Rau Húng Lủi - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Rau Húng Lủi là một loại rau phổ biến trong bữa ăn của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nước ta có khá nhiều loại rau húng, vì vậy trong bài viết lần này chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt các loại rau húng phổ biến ở Việt Nam.

Nội dung chính

Toggle
  • Rau húng lủi là gì?
  • Tác dụng bất ngờ của rau húng lủi với sức khỏe
    • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
    • Tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư
    • Giúp da sáng, ngăn ngừa mụn nhọt
    • Kháng viêm hiệu quả, trị vết đốt côn trùng cắn
    • Bảo vệ sức khỏe răng miệng
    • Trị bệnh viêm họng hiệu quả
    • Vị thuốc giải cảm, điều trị hen suyễn
    • Điều trị nám, làm giảm quầng thâm mắt
  • Cách trồng rau húng lủi
    • Cách trồng húng lủi với hạt
    • Trồng húng lủi bằng cách ươm cây con
  • Vị trí để cách trồng húng lủi thuận lợi
  • Cách chăm sóc húng lủi
    • Ngắt chồi non
    • Tưới nước
  • Thu hoạch húng lủi
  • Cách nhân giống cây trồng húng lủi

Rau húng lủi là gì?

Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên phát triển rất nhanh, thân dễ mọc bò thành chùm dưới đất. Lá cây húng lủi tương đối nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.

Tên gọi khác: húng lũi, húng lủi, húng nhủi, húng dũi, húng lá, húng bạc hà, rau húng.

Tên khoa học: Mentha aquatica.

Mùi thơm: thơm đặc trưng.

Đặc điểm phân biệt: cây thảo, rễ chùm, lá thuôn dài, mép lá răng cưa.

Tác dụng bất ngờ của rau húng lủi với sức khỏe

Rau Húng Lủi - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1
Rau húng lủi – Đặc điểm sinh học rau húng lủi

Mỗi loại thực vật đều mang trong mình đặc điểm, mùi vị, hương thơm cũng như công dụng riêng, và húng lủi cũng không ngoại lệ. Húng lủi là một loại rau thơm phổ biến, xuất hiện rất nhiều trên mâm cơm của mỗi gia đình. Thế nhưng bạn có biết, bản thân nó cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại rau này.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong rau húng lủi rất giàu các hoạt chất có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn. Những chất như limonene, dihydrocarvone, cineol đóng vai trò như một chất ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn tốt cho những người bị hội chứng kích ứng ruột.

Nếu cảm thấy dạ dày mình không được khỏe, hãy pha một ly trà nóng, thêm vài cọng rau húng lủi vào và thưởng thức. Những hợp chất có trong lá húng lủi sẽ làm dịu cơn khó chịu.

Tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, húng lủi là một loại rau có khả năng ngăn ngừa căn bệnh ung thư. Sở dĩ loại rau này có thể ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư bởi trong thành phần của nó có chứa hoạt chất Perillyl. Đây là một chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của những tế bào gây ung thư ruột, da và phổi. Do đó, để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, hãy bổ sung rau húng lủi vào thực đơn hàng ngày nhé.

Giúp da sáng, ngăn ngừa mụn nhọt

Bạn có biết, hiện nay rất nhiều chị em sử dụng detox húng lủi? Đây không phải công thức làm đẹp “ngớ ngẩn” như nhiều người vẫn nghĩ bởi thực chất húng lủi không chỉ giúp giảm cân mà còn làm sáng da hiệu quả. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, húng lủi như một loại rau lý tưởng cho công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ. Các vitamin trong rau húng hoạt động như một chất chống oxy, kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch và dưỡng da tốt. Do đó, nếu da bạn bị nổi mụn, thâm sạm thì hãy dùng nước ép rau húng lủi để rửa mặt hàng ngày. Sau một thời gian kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy làn da mình sáng lên rõ rệt.

Kháng viêm hiệu quả, trị vết đốt côn trùng cắn

Không chỉ đơn thuần là một loại rau gia vị, húng lủi còn được xem như thảo dược quý giúp kháng viêm và trị những vết đốt do côn trùng cắn. Công dụng này đã được khoa học chứng minh, vì vậy bạn hoàn toàn có thể thử áp dụng.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Sở dĩ húng lủi được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là trong các vườn rau gia đình là bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Trong đó có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và gia tăng của các loại vi khuẩn ký sinh trong khoang miệng. Ăn rau húng thường xuyên sẽ giúp răng khỏe hơn, đảm bảo sức khỏe răng miệng, cho hơi thở thơm mát.

Trị bệnh viêm họng hiệu quả

Bên cạnh tác dụng tăng cường sức khỏe răng miệng thì húng lủi còn trị bệnh viêm họng hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn, rau húng đóng vai trò như một chất bảo vệ khu vực họng, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Cách dùng húng lủi để trị viêm họng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng cọng húng lủi tươi, rửa sạch và thái nhỏ, sau đó trộn cùng đường phèn, mang hấp cách thủy rồi sử dụng. Hoặc đơn giản hơn là ngậm bã rau để nạp dưỡng chất. Hãy thực hiện trong vòng 3 – 5 ngày để tình trạng viêm họng được cải thiện.

Vị thuốc giải cảm, điều trị hen suyễn

Bài thuốc dân gian trị cảm cúm không thể thiếu vắng cái tên húng lủi. Rất đơn giản, bạn hãy kết hợp rau húng lủi cùng những loại rau thơm khác như lá lốt, kinh giới hoặc sả để xông hơi. Phương pháp này rất đơn giản nhưng với dưỡng chất từ các loại rau dân gian này sẽ giúp đánh tan cảm cúm vô cùng hiệu quả.

Thêm vào đó, đặc tính kháng khuẩn của loại húng này còn có tác dụng làm sạch đường dẫn khí của phổi. Chính vì vậy, nó có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn. Bạn lấy một chút lá húng lủi, sắc với nước, uống trong ngày. Hãy thực hiện trong thời gian dài đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Điều trị nám, làm giảm quầng thâm mắt

Da sạm, nám da, mắt quầng thâm,… đây đều là những nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Sự tồn tại của chúng trên gương mặt khiến phái đẹp trở nên kém sắc và thiếu sức sống. Vì vậy, hãy lựa chọn loại rau tới từ thiên nhiên, an toàn và hiệu quả như húng lủi để cải thiện tình trạng. Kết hợp phương pháp làm đẹp húng lủi và bột nghệ sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy. Trước khi sử dụng hỗn hợp này, hãy dùng nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm, sau đó đắp hỗn hợp bột nghệ + húng lủi vào vùng da bị nám, thư giãn 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Đối với những quầng thâm ở mắt, hãy rửa sạch húng lủi và xay nhuyễn, vắt thêm vài giọt nước cốt chanh. Làm sạch vùng da dưới mắt sau đó thoa hỗn hợp này lên, để trong 20 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu vào da, rửa lại với nước sạch. Với phương pháp trị quầng thâm này, hãy áp dụng 2 lần/ tuần để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, muốn hạn chế tình trạng mắt thâm quầng thì bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, không nên thức quá khuya, nghỉ ngơi cho hợp lý.

Cách trồng rau húng lủi

Rau Húng Lủi - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2
Rau húng lủi – Đặc điểm sinh học rau húng lủi

Cách trồng húng lủi với hạt

Bạn có thể gieo giống cây húng lủi rất dễ dàng, với bất kỳ loại đất nào.

Làm ẩm đất trước là việc bạn không nên quên trước khi học cách trồng húng lủi.

Sau đó cứ rải hạt húng lủi theo một hàng dọc nhất định tùy ý bạn. Mỗi hàng như vậy cách nhau từ 5 – 7cm.

Lưu ý, cây sẽ phát triển tốt nhất vào tháng 5 đấy nhé.

Trồng húng lủi bằng cách ươm cây con

Chọn một bầu đất với kích thước phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng rau của bạn. Có thể ươm húng lủi bằng nhiều bầu.

Cho giá thể trồng rau hữu cơ kết hợp với đất sạch vào trong bầu ươm. Tiến hành gieo hạt vào trong bầu.

Để bầu ươm tại nơi mát mẻ, hạn chế ánh nắng từ mặt trời và giữ cho đất luôn luôn ẩm cho đến khi hạt nảy mầm.

Khi hạt nảy mầm, nhẹ nhàng tách cây và đem trồng tại nơi thích hợp.

Vị trí để cách trồng húng lủi thuận lợi

Rau Húng Lủi - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3
Rau húng lủi – Đặc điểm sinh học rau húng lủi

Chọn những nơi mát mẻ, có bóng râm để trồng húng lủi. Chọn những nơi đất phải được thoát nước tốt để tránh nước bị đọng lại.

Bạn có thể trồng trong chậu để dễ dàng kiểm soát quá trình phát triển của húng lủi. Có thể đặt chậu trồng húng lủi ngay trong nhà, đằng sau cửa sổ, hoặc ban công,…

Cách chăm sóc húng lủi

Ngắt chồi non

Một vài tuần sau khi trồng húng lủi, ngắt bỏ bớt những chồi non. Cách làm này chính là để khuyến khích những cành mới.

Cắt đứt phần cuối của thân giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn.

Như vậy, thân cây bên sẽ phát triển. Bạn có thể lặp lại thao tác nhiều lần ở đầu mỗi thân cây.

Tưới nước

Cây húng lủi là cây ưa hạn. Vì thế chỉ nên tưới nhiều nước trước khi trồng hoặc khi bạn thấy đất trồng quá khô.

Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều tối để bảo vệ lá của cây không bị mặt trời đốt cháy.

Thu hoạch húng lủi

Khi cây đủ lớn, chọn những chiếc lá lớn nhất bằng cách cắt toàn bộ thân để khuyến khích những chồi mới mọc lên.

Tốt nhất nên thu hoạch húng lủi vào lúc sáng sớm trước khi mặt trời làm hỏng chất lượng hương thơm của lá.

Ngoài ra, bạn cũng nên cắt bỏ những nhánh héo úa hoặc chết để khuyến khích cây ra nhánh mới.

Cách nhân giống cây trồng húng lủi

Rau Húng Lủi - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 4
Rau húng lủi – Đặc điểm sinh học rau húng lủi

Hãy nhẹ nhàng đào nhẹ xuống phần rễ của cây. Sau đó tách cây ra và đem cấy vào những nơi khác như chậu hay thậm chí đất vườn nhà nhà bạn.

Tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày trong 2 tuần đầu sau khi cấy.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để tự học cách trồng húng lủi và có thể tự trồng cho mình loại cây có hương thơm dễ chịu này làm gia vị cho những món ăn ngon, vì thế đừng quên ghé ttgdtxninhthuan.edu.vn thăm mỗi ngày để có thêm kiến thức hay cho mình nhé!

Từ khóa » đặc điểm Của Cây Rau Húng Lủi