Rau đắng đất – Vị Thuốc Dân Dã Giúp Mát Gan, Bảo Vệ Gan
Có thể bạn quan tâm
Rau đắng đất đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Không chỉ góp phần làm phong phú ẩm thực Việt Nam, loại rau dân dã này còn được biết đến là vị thuốc tốt cho gan, giúp mát gan, bổ gan. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của vị thuốc này cũng như cách sử dụng bài thuốc sao cho hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
5/5 - (160 bình chọn)- 1. Rau đắng đất là cây gì?
- 2. Đặc điểm nhận diện dược liệu
- 3. Phân bố dược liệu
- 4. Thu hái và chế biến dược liệu
- 5. Tính vị và công năng
- 6. Thành phần hóa học
- 7. Rau đắng đất có tác dụng gì?
- 7.1. Theo Y học cổ truyền
- 7.2. Theo Y học hiện đại
- 8. Rau đắng đất giải độc gan như thế nào?
- 9. Các bài thuốc từ rau đắng đất
- 9.1. Bài thuốc giải độc gan, bảo vệ gan
- 9.2. Bài thuốc lợi mật, thanh nhiệt, nhuận gan
- 9.3. Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mề đay
- 9.4. Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp
- 9.5. Bài thuốc điều trị đau gan
- 10. Lưu ý khi sử dụng dược liệu
1. Rau đắng đất là cây gì?
Tên gọi khác: Rau đắng lá vòng
Tên khoa học: Glinus oppositifolius
Họ: Rau đắng đất/ Phiên hạnh
2. Đặc điểm nhận diện dược liệu
Để nhận biết vị thuốc dân dã này, độc giả có thể dựa vào những đặc điểm nhận diện sau:
- Loại cây thân thảo sống lâu năm.
- Thân nhẵn, mảnh, mọc bò dưới mặt đất.
- Lá vòng, gồm 2 – 5 lá không đều nhau, cũng có khi là 6 lá.
- Lá có hình mác hẹp, thuôn dài, chiều dài chừng 2 – 3 cm, lá kèm nhỏ, thường rụng rất sớm.
- Hoa màu lục nhạt, cuống dài, thường có 2 – 5 hoa ở nách lá.
- Quả nang, mang hạt hình thận.
- Mùa hoa quả thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7.
3. Phân bố dược liệu
Rau đắng đất được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á như: Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Việt Nam, đảo Hải Nam của Trung Quốc…
Ở Việt Nam, loại rau này có mặt từ Nam Định đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cây thường mọc gần bờ ao, khu vực đất cát pha nước.
4. Thu hái và chế biến dược liệu
- Bộ phận dùng làm dược liệu là toàn cây.
- Dược liệu có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên giai đoạn tốt nhất là khi cây chưa ra hoa.
- Chế biến dược liệu: Rửa sạch đất trước khi dùng, có thể sử dụng dược liệu dạng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
- Bảo quản dược liệu: Dược liệu tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh vài ngày. Dược liệu khô cần giữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và nơi ánh sáng trực tiếp.
5. Tính vị và công năng
Dược liệu có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt.
6. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chủ yếu là: Saponin, flavonoid, triterpenoid.
Trong lá chứa: Vitamin C, acid spergulagenic, triterpenoid bảo hòa, spergulagenin A và một tri – hydroxyl cetone.
Trong rễ dược liệu chứa: Glucoside, spergulatriol, spergulagenin A…
Ngoài ra, trong dược liệu còn có một số nguyên tố khoáng như: Sắt, chlorures nitrates, sulfates và calcium.
7. Rau đắng đất có tác dụng gì?
Rau đắng đất có tác dụng gì là thắc mắc ở nhiều người. Ngoài việc sử dụng làm rau, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, loại rau này còn được ví như “vị thuốc của dân tộc”. Bởi, chúng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
7.1. Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, rau đắng đất có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, nhuận gan, giải độc gan, lợi tiểu, trị ngứa. Dùng để điều trị các bệnh như:
- Táo bón, kiết lỵ
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Viêm bàng quang
- Sỏi thận, viêm thận gây phù nề
>> Tìm hiểu thêm: {Tổng hợp} 12+ cách giải độc gan, thải độc gan tại nhà siêu tiết kiệm
7.2. Theo Y học hiện đại
Y học hiện đại nghiên cứu và tìm ra các tác dụng:
- Lợi tiểu, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu.
- Hỗ trợ giảm cholesterol và triglyceride trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp.
- Mát gan, giải độc, thanh nhiệt, chữa các bệnh ngoài da do nóng gan, điều trị các bệnh về gan.
- Ngọn của rau đắng đất có tác dụng hạ sốt, trị mụn nhọt, làm lành vết thương, giảm đau nhức xương khớp.
- Nước ép của rau đắng đất giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm.
8. Rau đắng đất giải độc gan như thế nào?
Như chúng ta đã biết, rau đắng đất là loại rau dân dã được người dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ sử dụng như vị thuốc giải độc gan hiệu quả. Nhiều người thắc mắc, không biết vì sao loại rau này lại có tác dụng kỳ diệu như vậy.
Theo các tài liệu Đông y, vị thuốc này có tác dụng mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, giải độc, nhuận tràng. Dược liệu được dùng cho các trường hợp nóng trong người, mẩn ngứa do gan yếu.
Ngoài ra, nghiên cứu y học cũng cho thấy, rau đắng đất chứa saponin, flavonoid, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, giải độc gan.
Với những lợi ích này, rau đắng đất đã có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y, sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan.
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu tạo và chức năng của gan – Để có phương pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe lá gan
9. Các bài thuốc từ rau đắng đất
9.1. Bài thuốc giải độc gan, bảo vệ gan
Thành phần: Ké đầu ngựa, rau đắng đất, dây khổ qua, cỏ xước (mỗi loại 6g), 3g Cam thảo, dành dành và nhân trần mỗi loại 5g.
Thực hiện:
- Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn, sau đó luyện thành viên hoặc sắc với nước uống.
- Nên dùng trước khi ăn.
9.2. Bài thuốc lợi mật, thanh nhiệt, nhuận gan
Thành phần: 2g hạt Bìm bìm biếc, 15g Actiso, 12g rau đắng đất.
Thực hiện: Sắc các nguyên liệu này với 500ml nước cho tới khi còn 200ml thì dừng lại. Dùng nước thuốc đó uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
9.3. Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mề đay
Chuẩn bị: 200g rau đắng đất, dùng loại cây tươi.
Thực hiện: Rửa sạch rau đắng đất, giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt, ngứa ngáy.
9.4. Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: 3 – 5 lít rượu 40 độ, 500g rau đắng đất phơi khô.
Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu. Sau 1 tháng có thể mang ra sử dụng, mỗi lần uống 1 ly nhỏ sau khi ăn, ngày uống 2 lần. Duy trì bài thuốc này 30 ngày sẽ thấy triệu chứng đau nhức xương khớp được cải thiện.
9.5. Bài thuốc điều trị đau gan
Chuẩn bị: dây cứt quạ (mướp đất) 100g, rau đắng đất 100g.
Thực hiện:
- Đem 2 vị thuốc rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó cho vào nồi nấu nhừ, lược bỏ bã và đun nhỏ lửa cho tới khi thành cao.
- Tiếp đến cho 1 lít mật ong vào để dùng dần. Mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày dùng 3 lần.
10. Lưu ý khi sử dụng dược liệu
Mặc dù rau đắng đất là vị thuốc tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần lưu ý:
- Cần phân biệt rau đắng đất và rau đắng biển để tránh dùng nhầm vị thuốc.
- Ngoài các bài thuốc kể trên, chúng ta có thể chế biến loại rau dân dã này thành các món ăn như: canh rau đắng, rau đắng xào, ăn sống… để bồi bổ sức khỏe.
- Để sử dụng các bài thuốc trên, người dùng tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, không tự ý sử dụng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về rau đắng đất, loại rau dân dã được người dân Nam trung Bộ và Nam Bộ yêu thích. Với công dụng giải độc gan, mát gan, tăng cường chức năng gan, kích thích chức năng tiêu hóa…, hi vọng vị thuốc này sẽ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình.
Xem thêm:
- Khúng khéng – Dược liệu nổi tiếng về giải rượu, giải độc gan
- Điểm danh top 15+thực phẩm bổ ganbạn nên biết
- [Tìm hiểu] công dụng Actiso – Một dược liệu không thể bỏ qua khi chăm sóc gan
- Xơ gan có lây không? Lây qua đường nào? Chuyên gia giải đáp
Từ khóa » Cây Rau đắng đất Là Cây Gì
-
Rau đắng đất: Tác Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng • Hello Bacsi
-
Rau đắng đất Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Rau đắng đất - Cây Thuốc Sạch Dân Dã Chứa Nhiều Hoạt Chất Tốt Cho ...
-
Cây Rau Đắng Đất - Hình Ảnh, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Rau đắng đất: Vị Thuốc đến Từ Loại Rau Dân Dã
-
Vị Thuốc Rau đắng đất | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Rau đắng đất: Công Dụng, Cách Dùng Và Những điều Cần Lưu ý
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Rau đắng đất
-
Rau đắng đất Trị Bệnh Gì? Công Dụng, Hình ảnh, Cách Ngâm Rượu
-
Rau đắng đất: "Cây Thuốc Dân Tộc" Tốt Cho Người Bệnh Gan
-
Rau đắng đất Và Hiệu Quả điều Trị Bệnh Gan, đau Nhức Xương Khớp
-
Rau đắng đất Trị Bệnh Gì? Tác Dụng Và Hình ảnh Cây Rau đắng đất
-
Loài Glinus Oppositifolius (L.) DC. (Cây Rau đắng đất) | Cây Thuốc