Rễ Cây Khế Là Rễ Gì - Cùng Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Cách trồng cây khế được nhiều bà con thực hiện trồng ngay tại nhà, tuy nhiên, năng suất cây trồng không cao, chất lượng trái thấp. Khế là một loại cây trồng đem lại giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng. Vậy kỹ thuật trồng cây khế như thế nào để cây cho trái nhiều, trái đạt chất lượng? Mời bà con cùng theo dõi thông qua bài viết dưới đây cùng AQ Bice.
Nội dung chính Show- Giới thiệu về cách trồng cây khế
- Đặc điểm hình dáng của cây khế
- Lợi ích tuyệt vời khi thực hiện cách trồng cây khế tại nhà
- Môi trường và điều kiện thích hợp để trồng cây khế
- Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây khế
- Xử lý đất để trồng cây khế
- Tiêu chuẩn chọn giống cây khế để trồng
- Kỹ thuật chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng cây khế
- Lượng nước tưới cho cây khế sau khi trồng
- Bón phân và tỉa cành khế sau khi trồng
- Phòng trừ sâu bệnh gây hại khi trồng cây khế
Giới thiệu về cách trồng cây khế
Kỹ thuật trồng khế bằng hạt và từ cành chiết đơn giản tại nhà, cây phát triển tốt
Khế là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta và có hai loại thường được sử dụng là khế ngọt và khế chua. Do đó, để thực hiện kỹ thuật trồng cây khế cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, bà con cần phải nắm vững các thông tin từ việc chuẩn bị đất, giống cây khế đến việc chăm sóc cây khế như thế nào.
Đặc điểm hình dáng của cây khế
Cây khế là một loại cây khá thông dụng và được tìm thấy nhiều ở các khu vực Đông Nam Á. Cây khế thường được trồng ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Đối với châu u, đây không phải là một loại cây phổ biến.
- Cây khế thuộc loại cây trồng lâu năm nhưng thân của cây không quá to và cây không quá cao, chỉ đạt tầm 8-12m, phù hợp để trồng ở trong vườn.
- Thân của cây khi non thì có màu xanh, nhiều lông ngắn trắng.
- Khi cây già có màu nâu đỏ, nhiều đốt sần và ít lông hơn.
Rễ của cây khế: Thuộc loại rễ trụ ăn sâu và lan rộng dưới lòng đất. Rễ cọc của cây có thể ăn sâu đến khoảng 2m. Lá của cây thuộc loại lá kép, mọc cách và dài khoảng 50cm. Cây có khoảng 11 lá, 10 lá mọc ở hai hàng còn 1 lá mọc ở chính giữa đầu cành. Lá của cây khế có hình bầu dục và có kích thước nhỏ dần. Mặt dưới của lá cây khế có màu xanh nhạt hơn so với mặt trên của lá.
Hoa của cây khế: Mọc theo chùm và có màu đỏ, cuống hoa ngắn. Quả của cây khế thường có 5 múi, khi cắt ra nhìn giống hình ngôi sao. Quả khế mọng nước, có màu xanh khi trái non và khi chín dần chuyển thành vàng. Bên ngoài quả khế, lớp vỏ khá mỏng, mịn và bóng, có độ dài khoảng 8-10cm.
Hạt của trái khế: Hạt có màu vàng nâu và có kích thước khá nhỏ. Bên ngoài hạt khế có một lớp áo hạt nhớt màu trắng ngà. Thông thường, cây khế ra hoa và kết quả khoảng 1-2 vụ/năm và thông thường, hoa khế thụ phấn nhờ côn trùng.
Lợi ích tuyệt vời khi thực hiện cách trồng cây khế tại nhà
Trồng khế mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân, đối với các gia đình có cay che bóng mát, nông sản sạch, an toàn
Cây khế là một loại cây trồng vô cùng quen thuộc với đời sống của người dân Việt Nam vì tính ứng dụng cao, có nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống:
🔹 Đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân, các nhà vườn đang trồng khế.
🔹 Trái khế được sử dụng làm để chế biến thành các món ăn ngon, phục vụ các bữa ăn gia đình như canh chua, canh cá…
🔹 Cây còn có thể che bóng mát và trang trí cho khu vườn của bà con.
🔹 Tạo thành các cây bonsai nghệ thuật, giúp ngôi nhà tươi sáng và mát mẻ hơn.
🔹 Làm thuốc chữa ung nhọt, ngứa tay chân, lở loét, hạ sốt… nhờ tính hàn, giải độc, lợi tiểu, mát gan có trong trái khế.
Môi trường và điều kiện thích hợp để trồng cây khế
🔹 Cây khế phù hợp với khu vực trồng cây có khí hậu nóng, ẩm và có thể phát triển trên bất kỳ loại đất nào.
🔹 Nhưng vị trí trồng cây phải là nơi có đất trồng dễ thoát nước, tơi xốp, không ngập úng khiến rễ cây bị úng thối và chết cây.
🔹 Độ pH phù hợp nhất để trồng cây là từ 5.5-6.5, khoảng này giúp cây phát triển tốt, sinh trưởng mạnh.
🔹 Biên độ nhiệt phù hợp với cây khế khá rộng, cây có thể chịu được rét cũng như chịu hạn tốt.
🔹 Hoa của cây khế thường nở khi gặp thời tiết ấm, khô và đem lại tỷ lệ đậu trái cao, khoảng 50-70% số hoa nở.
🔹 Tuy nhiên, cây rụng trái non nhiều, do đó, cần phải chăm sóc kỹ để tránh tình trạng rụng trái non ở cây khế.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây khế
Vào mùa xuân, cây khế thường phát lộc và cho ra hoa vào đầu mùa hạ, quả chín khi vào cuối của mùa thu. Do vậy, thời điểm để trồng cây khế là vào vụ xuân hoặc thu, vào khoảng tháng 2-3 hoặc 8-10 hằng năm.
Xử lý đất để trồng cây khế
Cây khế có thể sống và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên, cây sinh trưởng tốt nhất ở đất tơi xốp, độ pH nằm trong khoảng từ 5.5-6.5. Bà con có thể trộn hỗn hợp đất trồng cây khế gồm phân trùn quế, phân ủ chuồng, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ cùng một ít đất thịt. Hỗn hợp này tăng độ thông thoáng và thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
Đối với bà con trồng cây khế trong chậu cần phải lót một ít sỏi, đá ở dưới đáy chậu để tăng độ thoát nước cho cây khế.
Nếu trồng ở ngoài vườn thì cần phải đào hố có kích thước khoảng 0.7×0.7×0.7m. Trước khi trồng cây, bà con nên rắc vôi vào trong hố trồng trước để tiêu diệt nấm bệnh gây hại cho cây trồng trước khoảng 1 tuần.
Tiêu chuẩn chọn giống cây khế để trồng
Bà con có thể lựa chọn trồng cây khế chua hoặc ngọt tùy vào sở thích cá nhân của mình. Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng vật tư bán các cây khế giống được ghép hoặc chiết từ cây mẹ. Bà con cần phải lựa chọn cây giống khỏe mạnh, cao trên 50cm, không bị sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng cây khế từ hạt giống và cành chiết đơn giản qua từng bước
Bước 1: Để trồng cây khế, bà con cắm cọc vào giữa hố đã trồng nhằm giữ cây con đứng vững.
Bước 2: Sau đó, tạo một hốc ở giữa hố vừa với bầu khế và đặt bầu cây vào trong, phủ một lớp đất và nén vừa phải.
Bước 3: Tiến hành buộc nhẹ cây con vào cọc đã cắm để cây không bị lay gốc khi gặp gió bão.
Bước 4: Tưới nước, tạo độ ẩm khoảng 60-80% là vừa đủ, không để đất quá khô.
Kỹ thuật chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng cây khế
Để chăm sóc cây khế mau lớn, khỏe mạnh, phát triển tốt, ra quả trĩu cành bà con cần chú ý tới việc bón phấn, tưới nước, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh
Khi cây đạt độ cao khoảng từ 80-100cm thì bà con cần phải loại bỏ các cành tăm bị khuất tán để tập trung dinh dưỡng cho cành, ngọn của cây dễ dàng quang hợp hơn. Nên sử dụng các cây cọc để chống đỡ cho cây khế vì cành và thân cây khế khá giòn, dễ bị gãy.
Lượng nước tưới cho cây khế sau khi trồng
Cần cung cấp đủ lượng nước cho cây khế phát triển, đây là một vấn đề quan trọng, đặc biệt trong mùa khô và trái đang lớn. Tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết mà bà con có thể điều chỉnh lượng nước cho cây khế, không tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng và cũng không tưới quá ít khiến cây bị khô héo. Nên phủ rơm rạ xung quanh cây để giữ độ ẩm cho cây.
Lưu ý: Nên đều đặn thay rơm rạ sau mỗi mùa thu hoạch trái khế để hạn chế nấm bệnh tồn tại trong rơm gây hại cho cây.
Bón phân và tỉa cành khế sau khi trồng
Để cây khế cho nhiều trái, trái đạt năng suất, chất lượng tốt, bà con nên bón phân định kỳ cho cây. Lượng phân bón sẽ khác nhau thông qua từng năm trồng cây khế.
Trong 3 năm đầu, bà con cần bón thúc NPK cùng phân chuồng ủ hoai mục để cung cấp lượng dinh dưỡng lớn cho cây sinh trưởng tốt. Các năm tiếp theo thì tăng lượng phân bón khoảng 15% và chia làm 3 lần để tăng năng suất thu hoạch của quả khế.
Bà con tiến hành cắt tỉa cây khế như thế nào cho khung tán của cây rộng, cành phân bố đều, không để nắng rọi thẳng vào thân cây, gây nứt vỏ. Tỉa bỏ bớt các lá già, cành già, cành mọc chen chúc và bị sâu bệnh…
Để tăng độ thông thoáng cho cây trồng, hạn chế mầm bệnh tồn tại gây hại. Sau khi thu hoạch quả, trước khi cây khế ra hoa là thời điểm thích hợp để cắt tỉa cành cây khế.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại khi trồng cây khế
Cây khế có thể bị các bệnh như thán thư, thối hoa, rụng hoa, muội đen tấn công, cháy lá, rầy gây hại và sâu đục thân, cành… Các bệnh này nếu không phát hiện kịp thời có thể để lại hậu quả lớn, khiến cây suy yếu, rụng trái. Do đó, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn phát hiện sớm các hiện tượng gây hại cây khế.
Hiện nay, Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu, sản xuất và phát triển các sản phẩm sinh học giúp phòng ngừa các loại sâu bệnh gây hại cho cây khế, cũng như cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho cây khế phát triển, sinh trưởng mạnh, cho trái đạt năng suất. Bà con để lại số điện thoại bên dưới bài viết này hoặc liên hệ với tổng đài (028) 8889 7322 để đội ngũ kỹ sư AQ tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Cách trồng cây khế vô cùng đơn giản nhưng cần phải chăm sóc cây kỹ và phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây, giúp cây khỏe mạnh, cho trái đạt năng suất. Khi thấy trái khế đã vàng, bà con tiến hành thu hoạch bằng tay vì quả khế dễ bị dập. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về kỹ thuật trồng cây khế hiệu quả cho bà con.
Từ khóa » Cây Khế Rễ Gì
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Khế - Cây Công Trình
-
Trồng Cây Sân Vườn Biệt Thự: Cây Khế - Cảnh Quan Babylon
-
Cây Khế - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Khế – Thông Tin đầy đủ Chi Tiết Về Cây Khế - WikiHow Tiếng Việt
-
Cây Khế Thuộc Rễ Gì? - Nana
-
Cây Khế - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Cho Quả Ngọt, Sai Quả
-
Cây Khế Cảnh: đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Khế – Loại Cây Thân Thuộc Với Người Dân Việt Nam
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Khế - Vinmec
-
Cây Khế Cảnh | Cây Công Trình Giá Cạnh Tranh Toàn Quốc
-
Cây Khế
-
Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Dolatrees Chia ...