30g rau ngót/ ngày.
Có thể bạn quan tâm
Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thaiNguy cơ viêm tiểu phế phổi tắc nghẽn do rau ngót
Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ quá nhiều nước ép rau bồ ngót sống để giảm cân dẫn đến bùng phát viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
Hơp chất papaverine trong rau bồ ngót là nguyên nhân gây ra chứng suy phổi này. Cục An toàn thực phẩm Hongkong đã ghi nhận việc sử dụng rau ngót chưa chín với số lượng lớn có thể dẫn đến mất ngủ, kén ăn, khó thở và xuất hiện viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Theo khuyến nghị, bạn nên:
- Không tiêu thụ rau bồ ngót mọc dại
- Tránh tiêu thụ rau bồ ngót thường xuyên, với số lượng lớn
- Tránh tiêu thụ rau bồ ngót chưa nấu chín, kể cả nước ép.
Gây mất ngủ
Việc sử dụng liên tục nước ép rau ngót sống không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Nếu bạn liên tục tiêu thụ 150g nước bồ ngót mỗi ngày, thức uống này có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, khó thở và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho hay, những triệu chứng này thường biến mất sau đó 1 ngày, nếu bạn ngưng sử dụng.
Lưu ý khi lựa chọn rau ngót
- Hãy chọn những bó rau ngót lá mỏng, cọng rau cứng cáp. Bạn nên tránh những lá rau bồ ngót dày nhưng cọng bị ỉu. Đồng thời, chú ý không lựa chọn những lá ngót bị xoăn lại bất thường, vì đây dấu hiệu rau có thể bị dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Trước khi chế biến, bạn nên rửa rau nhiều lần dưới vòi nước sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút.
- Để giữ được các chất dinh dưỡng trong rau bồ ngót, bạn không nên vò nát rau bồ ngót khi chế biến.
- Ở miền Bắc, vì một số loại rau chỉ có theo mùa, bạn nên hạn chế ăn rau trái vụ. Bởi rau bồ ngót trái vụ thường được sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn nên ăn rau ngót đúng mùa.
Vậy mùa rau ngót là khi nào? Ở miền Bắc, mùa của rau ngót sẽ kéo dài từ mùa hè, đặc biệt là vào giai đoạn mưa nhiều, đến mùa xuân năm sau. Vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua rau ngót từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau.
Rau bồ ngót trong mùa mưa sẽ sinh trưởng tốt và có chất lượng ngon nhất. Lúc này rau ngót thường có nhiều lá non, không có hoa li ti. Bạn có thể chú ý thời điểm này để thêm rau bồ ngót vào thực đơn.
Rau ngót là loại rau bổ dưỡng với nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp cho bữa cơm những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh ăn quá nhiều rau bồ ngót vì những tác dụng phụ nó mang lại. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã biết được rau bồ ngót có tác dụng gì? Chúc bạn có thêm một lựa chọn rau xanh cho bữa ăn hằng ngày.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Tác Dụng Cây Rau Bồ Ngót
-
Rau Ngót Vừa Công Vừa Bổ
-
[BẤT NGỜ] Với 6 TÁC DỤNG Của Rau Ngót Trong Đông Y
-
Ăn Rau Ngót Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Công Dụng Của Rau Ngót
-
Rau Ngót: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Khi ăn Kẻo Rước Họa Vào ...
-
Cây Rau Ngót: Công Dụng, Bài Thuốc Hay Và Một Số Lưu ý
-
Món ăn Trị Bệnh Từ Rau Ngót
-
19 Công Dụng Của Cây Rau Ngót Phổ Biến ở Các Miền Quê
-
Cây Bồ Ngót (rau Ngót) Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì? Mua Bồ Ngót Khô ở ...
-
Rau Bù Ngót - Nguồn Cung Cấp Vitamin C Vô Tận Và 9 Bài Thuốc Chữa ...
-
Ăn Rau Ngót Có Tác Dụng Gì? Những điều Cần Lưu ý Cho Người Dùng
-
Công Dụng Của Nước ép Rau Ngót đối Với Sức Khoẻ - Bách Hóa XANH
-
Tổng Hợp 15+ Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Rau Ngót Và Những Lưu ...
-
Rau Ngót (rau Bồ Ngót) | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương