RÂU NGÔ - Dược Điển Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Tên khác: Ngọc mễ tu
Là vòi và đầu nhụy của bắp cây Ngô (Zea mays L. ), họ Lúa (Poaceae), được thu hái khi bắp chín, đem phơi khô hoặc sấy khô.
Mô tả
Dược liệu dạng sợi mảnh, khá dai, dài tới 20 cm, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, gồm những vòi nhụy cong queo, dẹt, phía trên mang đầu nhụy hai thùy. Các thùy đầu nhụy mảnh, có lông mịn.
Bột
Bột có màu nâu thẫm, vị hơi ngọt, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều sợi dài, có màu xanh hoặc tím ở một đầu. Hạt tinh bột đơn lẻ hoặc thành đám, hình đa giác hoặc gần tròn, rốn hạt rõ, hơi lệch. Lông che chở đa bào, thắt ở giữa. Mạch xoắn. Mô mềm chứa tinh bột. Bó sợi và mảnh bần.
Xem thêm: Mộc Hoa Trắng (Cortex Holarrhenae) – Dược Điển Việt Nam 5
Định tính
A. Lấy khoảng 10 g bột thô dược liệu, chiết như chỉ dẫn ở mục Định lượng, bắt đầu từ “cho vào bình Soxhlet” đến “thu hồi methanol dưới áp suất giảm rồi cô trên cách thủy tới cắn”. Hòa tan cắn trong 10 ml ethyl acetat (TT). Lọc. Bốc hơi dịch lọc ethyl acetat trên cách thủy sôi tới cắn. Hòa tan cắn trong 10 ml methanol 80 % (TT) được dung dịch A để làm các phản ứng sau đây: Lấy 4 ml dung dịch A, cô cách thủy đến cạn, hòa cắn trong 1 ml methanol 80 % (TT), thêm 5 giọt acid hydroclorid (TT) và một ít bột magnesi (TT), sau vài phút sẽ xuất hiện màu hồng. Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT), màu vàng tăng lên. Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 5 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu lục. B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) Bản mỏng: Silica gel GF254. Dung môi khai triển: Cloroform – ethyl acetat – methanol (1 5 :1 :1 ). Dung dịch thử: Dung dịch A. Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột thô Râu ngô (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sẳc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện các vết cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không được quá 13 % (Phụ lục 9.6, 3 g, 105 °C, 4 h).
Tro toàn phần
Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.8). Dùng 1 g dược liệu.
Tro không tan trong acid
Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).
Xem thêm: Mỏ Quạ (Lá) (Folium Maclurae cochinchinensis) – Dược Điển Việt Nam 5
Tạp chất
Không được quá 2 % (Phụ lục 12.11).
Tỷ lệ vụn nát
Không được quá 1,5 % (Phụ lục 12,12). Dùng rây có kích thước mắt rây 2 mm.
Chất chiết được trong dược liệu
Cân chính xác khoảng 20 g bột thô dược liệu (đă xác định độ ẩm) cho vào bình Soxhlet có dung tích 100 ml, chiết bằng 120 ml ether dầu hỏa (40 °C đến 60 °C) (TT) trên cách thủy sôi để loại tạp trong 1 h. Lấy dược liệu ra làm bay hết hơi ether dầu hỏa. Tiếp tục cho vào bình Soxhlet, chiết với 120 ml methanol 80 % (TT) 8 h. Lấy dịch chiết, thu hồi methanol dưới áp suất giảm rồi cô trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn với 30 ml nước cất, đun trong cách thủy sôi 15 min cho tan hết cắn. Để nguội. Chiết 5 lần, mỗi lần với 10 ml ethyl acetat (TT) (hoặc cho đến khi hết màu). Gộp dịch chiết ethyl acetat, thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Cho phần dịch còn lại vào một cốc thủy tinh đã được sấy khô và cân bì. Bay hơi trên cách thủy sôi tới cẳn. Sấy cắn ở nhiệt độ 70 °C tới khối lượng không đổi. Cân và tính lượng chất chiết được trong dược liệu.
Hàm lượng chất chiết được trong dược liệu được tính theo công thức sau:
Trong đó: X là hàm lượng chất chiết được trong dược liệu (%); m là khối lượng cắn (g); a là khối lượng dược liệu (g); d là độ ẩm của dược liệu (%). Hàm lượng chất chiết được trong dược liệu không dưới 2,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Sau khi thu hái, phơi nắng đến khô. Phơi nhiều nắng, thường xuyên lật đảo cho khô đều hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 60 °C đến 70 °C.
Bảo quản
Trong các dụng cụ như rổ, bị hoặc bao tải. Để nơi cao, khô ráo, thoáng gió. Tránh nấm mốc, sâu mọt.
Tính vị, quy kinh
Vị ngọt. Tính bình. Vào kinh thận và bàng quang.
Công năng, chủ trị
Lợi tiểu, thông mật, hạ huyết áp, hạ đường huyết, cầm máu.
Chủ trị: Tiểu tiện buốt, dắt; nước tiểu vàng đỏ, sỏi đường tiết niệu, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, tăng huyết áp, tiểu đường, chảy máu cam.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 30 g đến 50 g, dưới dạng thuốc sắc, dạng chè thuốc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Không dùng cho các trường hợp hư hàn, đái dầm.
Từ khóa » Cách Dùng Dược Liệu Râu Ngô
-
Râu Ngô - Dược Liệu
-
Râu Ngô Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Dược Liệu Râu Ngô
-
Công Dụng, Cách Dùng Râu Ngô - Tra Cứu Dược Liệu
-
Râu Bắp (Râu Ngô): Vị Thuốc Nhiều Công Dụng Bị Lãng Quên
-
Tác Dụng Của Râu Ngô, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
-
Râu Ngô - Vị Thuốc Dễ Tìm Nhiều Công Dụng
-
Râu Ngô | BvNTP
-
Râu Ngô | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Công Dụng Trị Bệnh Của Râu Ngô
-
Râu Ngô | Thực Vật Dược Liệu
-
Râu Ngô – Vị Thuốc Có Tác Dụng Lợi Tiểu
-
Râu Ngô - "Thần Dược" Mát Gan, đẹp Da, Giải độc Cơ Thể
-
Râu Ngô Vị Thuốc Lợi Tiểu, Chống Trầm Cảm - YouMed
-
6 Bài Thuốc đơn Giản Từ Râu Ngô Bạn Nên Biết - Tiền Phong