Rau Dền Vừa Là Thức ăn Vừa Là Thuốc
Có thể bạn quan tâm
hinh 1Cách chế biến rau dền phổ biến nhất là luộc hoặc nấu canh với tôm, cua, thịt nạc... ăn ngon và bổ.
Về thành phần hoá học, cứ trong l00g rau dền có từ 86 - 92g nước; 3,2 - 3,4g chất đạm (protid); 6,2 - 6,3g chất đường (gluxit); 1,6 - 2,4g xenluloza (chất xơ); 241 - 288mg canxi; 27 - 63mg vitamin C; 2800 - 5300mcg caroten, ngoài ra còn một số vitamin khác như B1, B2, PP...
So với nhiều loại rau ăn, tỷ lệ chất đạm trong rau dền tương đối cao và điều đáng quí là nó có gần như đầy đủ các axit amin cần thiết như Lysin, Phenylalanin, Valin, Lơxin, Acginin... Hàm lượng canxi trong rau dền cao nhưng chúng ở dưới dạng khó hấp thu (Oxalat canxi) do vậy lượng canxi được cơ thể hấp thu từ rau dền không lớn. Hàm lượng caroten trong rau dền khá cao, khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A giúp trẻ phát triển tốt, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và giữ cho sự trong sáng của đôi mắt. Lượng xenluloza (chất xơ) trong rau dền khá tốt, chất xơ của rau dền có cấu trúc mịn màng nên dễ dàng chuyển sang các dạng hoà tan ở trong ruột có tác dụng kích thích mạnh làm tăng nhu động ruột chống táo bón; kích thích bài tiết dịch ruột giúp quá trình tiêu hoá tốt và ăn ngon miệng. Ngoài ra xenluloza của rau dền còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc hại. Theo Đông y, rau dền vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, trị kiết lỵ, táo bón, giải độc nọc ong khá hiệu nghiệm.
Cây rau dền gai được nhân dân ta dùng cả thân, lá, rễ, hạt để làm thuốc. Toàn cây dền gai chứa nhiều muối Kali nên có tác dụng lợi tiểu và tốt cho hoạt động của tim mạch. Người ta còn dùng rễ (củ) dền gai phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa đi lỵ ra máu, khí hư ở phụ nữ.
Tuy nhiên, với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa nên cho uống nước rau dền hay củ dền vì trong 6 tháng đầu, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn không cần cho ăn, uống thêm thức ăn hay nước uống gì nếu mẹ đủ sữa. Uống nước rau dền có tính lạnh mà hệ thống tiêu hoá của trẻ còn non yếu chưa phát triển hoàn thiện dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vì lượng Oxalat canxi trong rau dền cao nên những người có tiền sử sỏi đường tiết niệu, đường gan mật nên hạn chế sử dụng. Trẻ em và người bình thường chỉ nên ăn tuần 2-3 lần.
Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Dền Cơm
-
Ăn Rau Dền Có Tốt Cho Sức Khỏe? - Dinh Dưỡng - Vinmec
-
Rau Dền: Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi ích Cho Sức Khỏe - YouMed
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Dền - Amaranth Greens Nutrition
-
Tìm Hiểu Giá Trị Dinh Dưỡng Rau Dền
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Và Công Dụng Của Dền Cơm
-
Công Dụng Của Rau Dền Cơm - SUCKHOENOITIET.VN
-
Rau Dền: Lợi ích, Giá Trị Dinh Dưỡng, Bất Lợi Và Công Thức Nấu ăn
-
Những Lợi ích Sức Khỏe Của Rau Dền - Dân Trí
-
Rau Dền: Lợi ích Sức Khỏe Và Các Món Ngon Dễ Làm - Hello Bacsi
-
Vì Sao Rau Dền được Gọi Là “nhà Vô địch” Về Dinh Dưỡng? - LEEP.APP
-
Rau Dền: Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Dền Đã Chế Biến (Luộc)
-
Dền Cơm - Cây Rau Với Nhiều Công Dụng Quý Cho Sức Khỏe
-
Top 15 Giá Trị Dinh Dưỡng Của Rau Dền Cơm 2022