Rau Rút: Tốt Và độc, Biết Mà Tránh Kẻo Mang Họa Vào Thân - Tiền Phong

  • Xã hội
    • Chính trị
    • Tin tức
    • Phóng sự
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Tài chính - Chứng khoán
  • Sóng xanh
  • Địa ốc
    • Đô thị - Dự án
    • Thị trường - Doanh nghiệp
    • Nhà đẹp - Kiến trúc
    • Chuyên gia - Tư vấn
    • Media Địa ốc
  • Sức khỏe
    • Y khoa
    • Thuốc tốt
    • Khỏe đẹp
    • Giới tính
  • Thế giới
    • Phân tích - Bình luận
    • Chuyện lạ
  • Giới trẻ
    • Nhịp sống
    • Cộng đồng mạng
    • Tài năng trẻ
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Pháp đình
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường thể thao
    • Golf
  • Người lính
  • Xe
    • Thị trường xe
    • Đánh giá xe
    • Cộng đồng xe
    • Tư vấn
  • Văn hóa
    • Tin văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Sách
    • Sổ bụi
  • Giải trí
    • Sao
    • Hậu trường sao
    • Video
    • Đẹp
  • Giáo dục
    • Cổng trường
    • Tuyển sinh
    • Du học
  • Khoa học
  • Hoa hậu
    • Tin tức
    • Ảnh
    • Video
    • Hậu trường hoa hậu
  • Bạn đọc
    • Điều tra
    • Diễn đàn
    • Hồi âm
    • Nhân ái
  • Video
    • Thời sự
    • Showbiz-TV
    • Thời tiết
    • Thị trường
    • Thể thao
    • Quân sự
    • Mutex
    • Nhật báo
    • Hàng không - Du lịch
    • GOLF QUỐC GIA
    • Ảnh
    • Podcast
    • Longform
    • Infographics
    • Quizz
    • TÂM VIỆT
    • Nhịp sống phương Nam
    • Nhịp sống Thủ đô
    • Tôi nghĩ
    • Tết Việt
  • Sức khỏe
  • Y khoa
  • Thuốc tốt
  • Khỏe đẹp
  • Giới tính
  • Mẹ và bé
  • Phòng chống ung thư
TPO - Theo Đông y, rau rút có công dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bướu cổ... Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong rau rút chứa hàm lượng cao các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin... Đặc biệt, rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau rút cũng công năng dưỡng vị âm, sinh tân dịch, tiêu viêm, nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần, gây ngủ, khoẻ gân cốt, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện. Do đó, loại rau này có thể sử dụng rất phù hợp cho những người âm vị bất túc, trị cảm sốt, bướu cổ, chữa tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, trị lỵ, con trùng cắn đốt... Công dụng chữa bệnh của rau rút:Chữa cảm sốt cao: Rau rút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn. Hoặc rau rút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền. Rau rút: Tốt và độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân ảnh 1 Rau rút tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng với bà bầu thì tuyệt đối không được ăn tái hoặc sống, bởi rau mọc dưới nước ở các hồ ao, ruộng nước, nên rau dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet Chữa táo bón, khó tiểu: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác). Điều trị chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g, tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3-5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Hỗ trợ điều trị bướu cổ: Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày. Rau rút: Tốt và độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân ảnh 2 Rau rút cũng công năng dưỡng vị âm, sinh tân dịch, tiêu viêm, nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần, gây ngủ, khoẻ gân cốt, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện. Do đó, loại rau này có thể sử dụng rất phù hợp cho những người âm vị bất túc, trị cảm sốt, bướu cổ, chữa tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, trị lỵ, con trùng cắn đốt... Ảnh minh họa: Internet Chữa chảy máu cam, mụn nhọt do trong người nóng (nội nhiệt): Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.- Chữa nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác). Chữa rắn biến cắn: Rau rút 20 g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh. Những người không nên ăn rau rút Người thể trạng yếu, trẻ nhỏ Rau rút thường có tính lạnh cho nên với những người bị yếu bụng, thể hàn và người dễ bị tiêu chảy, trẻ nhỏ không nên ăn loại rau này vì có thể làm cho bệnh nặng hơn. Bà bầu Rau rút tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng với bà bầu thì tuyệt đối không được ăn tái hoặc sống, bởi rau mọc dưới nước ở các hồ ao, ruộng nước, nên rau dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Rau rút: Tốt và độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân ảnh 3 Điều trị chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g, tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3-5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Ảnh minh họa: Internet Bệnh nguy hiểm có thể mắc phải khi ăn rau rút Nhiễm sán lá gan Rau rút là loại rau sống trên mặt của các ao hồ, vì vậy ăn rau rút dễ bị nhiễm sán lá gan. Khi mắc sán, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ bị giảm sút… Khi phát bệnh, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy, phân lỏng, không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu. Đau bụng ở vùng hạ vị Bệnh nhân khi ăn phải rau rút không sạch thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt. Sán lá kí sinh trong ruột Rau rút là nơi trú ẩn lý tưởng cho ấu trùng sán lá ruột. Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hay trong một số loại gia súc, đặc biệt là loài lợn. Khi ăn phải rau rút chứa ấu trùng sán, chúng sẽ thâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và làm tổ trong đó. Khoảng thời gian từ khi ăn phải ấu trùng cho đến khi sán trưởng thành là 5-6 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, ngoài phổi ra, sán có thể kí sinh ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể người như tủy sống, màng não, cơ ngực hoặc tim. Hòa Thuận (tổng hợp) Xem nhiều

Sức khỏe

4 người nhập viện cấp cứu do uống rượu mua ở tiệm tạp hoá

Sức khỏe

Khi nào cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun?

Sức khỏe

Vụ 2 người tử vong ở Long Biên: Những người đang cấp cứu không phải do ngộ độc rượu

Sức khỏe

4 thiếu niên bị cụt tay, nguy kịch do chơi pháo tự chế

Sức khỏe

Cuối năm, nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam
Tin liên quan
Ảnh minh họa: Internet

Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào khi mẹ bầu mắc sốt xuất huyết?

Ảnh minh họa: Internet

Biết sự thật này, 'cho thêm tiền' không dám đi giảm béo siêu tốc

Ảnh minh họa: Internet

Phun hóa chất diệt muỗi có 'chống' được sốt xuất huyết?

Ảnh minh họa: Internet

Nữ công nhân bị tai nạn rách nửa mặt, lột toàn bộ da đầu

Ảnh minh họa: Internet

Cho con uống nhiều sữa và canxi là trẻ sẽ phát triển chiều cao?

MỚI - NÓNG
Chiến sĩ chơi nhạc, vẽ tranh tặng người dân Thủ đô nhân ngày 22/12
Chiến sĩ chơi nhạc, vẽ tranh tặng người dân Thủ đô nhân ngày 22/12
Nhịp sống Thủ đô TPO - Ngày 22/12, rất đông người dân đổ về phố đi bộ Hồ Gươm để xem triển lãm, thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động văn hóa văn nghệ do các đoàn văn công quân đội biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2024).
Thêm nhiều trường đại học công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán, trường nhiều nhất lên tới 58 ngày
Thêm nhiều trường đại học công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán, trường nhiều nhất lên tới 58 ngày
Giáo dục TPO - Hiện có khoảng hơn 60 trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, phần lớn các trường nghỉ 2-3 tuần. Trường có ngày nghỉ dài nhất lên tới 58 ngày.
Bản tin Hình sự: Hai chị em bị bắt vì mở 'động' mại dâm trong khách sạn
Bản tin Hình sự: Hai chị em bị bắt vì mở 'động' mại dâm trong khách sạn
Pháp luật TPO - TIN NÓNG ngày 22/12: Bắt đối tượng xách xô chất bẩn hất vào tổ CSGT; Giả danh trưởng công an huyện lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng; Thuê 'xế hộp' tiền tỷ mang thế chấp rồi 'ôm' tiền bỏ trốn... rau rút chữa bệnh đại kỵ

Từ khóa » Có Nên ăn Nhiều Rau Nhút