Rau Dền Gai - Vị Thuốc Quý Trị Bệnh Cứu Người

1. Cây rau dền gai là gì?

Rau dền gai hay còn được gọi là rau dền hoang, cây cỏ gai, thích hiện, Phjăc hôm nam (Tày), La rum giê la (Bana).

Nó có tên khoa học là Amaranthus spinosus L., Amaranthaceae (họ Rau dền).

Loài này thường nhầm lẫn với nhiều loại trong họ rau dền, vì vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc điểm của cây rau dền gai nhé!

1.1. Đặc điểm của cây dền gai

  • Cây dền gai thuộc cây thân thảo sống hàng năm, mọc thẳng, đơn tính cùng gốc, cao khoảng 30 - 70cm và phân nhiều nhánh.
  • Thân xanh, nâu hoặc đỏ, có góc cạnh hoặc có đường dọc, nhẵn không có lông và có gai ở các nách lá.
  • Lá đơn và mọc so le. Lá có hình bầu dục, dài từ 5 - 10cm, rộng 2 - 5cm. Mỗi lá có 8 - 10 gân bên hơi cong, phía dưới nổi rõ. Cả hai mặt đều nhẵn, có nhiều chấm mờ nhỏ. Mặt trên thường xanh lục, mặt dưới thường có màu tím.
Đặc điểm của cây dền gai
Đặc điểm của cây dền gai
  • Cụm hoa đơn tính cùng gốc; mọc thành cụm không cuống, xếp thành xim ở đầu cành dày hoặc ở nách lá. Hoa rất nhỏ, màu xanh lục. Chúng không có cánh hoa nhưng có đến tận 5 lá đài. Hoa cái nằm ở gốc gai, hoa đực nằm ở ngọn. Hoa đực có 5 nhị.
  • Quả hình chóp, được bao bọc bởi đài hoa và có một hạt.
  • Hạt hình trứng, dẹt, màu nâu đỏ đến đen, bóng; phân tán bởi gió hoặc nước. Mỗi cây thường có 235.000 hạt. 

1.2. Phân bố

Cây dền gai là loài thường mọc ở ven đường, bãi cỏ, ruộng bỏ hoang, vùng nương rẫy dễ trồng và có thể tìm thấy ở tất cả các tỉnh từ miền Bắc vào miền Nam.

Bài nên xem
  • Trị Cốt Tán có tốt không? Mọi người nói gì về Trị Cốt Tán?Trị Cốt Tán có tốt không? Mọi người nói gì về Trị Cốt Tán?

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây.
  • Thu hái: cây có thể thu hái quanh năm.
  • Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
  • Bảo quản: Dược liệu được đóng trong các túi zip hoặc bao bì kín và để nơi khô ráo, thoáng mát.

1.4. Thành phần hóa học

Rau dền gai chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể
Rau dền gai chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể
  • Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau dền gai được thể hiện cụ thể năng lượng 42kcal; nước 84g; protein 4,6g; chất béo 0,2g; carbohydrate 8,3 g; chất xơ 1,8g, canxi 410mg; phospho 103 mg; sắt 8,9 mg và một phần natri kali nhất định và vitamin C, B3,...
  • Rễ chứa α-spinasterol và một số saponin, sterol, n-ankan, axit béo và alcol tự do đã được tìm thấy trong chiết xuất ete dầu hỏa của loại thảo mộc này.
  • Chất flavonoid rutin đã được tìm thấy trong các bộ phận trên mặt đất với nồng độ lên đến 1,9%, và dấu vết của axit hydrocyanic trong lá.
Xem thêm: Nguyên nhân gây teo cơ thường gặp nhất hiện nay

2. Tác dụng của rau dền gai

Rau dền gai không chỉ là món ăn ngon trong các bữa cơm hàng ngày mà nó còn đem đến các tác dụng ấn tượng đối với sức khỏe của con người.

2.1. Tính vị

Cây có vị ngọt nhạt và tính hơi lạnh.

2.2. Công dụng của rau dền gai

Theo Đông y, cây dền gai có tác dụng lợi tiểu, thu liễm ngừng tả, thanh nhiệt và trừ thấp. Mỗi bộ phận của cây có tác dụng trị bệnh khác nhau. Dược liệu có công dụng như sau:

  • Giúp xương chắc khỏe, hạn chế loãng xương, thoái hóa cột sống, điều trị đau nhức xương, đau lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Điều trị da mẩn ngứa.
  • Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, chảy máu cam.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận.
  • Làm mát gan và bảo vệ gan.
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Điều trị ho khan, ho có đờm.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa như khí hư, kinh nguyệt không đều.
Rau dền gai có tác dụng thanh nhiệt và trừ thấp
Rau dền gai có tác dụng thanh nhiệt và trừ thấp

2.3. Cách dùng

Rau dền gai có thể được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp đều được.

3. Rau dền gai chữa bệnh gì?

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng rau dền gai chữa bệnh mà bạn có thể tham khảo, cụ thể

3.1. Rau dền gai chữa gai cột sống

Chữa gai cột sống bằng rau dền gai thực sự rất tốt bởi các thành phần hoạt chất trong nó như các khoáng chất làm giảm tình trạng lão hóa xương, gai khúc cong cột sống. Dược liệu được áp dụng cả trong bài thuốc sắc và thuốc đắp như sau:

Rau dền gai trị gai cột sống
Rau dền gai trị gai cột sống

3.1.1. Sắc nước rau dền

Chuẩn bị:

  • Hoa và rễ rau dền gai 300 gam.
  • Nước lọc 500ml.

Cách làm:

Hoa và rễ rau dền đem rửa sạch dưới vòi nước chảy nhằm loại bỏ hết bụi bẩn và đất cát. Sau đó để cho ráo nước. Cắt nhỏ hoa và rễ rau dền gai 3 – 5 cm.

Cho hoa và rễ đã cắt nhỏ vào nồi, đổ toàn bộ nước đã chuẩn bị vào. Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa. Đun khoảng 15 phút sau đó tắt bếp.

Tiến hành lọc loại bỏ hoa và rễ chỉ lấy phần nước. Nước này đem dùng trong ngày, chia làm 2 lần uống. Nước rau dền gai có màu nâu hơi vàng, mùi vị thơm và dễ uống

Bài nên xem
  •  Sử dụng Trị Cốt Tán như thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất Sử dụng Trị Cốt Tán như thế nào để đạt hiệu quả

 3.1.2. Đắp lá dền gai

Chuẩn bị:

  • Lá rau dền gai 300g.
  • Muối 2 thìa cafe.
  • Chày cối.

Cách làm:

Rửa sạch lá rau dền gai và để cho ráo nước. Cho toàn bộ là và lượng muối đã chuẩn bị trước vào cối, giã nát.

Khi đã giã nhuyễn thì cho lượng hỗn hợp này vào khăn mùi xoa hoặc một mảnh vải. Đắp lên vị trí bị gai cột sống. Làm như vậy 1 – 2 lần/ ngày.

3.2. Rau dền gai chữa đau khớp, thoát vị đĩa đệm

Rau dền gai chữa thoát vị đĩa đệm
Rau dền gai chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ rau dền gai được thực hiện như sau:

Dược liệu: Cây chìa vôi 30g; cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cây cỏ ngươi và lá lốt mỗi vị 20g.

Thực hiện: 

Rửa sạch các vị thuốc trên, sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng một nửa là được. Nước thuốc được chia uống 3 lần trong ngày và uống sau bữa ăn 30 phút.

Xem thêm: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn hiện nay

3.3. Rau dền gai chữa thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: Rau dền gai và muối.

Thực hiện: 

Rau dền gai rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các chất bẩn. Đun một lượng nước vừa đủ tới khi sôi thì cho rau dền vào và đun từ 10 - 15 phút. Sau đó cho thêm một chút muối và đợi khi nguội là có thể uống.

Kiên trì thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống được cải thiện rõ rệt.

>> Có thể bạn quan tâm đến cây thuốc chữa bệnh xương khớp: Cây cẩu tích - Tác dụng, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

3.4. Rau dền gai chữa sỏi thận

Rau dền gai chữa sỏi thận
Rau dền gai chữa sỏi thận

Dược liệu: Rễ rau dền gai (sao vàng) và vỏ quả bí đao 20g; kim tiền thảo, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm), mã đề mỗi thứ 12g.

Thực hiện:

Rửa sạch các dược liệu trên và sắc với 500ml đến khi cạn còn 250ml nước, chia 2 - 3 lần/ngày.

Dùng liên tục trong 10 ngày sau đó nghỉ vài ngày mới tiếp tục sử dụng nếu bệnh chưa thuyên giảm.

3.6. Chữa mụn nhọt chưa vỡ

Cách làm như sau:

Rau dền gai được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó, giã nát và đắp lên vị trí có mụn nhọt từ 2 - 3 tiếng. Mỗi ngày nên đắp từ 2 - 3 lần để mục tiêu nhanh hơn.

Bài nên xem
  • Thuốc Trị Cốt Tán giá bao nhiêu?Sản phẩm Trị Cốt Tán giá bao nhiêu?

3.7. Điều trị ứ huyết và trật đả

Nấu 10g cành và lá của cây dền gai với 500ml nước. Uống liên tục hàng ngày để triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

3.8. Trị ho có đờm

  • Dược liệu: lá và thân cây dền gai 50g; kim ngân hoa và lá bồng bồng mỗi vị 20g; cam thảo đất 16g.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 500ml nước đến khi cạn còn 250ml, chia thuốc thành 2 - 3 lần và dùng trong ngày. Dùng trong 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

3.9. Điều trị viêm hoặc đau họng

Cách làm rất đơn giản như sau: 

Rửa sạch 1 lượng lá và thân cây rau dền gai và ngâm với nước muối loãng. Sau đó, giã nhuyễn rau dền hoặc nhai chung với ít muối và 1 -3 lát gừng rồi nuốt nước.

Mỗi ngày nên nhai từ 1 - 2 lần để làm dịu cơn đau họng.

3.10. Điều trị kinh nguyệt không đều

Sắc 20g rau dền gai, 20g bạch thau với 500ml nước và uống trong ngày.

3.11. Trị bỏng nhẹ

Rau dền gai trị bỏng
Rau dền gai trị bỏng

Sử dụng rau dền gai giã nhuyễn và đắp lên vết bỏng. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày để vết bỏng mau lành.

3.12. Trị khí hư và bạch đới

Dược liệu: Rau dền gai 20g và lá bạc hà đen 16g.

Thực hiện:

Các dược liệu trên đem thái nhỏ và phơi khô. Sau đó, sắc chúng với 400ml đến khi cạn còn 200ml thì gạn lấy phần nước để uống. 

Chia nước thuốc thành nhiều lần và dùng trong ngày. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc từ 7 - 10 ngày.

3.13. Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ)

Dược liệu: Rau dền gai, lá hẹ tươi, rau sam với lượng bằng nhau.

Thực hiện:

Đem rửa sạch các nguyên liệu trên và giã nát. Sau đó, đắp lên chỗ nổi mẩn đỏ.

Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày và chỉ sau vài ngày triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

3.14. Chữa đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao

Rau dền gai chữa đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao
Rau dền gai chữa đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao

Sắc rau dền gai và cỏ mần trầu mỗi vị 100g với 500ml nước đến khi cạn cong một nửa thì gạn lấy phần nước để uống. Nước thuốc nên được uống trong ngày và chia 2 - 3 lần/ngày.

3.15. Chữa thiếu máu, thiếu sắt

Một món ăn được giới thiệu đến bạn đọc có tác dụng chữa thiếu máu, thiếu sắt rất tốt. 

Cách làm như sau: Rau dền gai 100g và gan heo 50g, đem xào ăn vài lần trong tuần. 

3.16. Chữa rắn cắn

Dược liệu: hạt rau dền 5g, phèn chua 0,5g.

Thực hiện: 

Giã nhuyễn 2 nguyên liệu trên và chia làm 2 phần: 1 phần dùng để uống, chiêu với rượu hoặc nước ấm; phần còn lại đem đắp lên vết rắn cắn. 

Ngoài ra, cần phải kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn để không gây hại đến các cơ quan của cơ thể.

Bài nên xem
  • Xin hỏi Trị Cốt Tán mua ở đâu là tốt?Xin hỏi Trị Cốt Tán mua ở đâu là tốt?

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây rau dền gai để đạt tác dụng tốt nhất

Áp dụng bài thuốc chữa gai cột sống với rau dền gai có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Cơ địa mỗi người khác nhau.
  • Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
  • Chế độ sinh hoạt và vận động của từng người.

Ngoài ra, đối với mỗi thảo dược có dược tính, nếu không được sử dụng đúng mục đích có thể gây hại cho cơ thể người bệnh. Do vậy, khi sử rau dền gai, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

Buồn nôn - Tác dụng không mong muốn của rau dền gai
Buồn nôn - Tác dụng không mong muốn của rau dền gai
  • Mỗi bài thuốc chỉ nên sắc với lượng nước vừa đủ dùng trong ngày. Không được dùng nước thuốc đã để qua đêm.
  • Tác dụng của các bài thuốc từ cây dền gai thường có tác dụng chậm, do đó, người dùng phải kiên trì, không bỏ dở liệu trình.
  • Cây dền gai thường mọc hoang, dễ tìm và giống với nhiều loài khác, vì vậy, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, tránh sử dụng bừa bãi và không an toàn cho người dùng.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt thì cần ngưng sử dụng và đến ngày các cơ sở y tế để điều trị.
  • Đặc biệt, khi sử dụng rau dền gai làm thực phẩm trong các bữa ăn. Người dùng cần lưu ý những loại thực phẩm không nên dùng do kị với rau dền gai để tránh những hậu quả đáng tiếc, ví dụ như ba ba,...
  • Đối với phụ nữ có thai thì vẫn có thể sử dụng loại thảo dược này nhưng vẫn nên hạn chế để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trên đây là những thông tin về rau dền gai, tác dụng, công dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này. Hy vọng những kiến thức này hữu ích cho bạn và người thân trong gia đình.

Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh lý của mình, đặc biệt các bệnh lý cơ xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy like và chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh. Cảm ơn bạn nhiều!

Tin liên quan

  • Thực hư cây xương rồng có tác dụng chữa bệnh
  • Khám phá sự thật đằng sau hạt đười ươi chữa bệnh
  • Cây cẩu tích - Tác dụng, công dụng và bài thuốc chữa bệnh
  • Cây chùm ngây có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ khóa » Dền Gai Là Cây Gì