Rau Khúc Làm Bánh Khúc - Một Loài Cây Cỏ Có Giá Trị Không Ngờ

“Ai bánh khúc đê!”. Rau khúc làm bánh khúc đã vô cùng thân quen trong tâm trí những người dân Hà Nội. Vậy rau khúc là rau gì, nó trông như thế nào, và có tác dụng gì? Mời các bạn đọc hết bài viết này nhé!

Cây rau khúc là rau gì và trông như thế nào?

Lá rau khúc làm bánh khúc
Lá của cây rau khúc tẻ làm bánh khúc có một lớp lông len trắng phủ ở hai mặt

Rau khúc tẻ có danh pháp khoa học là Gnaphalium affine, là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc Asteraceae, chi Rau khúc Gnaphalium. Ngoài ra còn có khúc nếp, hay còn gọi là khúc nhiều thân.

Khúc là một loài cây thân cỏ, sống lâu năm. Chúng có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, trên những cánh đồng ruộng ở các tỉnh Bắc Bộ, hay mọc trên sườn đồi, nương rẫy vùng Tây Nguyên.

Lá của cây khúc mọc so le với nhau, lá thuôn dài và có đầu hơi nhọn, trên lá có lớp lông len mềm mại, ở giữa ngọn cây là bông hoa nhỏ màu trắng, khi hoa nở sẽ có màu vàng.

Có hai loại lá khúc, bao gồm rau khúc nếp và tẻ. Cây khúc tẻ có lá to hơn và hôi hơn so với khúc nếp. Cả hai loại này để có thể được dùng làm món bánh khúc nổi tiếng thơm ngon.

Rau khúc có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Rau khúc nếp nhiều thân
Rau khúc nếp có hoa mọc thành chùm màu vàng và thân phân nhánh nhiều

Thành phần chính có trong lá khúc làm bánh đó là flavonoid (5%) và tinh dầu (0,05%), vitamin C và vitamin nhóm B.

Trong Đông y, cây khúc còn được coi là một loại cây dược liệu bởi nó có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, rất có lợi cho lá lách và phổi (tỳ và phế).

Các hoạt chất trong lá khúc có tác dụng dược lý như sau:

Thanh nhiệt cho cơ thể: Dùng lá khúc trong các bữa ăn hàng ngày giúp thanh nhiệt, giảm nóng trong, giảm trừ các hiện tượng do nóng trong gây ra như nổi mụn, viêm lợi, táo bón, tiểu rát.

Bổ phổi, tiêu đờm, giảm ho: Do có tính kháng viêm mạnh mẽ, dùng nước sắc cây khúc thay nước uống hàng ngày giúp giảm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trong, từ đó giúp thuyên giảm các hiện tương như ho khan, ho có đờm, sổ mũi, đau họng.

Trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn: Lá khúc có tính kháng khuẩn, vì vậy đổi với những ai bị đau bụng do ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn gây hại, khi uống nước sắc rau khúc sẽ giúp ổn định hệ vi sinh trong đường tiêu hóa, giảm tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.

Bài thuốc dân gian từ cây khúc

Cây rau khúc làm bánh nấu xôi
Cây rau khúc làm bánh, nấu xôi và là một vị thuốc Đông y
  • Chữa viêm họng, ho và cảm sốt: Sử dụng 30 gram rau khúc khô sắc chung với 10 gram hành và 10 gram gừng. Uống thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm
  • Trị ho có nhiều đờm: Lấy 15 – 20 gram rau khúc đem sắc chung với 15 – 20 gram đường phèn và uống trong ngày
  • Điều trị suyễn và viêm phế quản do lạnh: Chuẩn bị 15 gram rau khúc khô, 9 gram vân vụ thảo, 12 gram thiên trúc tử, 30 gram tề ni căn, 15 gram hoàng giới tử và 9 gram tiền hồ. Mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục trong 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Cách làm bánh khúc từ lá khúc

Cách làm bánh khúc từ lá rau khúc
Lá khúc là thành phần không thể thiếu của món xôi khúc

Lá của cây khúc được dùng để làm nên một món ăn sáng rất quen thuộc và thơm ngon, đó là món xôi khúc hay còn gọi là bánh khúc.

Để làm món bánh khúc từ lá khúc, người ta đem rau khúc xay nhuyễn trong máy xay sinh tố, rau đó lọc lấy nước để trộn vào bột nếp. Bột này sẽ dùng để làm lớp vỏ bọc lấy nhân đậu xanh bên trong.

Vào những ngày mùa đông, không gì ấm áp hơn được thưởng thức món xôi khúc nóng hổi, thơm lừng và vẫn còn bốc hơi nghi ngút.

Từ khóa » Cây Rau Khúc