Rau Muống: Lợi ích đối Với Sức Khỏe - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bạn biết gì về Rau muống?
- Thành phần dinh dưỡng trong Rau muống
- Lợi ích của quả Rau muống
- Các món chế biến từ Rau muống
- Các đối tượng không nên sử dụng Rau muống
- Những điểm cần lưu ý khi dùng
- Cách bảo quản thực phẩm
Rau muống là là gì? Bạn thường sử dụng chúng với mục đích gì? Khi dùng cần lưu ý những điểm nào? Các cách để tạo nên những món ăn ngon nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng? Làm sao để bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon? Hãy cùng theo dõi bài viết được phân tích dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy nhé!
Bạn biết gì về Rau muống?
Rau muống là cây thân thảo, thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, có rễ ở các đốt, mặt ngoài nhẵn. Thân thường không có lông vào mùa nóng và có lông vào mùa lạnh.
Ở Việt Nam, Rau muống thường được chia thành hai loại:
- Rau muống trắng.
- Rau muống tía.
Cả hai loại đều được trồng trên mặt nước hoặc trên can để thu hái dùng làm rau ăn kèm hoặc sử dụng với mục đích điều trị bệnh.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dinh Dưỡng, tải ngay ứng dụng YouMed.
Các bộ phận được sử dụng là phần thân, lá non để làm thực phẩm và dược liệu điều trị bệnh rất tốt.
Rau muống thường mọc hoang và được trồng ở khắp nơi ở nước ta để làm thực phẩm và dược liệu. Không những vậy, còn thường dùng để giải độc, giải rượu hoặc nấu nước uống cho mát.
Thành phần dinh dưỡng trong Rau muống
Trong Rau muống có chứa một số thành phần như:
- Nước khoảng 92%.
- Protit.
- Gluxit.
- Xenluloza.
- Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2.
- Caroten.
- Citamin.
- Tro.
- Muối khoáng như Canxi, Photphos, Sắt.
- Chất nhầy.
Lợi ích của quả Rau muống
Tất cả các loại rau lá xanh đậm đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và rau muống cũng không ngoại lệ. Trong đó:
- Lá rau muống vô cùng bổ dưỡng, chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
- Đây là nguồn cung cấp chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C tuyệt vời, là bằng chứng về những lợi ích sức khỏe khác nhau của nó được đưa ra dưới đây
1. Giảm Cholesterol
Lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giảm cân và giảm cholesterol một cách tự nhiên.
Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã chứng minh rằng ăn rau muống làm giảm mức cholesterol cũng như Triglycoside.
Do đó, rau muống có vai trò chính trong việc giảm mức cholesterol.
2. Điều trị vàng da và các vấn đề về gan
Rau muống đã được sử dụng trong y học Ayurvedic để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất của loại cây này có thể bảo vệ chống lại tổn thương gan do hóa chất gây ra do nó điều chế các enzym giải độc; đặc tính chống oxy hóa và xác định gốc tự do.
3. Rau muống giúp trị chứng khó tiêu và táo bón
Rất giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa làm giảm các rối loạn tiêu hóa khác nhau một cách tự nhiên.
Đặc tính nhuận tràng nhẹ có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.
Không những vậy, nước rau luộc có thể làm dịu chứng táo bón.
Ngoài ra, loại rau này cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm giun đường ruột. Mủ trong rau được sử dụng như một chất tẩy rửa
4. Có ích trong điều trị tình trạng thiếu máu
Rau giàu chất sắt, lá rau muống non cực kỳ có lợi cho các đối tượng bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai cần chất sắt trong khẩu phần ăn.
Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là bởi các tế bào hồng cầu để hình thành hemoglobin.
5. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên giúp phát triển sức đề kháng chống lại stress oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra.
Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Người tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết?
6. Bảo vệ để có một trái tim khỏe mạnh
Rau muống có một số chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A và C cũng như hàm lượng beta-carotene cao.
Những chất dinh dưỡng này hoạt động như chất chống oxy hóa để giảm các gốc tự do trong cơ thể, do đó ngăn ngừa hình thức cholesterol bị oxy hóa.
Cholesterol bị oxy hóa dính vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn động mạch, đau tim hoặc đột quỵ.
Bên cạnh đó, folate có trong rau muống giúp chuyển hóa một chất hóa học nguy hiểm có tên là homocysteine, ở mức độ cao có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Magiê là một khoáng chất làm giảm huyết áp và bảo vệ chống lại bệnh tim.
7. Phòng chống ung thư
Được nạp với 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau, rau muống là một chế độ ăn uống hoàn hảo để ngăn ngừa ung thư.
Những chất chống oxy hóa này được biết là loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, do đó làm thay đổi các điều kiện mà tế bào ung thư nhân lên và củng cố môi trường tế bào tự nhiên.
Loại rau này được cho là có lợi nhất trong việc ngăn ngừa ung thư trực tràng và dạ dày cũng như ung thư da và ung thư vú.
Lưu ý, đây là thông tin tham khảo, không khẳng định rau muống có khả năng giúp điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư hàng toàn. Mọi người nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và điều trị nếu có xuất hiện điều gì bất thường
8. Cải thiện thị lực
Rau muống có hàm lượng lớn các chất carotenoid, vitamin A và lutein.
Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sức khỏe của mắt.
Không những vậy, rau cũng làm tăng mức độ glutathione, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
9. Tăng cường miễn dịch của cơ thể:
Là một kho chứa các chất dinh dưỡng, loại rau xanh này là một cách tự nhiên và rẻ tiền để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể so với các chất bổ sung vitamin C.
Tiêu thụ loại rau lá xanh này thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của xương.
Từ đó, góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.
Bên trên là một số lợi ích được trình bày và rất rất nhiều lợi ích khác mà rau muống có thể mang lại cho cơ thể.
Các món chế biến từ Rau muống
1. Ngon miệng với món rau muống xào tỏi
Đây là món ăn dễ chế biến nhất. Các bước thực hiện.
- Lựa khúc non, ngắt khúc ngắn sau đó rửa sạch.
- Sau đó, trụng sơ rau muống trong nước sôi đã cho muối (để rau luôn tươi xanh, tránh tình trạng bầm đen rau).
- Tiếp đến, băm nhỏ vài tép tỏi khử dầu cho đến khi vàng, rồi thả rau muống vào, trộn nhanh. Nêm gia vị vừa ăn (bột ngọt, muối, tiêu).
2. Dưa rau muống
Có một món làm từ rau muống đơn giản, hấp dẫn mà nhiều bà nội trợ chưa để ý đến, đó là món dưa rau muống.
Nguyên liệu gồm rau muống là chủ đạo,thêm ít đường, dấm, muối, ớt, tỏi.
Các bước thực hiện.
- Đầu tiên, Rau muống chọn loại có cọng to và rỗng nhặt bỏ lá, chỉ lấy cọng.
- Sau đó, rửa sạch, nhúng nhanh qua nước sôi rồi thả ngay vào bát nước đun sôi để nguội.
- Tiếp đó, vớt ra cho vào rổ/rá sạch để ráo .
- Pha nước đun sôi để nguội với đường, dấm, muối thành hỗn hợp nước chua mặn ngọt vừa miệng , cho thêm tỏi để nguyên nhánh và ớt để cả quả hoặc băm nhỏ.
- Cuối cùng, gắp toàn bộ rau muống đặt vào thố thủy tinh hoặc men , đổ nước vừa pha cho ngập rau, đóng nắp lại.
1-2 ngày sau có thể lấy dưa ra ăn, cọng dưa màu vàng , giòn , chua dịu , ngòn ngọt , cay cay.
Bữa cơm có món dưa rau muống ăn kèm với thịt kho tàu hoặc thịt ba chỉ luộc hoặc đậu rán… thật là hấp dẫn.
Các đối tượng không nên sử dụng Rau muống
Đối tượng bị sỏi thận, bệnh Gout, viêm đường tiết niệu do bệnh thận, cao huyết áp
Những người bị vết thương mềm, cạn, không loét sâu thì không nên ăn. Vì có thể làm tăng sinh tế bào, sinh thịt dễ dẫn đến các vết sẹo lồi, vết thâm trên da (chú ý)
Bệnh nhân điều trị nội, ngoại khoa không nên ăn Rau muống. Vì sử dụng nhiều có thể dẫn đến sẹo lồi trên da gây mất thẩm mỹ (giải thích như trên)
Trường hợp các bệnh nhân bị bệnh cơ xương khớp không nên ăn rau muống nhằm tránh làm tăng viêm khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Bệnh nhân điều trị bệnh bằng thuốc Đông y nói chung nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng vì có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là các vị thuốc có độc tính.
Những điểm cần lưu ý khi dùng
Loại rau này có chứa một lượng lớn ký sinh trùng sán ruột có tên khoa học là Fasciolopsis Busk.
Do đó, sử dụng rau muống chưa rửa sạch hoặc nấu chưa chín có thể khiến sán xâm nhập vào cơ thể. Khi nhiễm sán, sán có thể neo đậu vào thành ruột và dẫn đến các triệu chứng:
- Dị ứng da.
- Đau bụng, chướng bụng.
- Khó tiêu.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của Cục Bảo Vệ Thực Vật – Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, rau muống là thực vật dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nếu sử dụng rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao có thể dẫn đến ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí là gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Do đó, phải thật cẩn thận khi lựa chọn rau.
Cách bảo quản thực phẩm
- Giữ rau khô ráo trước khi cho vào tủ lạnh.
- Chú ý luôn đậy và bọc kín rau khi trữ lạnh.
- Điều chỉnh nhiệt độ lạnh thích hợp cho rau tươi lâu.
Một điểm đáng lưu ý là không nên bảo quản chung rau củ và trái cây, bởi trái cây sản sinh ra chất ethylene khiến rau củ nhanh héo và hỏng hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên trữ rau củ và trái cây từng ngăn riêng để giữ chúng được tươi ngon nhất.
Từ khóa » Hoa Quả Rau Muống
-
Rau Muống | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Rau Muống – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rau Muống - Thực Phẩm Đồng Xanh
-
Đặc điểm, Phân Loại Và Cách Dùng Cây Rau Muống Chi Tiết Nhất
-
Tác Dụng Của Rau Muống Là Gì? Có Nên ăn Mỗi Ngày Không?
-
Rau Muống - Có Mấy Loại, Công Dụng Gì, Ai Không Nên Ăn?
-
Ăn Rau Muống Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Công Dụng Của Cây Rau Mương | Vinmec
-
Rau Muống: Cực Tốt Và Cực độc
-
Rau Muống Biển: Vị Thuốc Từ Loài Rau Dại Hoa Tím
-
4 Cách Nộm Rau Muống đơn Giản, Dân Giã Ngon đậm đà
-
Cây Rau Muống, Loại Rau Quen Thuộc Dân Dã Với Người Việt Nam
-
Công Dụng Và Một Số Phương Pháp để Giống Rau Muống