Rau Khúc: Tác Dụng Và Cách Sử Dụng - Eva
Có thể bạn quan tâm
Rau khúc là gì?
Rau khúc là một loài thực vật thuộc chi Pseudognaphalium. Rau khúc phân bố rộng rãi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Transcaucasus và Anatolia. Cây rau khúc sống hai năm một lần, thân dài 15–40 cm, bề mặt có lông tơ mịn, lá nhỏ và tròn. Những bông hoa xuất hiện như những bông hoa nhỏ với cánh hoa dài khoảng 2 mm.
Trong tiếng Trung, loài cây này được gọi là shǔqúcǎo và được sử dụng để làm bánh bột gạo cho lễ Thanh minh. Đôi khi nó được dùng để tạo hương vị cho món caozai guo được tiêu thụ ở Đài Loan vào Ngày lễ quét mộ vào mùa xuân. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là hahakogusa hoặc houkogousa. Rau khúc là một trong những loại thảo mộc được tiêu thụ trong lễ hội Bảy loại thảo mộc vào mùa xuân.
Tác dụng của lá rau khúc
Rau khúc đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và cũng xuất hiện trong ẩm thực của các nước Đông Á, cụ thể là trong bánh kẹo ngọt chẳng hạn như Kusa mochi của Nhật Bản và chhú-khak-ké của Đài Loan. Rau khúc cũng được sử dụng để tạo màu xanh lá đặc trưng và hương vị độc đáo cho mì và bánh kế.
Ở Việt Nam, đây là nguyên liệu làm nên xôi khúc hay còn gọi là bánh khúc ở Việt Nam và người ta thường dùng rau khúc để chữa ho thông thường.
Rau khúc vốn được ứng dụng trong ẩm thực và y học truyền thống ở Việt Nam từ lâu
Ở Việt Nam, rau khúc còn có tên là phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”. Cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. Rau khúc có 2 loại. Lá rau khúc nếp dùng làm bánh khúc lá rau khúc tẻ dùng làm thuốc.
Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Dùng chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng.
Rau khúc thường được dùng trong những bài thuốc chữa ho, long đờm, cảm lạnh, tăng huyết áp,... Một số bài thuốc từ rau khúc như sau:
Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng toàn cây rau khúc khô 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa ho nhiều đờm: dùng rau khúc khô 15 - 20g, đường phèn 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: dùng rau khúc khô 30g sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.
Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày. Cần uống hàng tháng mới thấy rõ tác dụng.
Chữa tăng huyết áp: rau khúc 30g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: dùng toàn cây rau khúc 30 - 60g sắc nước uống trong ngày.
Chữa thống phong (gút): dùng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.
Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): dùng toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.
Rau khúc thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa ho, long đờm, tăng huyết áp
Chữa khí hư bạch đới: dùng rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15g, thổ ngưu tất 12g sắc nước uống trong ngày. Chú ý: Không uống trong những ngày đang hành kinh, có thể gây rong huyết.
Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: dùng lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.
Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán): dùng rau khúc khô 60g, xa tiền thảo 30g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, nhân trần 15g. Nước 1.200ml, sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.
Cách chế biến rau khúc
Ở Việt Nam, rau khúc được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn. Chúng ta có thể làm bánh rau khúc, nấu canh hoặc luộc.
Cách làm bánh khúc:
Nguyên liệu: rau khúc, bột nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ.
Bước 1: Lá rau khúc rửa sạch đem hấp rồi giã nhuyễn. Sau đó trộn chung với bột nếp dùng làm vỏ bánh. Đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn sau đó trộn cùng thịt ba chỉ, hạt tiêu để làm nhân bánh.
Bước 2: Dàn thật mỏng lớp vỏ sao cho nhân bánh được bao kín.
Bước 3: Xếp bánh vào nồi hấp như cách đồ xôi. Để các lớp bánh không dính vào nhau, cách một lớp bánh chúng ta rắc một lượt gạo nếp. Thời gian hấp bánh chín từ 45-60 phút.
Tác dụng phụ của rau khúc
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về rau khúc cũng như tác dụng phụ của nó. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng nếu có tiền sử dị ứng với các loại cây họ Cúc. Nhìn chung, chưa có nhiều ghi chép về việc rau khúc gây tác dụng phụ nguy hiểm với con người.
Nguồn tham khảo: Rau khúc - Thực phẩm hay, thuốc tốt - được viết bởi BS. Phó Thuần Hương đăng trên trang tin Sức khỏe đời sống và wikipedia. |
Từ khóa » Cây Rau Khúc Có Tác Dụng Gì
-
Rau Khúc Là Loại Rau Gì? Tác Dụng Của Rau Khúc, Món Xôi Khúc Từ Rau ...
-
12 Bài Thuốc Từ Cây Rau Khúc
-
Rau Khúc - Thực Phẩm Hay, Thuốc Tốt
-
Rau Khúc Là Rau Gì? Loài Thảo Dược đa Năng
-
Rau Khúc Là Rau Gì? - Vinmec
-
Rau Khúc - Hình Ảnh Nhận Biết, Công Dụng Và Cách Dùng
-
Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Cây Rau Khúc Tốt Cho Sức Khỏe - Đông Y
-
Rau Khúc, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Khúc
-
Cây Rau Khúc Với Tác Dụng Của Cây Rau Khúc Và Cách Dùng Trị Bệnh Là ...
-
Rau Khúc Là Rau Gì? Tác Dụng Và Cách Làm Những Món ăn Ngon Từ ...
-
Rau Khúc Là Rau Gì? Công Dụng Và Cách Làm Bánh Khúc Ra Sao?
-
Công Dụng, Cách Dùng Rau Khúc Nếp - Tra Cứu Dược Liệu
-
Rau Khúc, Thức Quà đồng Quê Và Những Bài Thuốc Thông Dụng
-
Rau Khúc Là Rau Gì? Cách Làm Bánh Khúc Ra Sao? | Rauxanh