Rầy Nâu Là Gì? Top 3 Cách Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Cuối Mùa Vụ
Rầy nâu là loại côn trùng gây hại cho cây lúa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng lúa. Đây là đối tượng sâu bệnh mà nhà nông cần chủ động trong việc phòng trừ để đảm bảo năng suất mùa vụ. Đặc biệt là giai đoạn cuối mùa vụ, lúa thường xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều nhất, gây hại và làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, khiến lúa bị lép. Sau đây, máy bay nông nghiệp Globalcheck sẽ cung cấp thông tin hữu ích về bệnh rầy nâu hại lúa và chia sẻ top 3 cách phòng trừ hiệu quả nhất.
Mục lục- Rầy nâu là gì?
- Đặc điểm hình thái
- Đặc điểm sinh thái
- Con rầy nâu gây hại cho cây lúa như thế nào?
- Cách diệt trừ rầy nâu hại lúa hiệu quả
- Top 3 cách phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối mùa vụ
- Phòng trừ rầy nâu hại lúa bằng thiên địch của rầy nâu
- Cần phải thăm đồng để kiểm tra thường xuyên
- Tối ưu hoá sức mạnh phòng trừ rầy nâu bằng công nghệ cao
- Công ty cổ phần Đại Thành - Cung cấp giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp
Rầy nâu là gì?
Con rầy nâu là một loại côn trùng chuyên ăn lúa, truyền virus và gây hại cho lúa.
- Tên khoa học:Nilaparvata lugens Stal.
- Họ: Delphacidae.
- Bộ: Homoptera.
Rầy nâu là gì?
Đặc điểm hình thái
- Trứng: Ổ trứng từ 5 - 12 quả nằm sát nhau. Trứng mới đẻ có màu trong suốt, khi sắp nở sẽ chuyển thành màu vàng và có hai chấm đỏ.
- Rầy non:Thân tròn, lúc mới nở có màu xám trắng, khi trưởng thành có màu nâu vàng.
- Rầy nâu trưởng thành:Có 2 dạng cánh là cánh dài và cánh ngắn. Con đực nhỏ hơn con cái.
Vòng đời rầy nâu hại lúa
Đặc điểm sinh thái
- Vòng đời của rầy nâu là từ 25 - 30 ngày, trong đó, trứng phát triển từ 6 - 8 ngày, ấu trùng phát triển từ 12 - 15 ngày, rầy trưởng thành từ 4 - 5 ngày.
- Rầy trưởng thành ít hoạt động vào ban ngày, chiều tối mới bò lên phía trên thân và lá lúa.
- Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng sẽ có sự chênh lệch về mật độ xuất hiện của rầy dạng cánh dài và cánh ngắn.
- Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì rầy nâu dạng cánh ngắn xuất hiện nhiều.
- Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì rầy nâu dạng cánh dài xuất hiện nhiều.
- Nếu trong điều kiện môi trường bình thường thì sẽ xuất hiện rầy nâu cánh dài với tỷ lệ đực:cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi sẽ xuất hiện rầy nâu cánh ngắn với tỷ lệ đực:cái là 1:3.
- Ở các vùng lúa phía Bắc, bệnh rầy nâu thường xảy ra vào tháng 5 và cuối tháng 9 - đầu tháng 10. Ở khu vực miền Nam, rầy có thể gây hại liên tục các vụ lúa quanh năm.
Con rầy nâu gây hại cho cây lúa như thế nào?
Rầy nâu có tập tính tập trung thành từng đám ở thân cây lúa. Rầy nâu hại lúa làm lan truyền các loại virus dẫn đến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Khi lúa chín, thân lúa bị khô cứng, rầy nâu tập trung ở những chỗ mềm, non của cuống bông để hút nhựa.
Con rầy nâu gây hại cho cây lúa như thế nào?
Bên cạnh đó, lúa bị rầy nâu gây hại sẽ trở nên yếu ớt hơn, tạo điều kiện cho nấm, virus gây bệnh xâm nhập và phát triển. Điều này khiến cây lúa bị thối nhũn, đổ rạp và có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cả cánh đồng nếu như không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Một năm rầy nâu phát sinh từ 6 - 7 lứa, trong đó có 2 lứa cần chú ý theo dõi và phòng trừ là lứa rầy phá hoại vào tháng 4, tháng 5 (lúa vụ xuân) và tháng 8, tháng 9 (lúa vụ mùa).
Cách diệt trừ rầy nâu hại lúa hiệu quả
Khi mật độ rầy nâu đạt ngưỡng theo khuyến cáo (khoảng hơn 1.500 con/m2) thì quý khách cần dùng thuốc đặc hiệu để phun diệt trừ. Khi phun thuốc, bà con cần lưu ý một số điều sau để tăng tính hiệu quả:
- Phun đúng loại thuốc diệt rầy nâu: Bà con nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Một số loại thuốc trị rầy nâu được khuyến cáo:
- Thuốc chứa hoạt chất Buprofezin như: Butyl 400SC, Butyl 10WP, Encofezin 10WP,... thường được sử dụng ở giai đoạn rầy non mới nở, rầy tuổi nhỏ.
- Thuốc chứa hoạt chất Thiamethoxam như: Amira 25WDG, Actara 25WDG, Vithoxam 350SC,... thường được sử dụng ở thời kỳ sau trổ, khi rầy non và rầy trưởng thành xuất hiện nhiều.
- Phun đúng liều lượng: Ngoài việc pha thuốc xịt rầy đúng nồng độ, bà con cần phun đủ số lần cần thiết. Nếu trong trường hợp mật độ rầy nâu cao, quý khách cần phun 2 lần, cách nhau khoảng từ 5 - 7 ngày.
- Phun đúng thời điểm: Phun thuốc khi mới phát hiện dấu hiệu rầy nâu sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Bà con nên phun thuốc vào chiều hoặc tối, vì khi đó, rầy nâu bò lên thân cây lúa nên sẽ tiếp xúc với thuốc và bị tiêu diệt dễ dàng.
- Phun đúng cách: Rầy nâu không chỉ bám trên lá, mà còn nằm trên thân cây lúa. Chính vì vậy, khi phun theo cách thủ công mà muốn hiệu quả, bà con cần phải rẽ lúa thành các khóm để phun, nhất là trong giai đoạn lúa trổ bông để tăng tính hiệu quả và tránh làm nát lúa. Tuy nhiên, để làm được như vậy, bà con cần nhiều nhân công lao động. Thời gian cũng sẽ kéo dài vài ngày tùy theo diện tích lúa. Hãy theo dõi nội dung tiếp theo để biết cách phun thuốc trừ rầy nâu tối ưu nhất.
Phun thuốc trừ rầy nâu hại lúa bằng máy bay nông nghiệp pG100
Top 3 cách phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối mùa vụ
Để đề phòng rầy nâu xuất hiện và phát triển, một số biện pháp phổ biến mà quý khách có thể áp dụng như sau:
Phòng trừ rầy nâu hại lúa bằng thiên địch của rầy nâu
Theo Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thuvien.mard.gov.vn), để hoạt động phòng chống rầy nâu thêm hiệu quả, quý khách cần chú ý đến việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của các thiên địch của rầy nâu như: nhện ăn thịt (Lycosa pseudoannulata), nhện lùn (Atypena formosana), bọ rùa, gọng vó (Limnogonus fossarum),... Các thiên địch này sẽ giúp quý khách tiêu diệt rầy nâu thay vì phải dùng thuốc hóa học, nhất là trong giai đoạn đầu phát triển của cây lúa.
Khám phá thêm: Ý tưởng kinh doanh ở nông thôn giúp bạn làm giàu
Cần phải thăm đồng để kiểm tra thường xuyên
Thăm đồng và kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện tình trạng rầy nâu để phòng trừ kịp thời. Rầy nâu có đặc tính sống quần tụ và thường tập trung ở giữa ruộng nhiều hơn nên khi kiểm tra, quý khách nên vạch gốc lúa để kiểm tra kỹ, nếu thấy mật độ rầy nâu nhiều thì mới phun thuốc. Nếu không có rầy nâu hoặc mật độ thưa thì chưa phun thuốc mà nên đắp đập giữ nước trong ruộng để hạn chế sự lây lan, gây hại của rầy. Sử dụng thuốc trị rầy nâu khi cần thiết và tùy vào từng trường hợp mà quý khách sử dụng thuốc xịt rầy như:
- Trường hợp lúa đã chín, số hạt chín đạt khoảng 75 - 80% trở lên thì không cần phải phun thuốc trừ rầy nâu, tốt nhất nên gặt ngay lúa để khỏi bị rầy nâu phá hoại thêm. Nếu phun thuốc trong lúc này sẽ tốn chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng lúa sau này.
- Khi kiểm tra thấy mật độ rầy nâu nhiều (trên 2000 con/m2), quý khách cần phun thuốc trừ rầy, sử dụng các loại thuốc trị rầy hiệu quả như: Amira 25WR, Bassa 50EC, Pennatyl 10WP,... Quý khách nên đắp bờ giữ nước trong ruộng với mực nước khoảng 3cm trước khi phun thuốc và vạch gốc lúa để phun trực tiếp lên rầy nhiều hơn, đảm bảo hiệu quả hơn.
- Rầy nâu có tính kháng thuốc rất cao, sinh trưởng nhanh nên sau khi phun 3 ngày, quý khách nên tiến hành kiểm tra lại. Nếu thấy mật độ rầy còn nhiều, quý khách phun lặp lại lần thứ 2 để đảm bảo rầy bị tiêu diệt triệt để.
Tối ưu hoá sức mạnh phòng trừ rầy nâu bằng công nghệ cao
Để tăng hiệu quả phòng trừ rầy nâu cũng như tăng hiệu suất công việc, việc áp dụng máy bay phun thuốc là một giải pháp tối ưu. Máy bay phun thuốc pG100 được thiết kế thông minh để tận dụng áp lực gió từ cánh quạt, tạo các luồng gió đối lưu giúp lật và vén từng khóm lúa, giúp thuốc được phun đồng đều cả 2 mặt lá và toàn thân cây lúa. Hơn nữa, công nghệ phun ly tâm với ưu điểm vượt trội là có thể phun thuốc dạng sương mù, giúp thuốc bám đều, thẩm thấu nhanh trên lúa. Từ đó tăng hiệu quả diệt trừ rầy nâu lên tối đa, tránh lãng phí thuốc và tiết kiệm được sức lao động của con người.
Diệt trừ rầy nâu bằng máy bay phun thuốc pG100
Công ty cổ phần Đại Thành - Cung cấp giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH được biết đến là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu là máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, rải phân bón, gieo hạt giống. Chúng tôi đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Cùng với đó, là người bạn đồng hành ở nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam như Bắc Ninh, Tây Nguyên, Bình Phước, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ,...
Trên đây, máy bay nông nghiệp Globalcheck vừa cung cấp đến bà con những thông tin hữu ích về bệnh rầy nâu hại lúa. Đồng thời, chia sẻ top 3 cách phòng trừ hiệu quả. Nếu quý khách đã áp dụng nhiều cách phòng trừ rầy nâu nhưng chưa thấy hiệu quả cao. Hãy thử ứng dụng máy bay phun thuốc pG100 để tối ưu hóa việc phun thuốc. Bà con có nhu cầu mua máy bay phun thuốc không người lái, máy bay bón phân, máy bay gieo sạ của chúng tôi hãy liên hệ theo thông tin dưới đây:
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn Hotline: 0981 85 85 99 Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com
Từ khóa » Các Loại Rầy Hại Lúa
-
Một Số đặc điểm Chính Nhận Dạng Các Loại Rầy Trên đồng Ruộng
-
Rầy Nâu, Rầy Lưng Trắng Hại Lúa Và Biện Pháp Quản Lý
-
Phòng Trừ Rầy Gây Hại Lúa Mùa - Ban Dân Vận Tỉnh Hưng Yên
-
Chủ động Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Cuối Vụ Đông Xuân 2020- 2021
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại Lúa Phổ Biến & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Phòng Trừ Rầy Nâu, Rầy Lưng Trắng Hại Lúa
-
Một Số Sâu, Bệnh Chính Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ Trong Vụ Mùa
-
Các Loại Rầy Hại Lúa Cuối Vụ - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Trên địa Bàn Huyện Võ Nhai - Kinh Tế
-
Tăng Cường Phòng Trừ Rầy Hại Lúa Đông Xuân
-
Các Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Rầy Nâu, Rầy Lưng Trắng Hại Lúa
-
Bài 59: RẦY NÂU
-
Phòng, Trừ Rầy Hại Lúa Xuân - Nhà Nông Cần Biết