Rau Răm – Cách Trồng, Chăm Sóc để Cây Lâu Cỗi Thu Hoạch Nhiều

Nhắc đến rau răm hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến món cá kèo kho trong ngày mưa tầm tã, mùi đặc trưng của rau khiến hương vị của cá thêm đậm đà và đặc biệt là không còn tanh. Đây là loại rau không mấy xa lạ và có lẽ bạn cũng đã biết sơ về công dụng của chúng đối với sức khỏe. Hôm nay, KhuyenNongTPHCM sẽ điểm lại đôi nét về đặc điểm, lợi ích của rau và hướng dẫn bạn cách trồng chúng và quan trọng là cách chăm sóc để cây lâu cỗi, thu lá trong nhiều năm nhé!

Rau răm là một trong những loại rau khử mùi tanh hiệu quả.
Rau răm là một trong những loại rau khử mùi tanh hiệu quả.

Đặc điểm

Loài rau này còn có cái tên mỹ miều là Thủy Liễu. Chúng có tên khoa học là Polygomum odoratum Lour, là một trong những loài rau ăn lá thuộc họ rau răm (Polygomumaceae).

Đây là một loài cây thân thảo, sống lâu năm, khả năng tái sinh mạnh mẽ. Chúng thường mọc lan trên mặt đất với nhiều đốt thân. Tại mỗi đốt lại có thể mọc rễ để lấy dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh. Chúng cũng có sự phân nhánh.

Chiều cao của rau thường chỉ khoảng 35  40cm. Toàn thân, lá và rễ đều có hương thơm đặc trưng.

Những chiếc lá rau răm có hình giống như lưỡi mác với phần đỉnh nhọn, lá mỏng manh và có màu xanh lục. Cuống lá ngắn và còn có phần bẹ ôm vào thân. Bề mặt lá có nhiều đường gân mảnh song song nhau.

Đây là loài thực vật có hoa. Hoa chúng hẹp nhưng dài, mọc riêng rẽ hoặc mọc theo cặp. Quả có 3 cạnh lồi và nhọn 2 đầu với kích thước nhỏ bé. Bề mặt vở của quả lại láng mịn.

Hoa chúng hẹp nhưng dài, mọc riêng rẽ hoặc mọc theo cặp.
Hoa chúng hẹp nhưng dài, mọc riêng rẽ hoặc mọc theo cặp.

Rau răm có tác dụng gì?

Chắc chắn bạn đã biết đến công dụng làm rau phụ liệu cho các món ăn từ dân giã đến sang trọng của người Việt. Nhờ vị hơi cay, nồng cùng với tính ấm và mùi hắc mà chúng thường được sử dụng để cân bằng cho các món ăn có tính hàn (lạnh) và có vị tanh như các loại ốc, trai, hến, trứng vịt lộn,… hay ăn cùng với gỏi hay bánh cuốn đều khá hấp dẫn.

Không những tạo hương vị cho món ăn, chúng còn có những tác dụng tuyệt vời như:

  • Giúp kièm hãm tính hàn trong thức ăn;
  • Giảm đau bụng do lạnh và sát trùng hiệu quả;
  • Chúng còn được dùng để cải thiện trí nhớ và giúp gân cốt dẻo dai hơn;
  • Uống nước ép rau răm hoặc đắp vết thương còn giúp nhanh lành những bệnh về da như hắc lào, lang ben hay ghẻ lở…
Cặp đôi này luôn đi kèm nhau để bổ trợ cho nhau một cách hoàn hảo.
Cặp đôi này luôn đi kèm nhau để bổ trợ cho nhau một cách hoàn hảo.

Cách trồng rau răm

Chuẩn bị dụng cụ trồng

Hãy tận dụng thùng xốp, chậu cây, khay nhựa hay bao xi măng để trồng nếu bạn không có đất trồng.

Yêu cầu dụng cụ phải có lỗ thoát nước để cây không bị úng ngập.

Đất trồng rau răm

Đây là loài cây ưa nước nên thích hợp với đất sinh, trũng. Trước khi trồng bạn nên chuẩn bị đất sạch trộn với phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai, phân gà, phân trùn quế và xơ dừa, than bùn hay mùn hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho đất.

Nên bón vôi và phơi ải 7 – 10 ngày để xử lý mầm bệnh tiềm ẩn trong đất.

 Chuẩn bị giống

Phương pháp nhân giống rau răm được dùng phổ biến nhất là dùng cành giâm. Bạn chỉ cần lựa chọn những cây khỏe mạnh, cành mập mạp, không sâu bệnh làm cành giống.

Nên cắt cây giống thành từng đoạn dài 12 – 15cm với ít nhất 5 – 6 mắt.

Tiến hành trồng rau

Sau khi chuẩn bị cành giống, bạn đem đặt chúng vào nơi tâm mát, tưới nước để rễ phụ nhú ra rồi mới đem đi trồng. Với cách này, thời gian cây thích nghi với môi trường mới sẽ nhanh hơn. Cây nhanh bén rễ và phát triển để lấy dinh dưỡng nuôi thân và lá.

Bạn nên trồng mỗi cành cách nhau 10 – 15cm để có không gian phát triển lá rau răm đồng thời hạn chế bị sâu bệnh tấn công. Nên lấp đất phủ 2/3 thân rau.

Sau khi trồng vào đất, bạn cấp ẩm bằng cách tưới nước và che chắn nếu nơi đặt chậu cây bị ánh nắng trực tiếp từ ánh mặt trời.

Chỉ cần 1 khay thế này là cả gia đình luôn có sắn rau tươi dùng quanh năm.
Chỉ cần 1 khay thế này là cả gia đình luôn có sắn rau tươi dùng quanh năm.

Cách chăm sóc

Để có chậu rau răm khỏe mạnh, quá trình cây sinh trưởng và phát triển bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Vì cây ưa nước nên bạn chăm tưới nước để tránh khô hạn nhất là thời điểm mới giâm cành. Tưới mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau 15 – 20 ngày có thể giảm xuống tưới ngày 1 lần tùy vào tình hình thời tiết.

Bón phân

Khi cây được 7 – 10 ngày tuổi, bạn nên cung cấp thêm phân bón hữu cơ như phân bò, phân dê, phân trùn quế,… để cây được tiếp thêm “sức mạnh”.

Cứ duy trì việc bón phân đều đặn 10 – 15 ngày để cây xanh tốt, cho nhiều lá.

Quá trình bón phân, bạn nên kết hợp với việc xới xáo để tơi xốp đất.

Phòng trừ sâu bệnh

Rau răm thường bị những loại sâu bệnh như sâu khoang, bọ trĩ, rệp sáp hay bệnh thối gốc tấn công.

Nên thường xuyên theo dõi, giữ gốc cây thông thoáng để hạn chế tối đa bị sâu bệnh hại.

Phát hiện kịp thời và xử lý đúng lúc để tránh ảnh hưởng năng suất rau.

Nên hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học để không ảnh hưởng sức khỏe nhé!

Thu hoạch

Sau khoảng 30 – 40 ngày là bạn đã có một chậu rau xanh tốt. Lúc này bạn hãy thu hoạch. Có 2 cách thu hoạch như sau:

  • Cắt tỉa những cành dài dùng trước.
  • Cắt nguyên bụi cây, chừa lại đoạn gốc 3 – 5cm để chúng tái sinh.

Tùy vào nhu cầu mà bạn chọn cách thu hoạch phù hợp. Để cây lâu cỗi, cho thu hoạch quanh năm, sau mỗi lần thu hoạch bạn đừng quên cung cấp phân bón nhé!

Sau khoảng 30 – 40 ngày là bạn đã có một chậu rau xanh tốt.
Sau khoảng 30 – 40 ngày là bạn đã có một chậu rau xanh tốt.

Đây thực chất là một loại rau hỗ trợ món ăn nhưng chúng lại khá quan trọng. Nếu bạn thường thêm vào món ăn bằng hành lá thì bạn thử thay đổi bằng cách dùng rau răm đối với những món ăn làm từ thực phẩm có tính hàn và vị tanh nhé! Chắc chắn hương vị sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Cách trồng rau khá đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Bạn đừng ngại trồng vài chậu để luân phiên sử dụng quanh năm cho những món ăn gia đình nha!

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cách Trồng Cây Rau Răm Trong Chậu