Rẽ Phải Khi đèn đỏ Bật Sáng Có Bị Phạt Không?
Có thể bạn quan tâm
Ban biên tập xin trả lời bạn như sau:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Tại khoản 3 Điều 10 quy định về báo hiệu đường bộ bằng tín hiệu đèn giao thông như sau:
- Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu
+ Tín hiệu xanh là được đi;
+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;
+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ (khoản 1 Điều 11).
- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (khoản 2 Điều 11).
- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời (khoản 3 Điều 11).
Như vậy, trong trường hợp đèn đỏ bật sáng, bạn phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ hoặc đèn phụ báo được phép rẽ phải thì bạn được phép rẽ phải hoặc nếu có người điều khiển giao thông thì bạn phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp trên nếu không có biển báo hiệu được phép rẽ phải thì lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt các lỗi vi phạm đó là hoàn toàn đúng. Cụ thể mức phạt các hành vi vi phạm trên được áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (điểm e khoản 4 Điều 6).
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ (điểm i khoản 2 Điều 6).
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
+ Không mang theo Giấy đăng ký xe (điểm b khoản 2 Điều 21);
+ Không mang theo Giấy phép lái xe
Kết luận: Mức tiền phạt của bạn trong trường hợp trên là
- Không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông: phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
- Đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách: phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
- Không mang theo Giấy đăng ký xe: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
- Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Với những hành vi vi phạm trên bạn có thể bị phạt tổng mức tiền là từ 1.000.000 đồng đến 1.700.000 đồng, mức phạt được tính trung bình của khung hình phạt nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ sẽ là 1.350.000 đồng.
BBT
Từ khóa » Tín Hiệu Rẽ
-
Chuyển Hướng Không Có Tín Hiệu Báo Hướng Rẽ Phạt Bao Nhiêu Tiền ?
-
Những Trường Hợp Phải Có Tín Hiệu Báo Rẽ Khi điều Khiển Xe Máy
-
Chuyển Hướng Không Có Tín Hiệu Báo Hướng Rẽ Xử Lý Sao?
-
Chuyển Hướng Không Có Tín Hiệu Báo Rẽ Phạt Bao Nhiêu Tiền?
-
Lỗi Không Bật Xi Nhan Khi Chuyển Hướng Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?
-
Khi Nào đèn đỏ Vẫn được Rẽ Phải? | Hướng Dẫn - Giaothonghanoi
-
3 Lỗi Vi Phạm Cực Dễ Mắc Phải Khi Tham Gia Giao Thông
-
Đèn đỏ được Rẽ Phải, Rẽ Trái, đi Thẳng Trong Các Trường Hợp Sau
-
Chuyển Hướng Không Có Tín Hiệu Báo Hướng Rẽ - Luật ACC
-
Khi Nào Phạt Lỗi 'không Có Tín Hiệu Báo Hướng Rẽ'
-
Có được Rẽ Phải Khi đèn đỏ Bật Sáng Không? - Báo Lao Động
-
Lỗi Không Xi Nhan ôtô, Xe Máy Và Mức Phạt Mới Nhất Năm 2022
-
Lỗi Không Xi Nhan Và Mức Phạt Mới Nhất Năm 2022 - VinFast