Rèn Kỹ Năng đọc Cho Học Sinh Lớp 1 Thông Qua Môn Tập đọc

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 1 - Giáo Án, Bài Giảng Điện Tử Lớp 1

Trang ChủGiáo Án Khác Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tập đọc Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tập đọc

 Sự mong muốn lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em.

 Xuất phát từ quan điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em học tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đã và đang tiến hành phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học trong đó có môn Tập đọc. Mặt khác, tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh bằng một trong bốn kỹ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững. Hiện nay, ở nhà trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là cách thức về phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Trên thực tế, nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn học khác, không thể tiếp thu tri thức của nhân loại. Vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. Thông qua dạy đọc, giáo viên giúp học sinh đọc đúng, đọc hay và bồi dưỡng cho các em cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Giáo viên phải đặc biệt coi trọng và chú ý đến việc dạy văn kết hợp với dạy ngữ cho học sinh học tiếng mẹ đẻ một cách toàn diện. Dạy đọc đúng với dạy đọc hay, dạy đọc “ngôn ngữ” với dạy đọc “văn học”. Đó chính là cơ sở dạy học cho học sinh trưởng thành và phát triển cả về trí tuệ và tâm hồn, nhân cách và tri thức.

 

doc 26 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 5037Lượt tải 1 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênI. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I.1.1. Cơ sở lý luận: Sự mong muốn lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Xuất phát từ quan điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em học tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đã và đang tiến hành phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học trong đó có môn Tập đọc. Mặt khác, tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh bằng một trong bốn kỹ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững. Hiện nay, ở nhà trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là cách thức về phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Trên thực tế, nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn học khác, không thể tiếp thu tri thức của nhân loại. Vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. Thông qua dạy đọc, giáo viên giúp học sinh đọc đúng, đọc hay và bồi dưỡng cho các em cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Giáo viên phải đặc biệt coi trọng và chú ý đến việc dạy văn kết hợp với dạy ngữ cho học sinh học tiếng mẹ đẻ một cách toàn diện. Dạy đọc đúng với dạy đọc hay, dạy đọc “ngôn ngữ” với dạy đọc “văn học”. Đó chính là cơ sở dạy học cho học sinh trưởng thành và phát triển cả về trí tuệ và tâm hồn, nhân cách và tri thức. Với học sinh lớp 1, các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần hướng dẫn đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát trôi chảy. Với học sinh lớp 3, giáo viên yêu cầu cao hơn nữa. Không chỉ đọc đúng, đọc nhanh mà còn phải đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung tình cảm của bài. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Với chương trình thử nghiệm Tiếng Việt Tiểu học 2000, tôi đã và đang từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn Tập đọc. Từ đó người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học tập đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn Tập đọc giúp học sinh không những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại từ văn xuôi đến thơ ca. Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà mỗi tác giả đã thể hiện trong tác phẩm. Hay nói một cách khác, giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay, để thực hiện được vấn đề này, người giáo viên phải thay đổi cách truyền thụ để các em có thể nắm bắt được tri thức, thực hiện việc dạy theo hướng đổi mới. Mặt khác, việc dạy đọc cho học sinh đã có từ lâu và cũng có nhiều tài liệu đề cập đến. Tất cả đều khẳng định vai trò của việc dạy đọc - đọc hiểu - đọc diễn cảm cho học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc, giáo viên cần quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn Tập đọc và đặc biệt là việc dạy đọc cho học sinh phải được coi trọng. Thông qua việc dạy đọc giúp các em hiểu văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức. Biết đọc diễn cảm là thể hiện được những cảm xúc, tình cảm theo từng nội dung. I.1.2. Cơ sở thực tiễn: Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện viậc rèn đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh, nhất là đối với học sinh tiểu học, nhưng điều đó vẫn còn bị hạn chế. Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 1 với chương trình Tiểu học 2000, tôi thấy được quá trình dạy đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh lớp 4-5, việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp 1 lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là học sinh mới bắt đầu đến trường, việc làm quen với các con số và mặt chữ còn khó khăn thì việc đòi hỏi các em đọc đúng, đọc diền cảm lại càng khó.Nhưng nếu được quan tâm rèn luyện thì các em dần dần sẽ tiếp thu được. Thực tế khảo sát chất lượng của phân môn Tập đọc đầu năm của học sinh cho thấy, học sinh phát âm sai rất nhiều, phổ biến là sai các phụ âm đầu, vần và dấu thanh. Học sinh thường phát âm sai phụ âm đầu l/n, ch/tr, s/x và các thanh hỏi – ngã. Học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ. Các em chưa biết đọc diễn cảm, hạ giọng hay kéo dài giọng ở câu thơ, câu văn nào để người nghe cảm thấy cái hay của bài thơ hoặc bài văn đó. Về giáo viên, việc rèn cho học sinh kỹ năng đọc còn có một số hạn chế cần khắc phục. Hơn nữa quy trình phân môn Tập đọc thử nghiệm Tiểu học 2000 còn mới mẻ nên tôi phải vừa làm, vừa tìm tòi học hỏi để tự bồi dưỡng bản thân, trang bị cho mình một vũ khí sắc bén để dạy học đạt kết quả cao. Là một giáo viên, tôi không thể không lo ngại trước kết quả khảo sát phân môn Tập đọc của lớp 1A. Cụ thể đầu năm 2009 – 2010 tôi tiến hành khảo sát như sau: TSHS/27 Đọc ngọng Đọc sai p/âm Đọc sai dấu Đọc đúng Đọc diễn cảm TS % TS % TS % TS % TS % Khảo sát đầu năm 4 15 12 44 3 11 8 30 0 Xuất phát từ cơ sở lý luận và trước thực tế trên của lớp thì với yêu cầu của chương trình thực nghiệm môn Tiếng Việt tiểu học 2000. Tôi có băn khoăn suy nghĩ là phải làm gì và làm như thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc đúng, đọc diễn cảm. Với đề tài này, tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy đọc. Khi viết đề tài này tôi đã phát huy tất cả kiến thức được học, được bồi dưỡng qua các lớp học chuyên môn và học hỏi, kế thừa kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước. Đặc biệt là kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đối tượng chính là học sinh của mình. Do đó tôi muốn đưa ra những phương pháp đặc trưng ở góc độ chủ quan mà tôi đã tiếp thu được trong đợt bồi dưỡng hè 2004. Từ nhận thức trên, bản thân tôi đã rút ra bài học “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tập đọc”. I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Về đọc đúng: Học sinh đọc đúng các phụ âm đầu vần, thanh, đọc đúng tiếng từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ. Đọc hay, đọc diễn cảm: Học sinh khi đọc bài văn, bài thơ phải biết ngắt nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Khi đọc biết lên giọng, hạ giọng ở những câu văn, bài thơ, hơn nữa là đọc phân vai. Học sinh hiểu được nội dung văn bản và thể loại (văn xuôi hay thơ), từ đó học sinh có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống. Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh. I.3. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM: a) Lập đề cương nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2010. b) Triển khai nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010. c) Hoàn thành đề tài: 15/5/2010 *) Phương pháp nghiên cứu. a. Đối với giáo viên: Giáo viên tự học hỏi kinh nghiệm và phương pháp truyền thụ ở những đồng nghiệp có kinh nghiệm trong giảng dạy về những điểm hợp lý và chưa hợp lý. Phải xem các giáo viên thường sử dụng phương pháp gì trong quá trình rèn đọc đúng và đọc diễn cảm. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên với chương trình thử nghiệm 2000 để rút ra những phương pháp tối ưu nhất. Thường xuyên dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp để học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ và tham dự các chuyên đề do trường, phòng giáo dục tổ chức để đưa ra các phương pháp cải tiến. Trên cơ sở phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy truyền thống áp dụng vào dạy học theo hướng đổi mới phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Dạy một số giờ theo sách thử nghiệm để giáo viên trong tổ và chuyên môn trường dự giờ góp ý. Thường xuyên tiến hành khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc hàng tháng, kỳ khi mà học sinh đã được rèn đọc để so sánh thấy được hiệu quả của phương pháp mới. b. Đối với học sinh: Học sinh trong lớp phải đủ sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1 và tập 2 của chương trình Tiểu học 2000. Có đủ vở Bài tập Tiếng Việt – Bài tập Tiếng Việt nâng cao để phục vụ cho học sinh học phân môn Tập đọc. *) Giả thiết khoa học: Đối với phân môn Tập đọc, muốn học tốt học sinh phải có kỹ năng đọc và hiểu nội dung bài, giá trị nghệ thuật của bài. Từ đó học sinh biết cách thể hiện cảm xúc của giọng đọc một cách đúng mức. Khi đã được trang bị năng lực đọc, kỹ năng đọc tốt, học sinh sẽ ham thích tìm hiểu, biết bộc lộ tình cảm một cách đúng mức trong cuộc sống xã hội. Ngoài ra để học tốt các em cần phải có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Có như vậy các em sẽ có đủ điều kiện học tốt các môn học khác. Dạy học tốt phân môn Tập đọc còn giúp học sinh có một vốn ngữ chuẩn mực để tiếp thu tri thức khoa học và tự nhiên xã hội. Nhiều tài liệu và các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định: Dạy - Học tốt phân môn Tập đọc sẽ tạo tiền đề cho các em bước vào lĩnh vực khoa học một cách vững chắc. I.4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN, VỀ MẶT THỰC TIỄN: Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lý luận là không thể thiếu được. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã nghiên cứu, tham khảo các sách giáo khoa, sách giáo viên và nhiều tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài này. Thông qua đề tài này nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Rèn kỹ năng và năng lực đọc cho học sinh. Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho học sinh. Giáo dục thẩm mĩ - tình cảm - phát triển tư duy cho học sinh. Học sinh học môn Tiếng Việt có k ... học sinh đọc thầm tốt, tôi yêu cầu các em làm theo hướng dẫn của tôi. - Yêu cầu tất cả học sinh theo dõi vào bài, đọc phải đầy đủ các tiếng trong câu (lưu ý không đọc lướt). - Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt, học sinh tập bỏ dần thói quen đọc thành tiếng lầm rầm (phát ra tiếng nhẩm nhỏ). - Giao câu hỏi gắn với nội dung đoạn, bài đọc. - Khi đọc cố gắng không dùng ngón tay hay que tính để chỉ vào từng chữ, dòng trong sách (trừ trường hợp với những em quá yếu). - Kiểm tra đọc thầm của các em, tôi đã tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu các em trả lời câu hỏi nội dung của đoạn vừa đọc đến đâu. Nếu học sinh đọc thầm tốt thì các em đã hiểu được nội dung của đoạn đó, các em sẽ trả lời câu hỏi được tốt hơn. Đối với học sinh yếu, tôi thường xuyên quan tâm hơn và giúp đỡ các em bằng cách: - Lưu ý hơn trong giờ Tập đọc. - Thường xuyên uốn nắn việc phát âm sai. - Giúp học sinh đọc dứt khoát hơn từng cụm từ trong câu ngắn. Với câu dài, tôi hướng dẫn học sinh vạch nhịp bằng bút chì vào sách giáo khoa, để các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Đề ra yêu cầu đọc ở nhà, có như vậy mới buộc học sinh đọc lại những từ, cụm từ, câu chưa trôi chảy để hôm sau tôi kiểm tra xem các em đọc đã đạt yêu cầu chưa. - Bố trí những em khá ngồi gần để kèm cặp. b.3. Hình htức luyện tập ở nhà: Hình thức này cũng góp phần tích cực giúp học sinh đọc lại những từ, cụm từ, rèn luyện kỹ năng đọc, tôi thường áp dụng và thực hiện như sau: - Với học sinh yếu: Luyện đọc từ, cụm từ, câu, cả bài. - Với học sinh trung bình, khá: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát cả bài. - Với học sinh giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài. Để đạt được mục đích trên, tôi hướng dẫn trước ở trên lớp thật tỉ mỉ, cụ thể để học sinh về nhà luyện đọc. Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc theo từng cặp. Ngoài ra cần kết hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ kèm cặp những em còn đọc yếu. b.4. Tổ chức trò chơi Tiếng Việt: Có nhiều hình thức trò chơi Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc để áp dụng trò chơi sao cho phù hợp. Trong khâu rèn kỹ năng đọc nói riêng và dạy bài Tập đọc nói chung, tôi thường áp dụng các trò chơi Tiếng Việt như: Thi đọc đúng các từ, cụm từ có các phụ âm hay mắc lỗi khi đọc. Thi đọc nối tiếp đoạn văn, câu thơ, khổ thơ trong bài đọc thuộc lòng. Thi tìm các từ còn thiếu trong đoạn văn, thơ. Đọc một câu biết cả đoạn. Khi chơi trò chơi, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đề được chơi, kể cả những học sinh yếu cũng được chọn tham gia để các em cũng được hoà nhập và giúp các em học tập có ý thức hơn. II.3.4. Dạy thử nghiệm: Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tìm ra những tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn đến tồn tại. Đề ra những biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết Tập đọc ở lớp 1 để chứng minh cho những biện pháp đề xuất của mình, tạo kết quả cho giờ học. Tập đọc lớp 1: BÀN TAY MẸ A. Mục đích, yêu cầu: 1. Học sinh đọc trơn cả bài. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm. 2. Ôn các vần an, at; tìm được các tiếng có vần an, vần at. 3. - H–ểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương. - Nói lại được tình cảm và ý nghĩ của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn m ẹ của bạn. - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc. - Bộ chữ. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc bài “Cái nhãn vở” trong Sgk và trả lời câu hỏi 1, 2 trong Sgk. - Gv nhận xét, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu. 2. Hướng dẫn hs luyện đọc: (20’) a. Gv đọc mẫu bài văn. b. Hs luyện đọc: *Luyện đọc tiếng, từ ngữ: - Luyện đọc các tiếng, từ khó: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. - Phân tích tiếng: yêu, nắng, xương. - Gv giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương. * Luyện đọc câu: - Đọc từng câu trong bài. - Đọc nối tiếp câu trong bài. - Luyện đọc câu: Đi làm về, mẹ lại đi chợ, , giặt một chậu tã lót đầy. * Luyện đọc đoạn bài: - Luyện đọc nối tiếp đoạn. - Thi đọc trước lớp cả bài. - Nhận xét, tính điểm thi đua. - Đọc đồng thanh toàn bài. 3. Ôn các vần an, at: (12’) a. Tìm tiếng trong bài có vần an: - Yêu cầu hs tìm nhanh. - Đọc từ tìm được: bàn tay. - Phân tích tiếng bàn. b. Tìm tiếng ngoài bài có vần an, vần at: - Đọc mẫu trong Sgk. - Gv tổ chức cho hs thi tìm đúng, nhanh những tiếng, từ có vần an, vần at. Tiết 2 4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói: a. Tìm hiểu bài: (20’) - Đọc câu hỏi 1. - Đọc nối tiếp 2 đoạn đầu. + Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? - Đọc yêu cầu 2. - Luyện đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ. - Thi đọc toàn bài. b. Luyện nói: (10’) - Nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu. - Thực hành hỏi đáp theo các tranh 2, 3, 4. - Yêu cầu hs tự hỏi đáp. 5. Củng cố, dặn dò: (5’) - Đọc lại toàn bài. - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài “cái Bống”. - 2 Hs đọc và trả lời. - Hs theo dõi. - Vài Hs đọc. - Vài hs nêu. - Hs đọc nhẩm. - Mỗi hs đọc 1 câu nối tiếp nhau. - Vài hs đọc. - Vài hs đọc - Hs đọc thi nhóm 3 hs. - Hs đọc cá nhân, tập thể. - Hs tìm và nêu - Vài hs đọc. - 1 vài hs nêu. - Hs thi đua theo tổ. - 1 hs đọc. - 2 hs đọc. - 1 vài hs nêu. - 1 hs đọc. - Vài hs đọc. - 3 hs đại diện 3 tổ đọc. - 2 hs thực hiện. - 3 cặp hs thực hiện. - Vài cặp hs thực hành. - 1 hs đọc. II.3.5. Kết quả thực nghiệm: Qua quá trình áp dụng đề tài vào dạy thực nghiệm đã thu được kết quả như sau: Lớp 1 A: Sĩ số 27 TSHS/27 Đọc ngọng Đọc sai p/âm Đọc sai dấu Đọc đúng Đọc diễn cảm TS % TS % TS % TS % TS % Khảo sát cuối kỳ I 2 7,5 6 22 1 3.7 17 66,8 0 0 Khảo sát cả năm 0 0 2 7,5 0 0 25 92.5 0 0 III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ: Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt. Con người cũng như các động vật khác thường giao tiếp với nhau bằng tín hiệu. Trong đó có tín hiệu ngôn ngữ được thể hiện ở dạng nói và viết. Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách hợp lý nhằm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho kỹ càng, phù hợp. Đồng thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luông trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức dạy học, ví dụ: có nhiều tiết dạy giáo án điện tử để gây hứng thú trong học tập cho học sinh; sao cho mọi học sinh đều có niềm say mê, hứng thú trong học tập. Trong quá trình dạy - học Tập đọc phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. học sinh lớp 1, các em thích được động viên, khuyến khích, thích được chiều chuộng, gần gũi. Để thực hiện mỗi tiết dạy, giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm vững nội dung, yêu cầu của từng tiết, toàn bài phải đọc giọng điệu chung như thế nào, tốc độ, cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng, từ nào, câu nào học sinh hay đọc sai, đọc lẫn để giờ dạy có hiệu quả. Nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 1, trong giờ học, tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng các yếu tố. Đọc mẫu của giáo viên: Đọc mẫu nhằm giới thiệu, tạo hứng thú và tâm thế học tập. Nếu giáo viên đọc mẫu cho học sinh tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm cách đọc. Trong chương trình Tiếng Việt mới, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng hơn, đó là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe và nói. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin; do đó các kỹ năng đọc, nghe và nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tạo thành các kỹ năng này giúp học sinh đạt kết quả cao trong giao tiếp. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới thể hiện rõ quan điểm giao tiếp qua việc lựa chọn hệ thống ngữ điệu cho dạy học. Qua quá trình tìm hiểu công việc học tập của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên đối với phân môn Tập đọc trong trường tiểu học, đồng thời thông qua chất lượng kiểm tra cuối năm, tôi thấy lớp 1A có nhiều tiến bộ. Song kết quả đạt được chưa hẳn là cao, bởi sự tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy kết quả đạt được chưa được như mong muốn. Dạy Tập đọc quả là một vấn đề không đơn giản chút nào, nên muốn có kết quả cao thì cả thầy lẫn trò đều phải cố gắng, phải kiên trì trong quá trình rèn đọc. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn cố gắng đọc đúng, đọc chuẩn, diễn cảm. Ngoài ra còn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, luôn cải tiến phương pháp soạn giảng, sửa lỗi kịp thời cho từng học sinh. Qua thực tế, tôi thấy mình cần cố gắng rèn luyện, học tập nghiên cứu tài liệu, sách báo, học hỏi những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm giảng dạy. Tôi tự rút ra bài học cho mình: Muốn đạt được mục đích mà mình mong muốn thì bản thân phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê ấy sẽ giúp ta có them sức mạnh to lớn, cuốn hút ta đi vào tìm tòi sáng tạo. Do điều kiện khả năng có hạn, đề tài còn nhiều thiếu sót, có những vấn đề chưa thể đề cập đến. Mặc dù bản thân tôi đẫ hết sức cố gắng; rất mong được sự giúp đỡ, góp ý,bổ xung của đồng nghiệp, đặc biệt tổ chuyên môn Phòng giáo dục - đào tạo huyện Đông Triều đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. An Sinh, ngày 15 tháng 5 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Thậm IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC: Trang I. Phần mở đầu 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục đích nghiên cứu 4 I.3. Thời gian, địa điểm 4 I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn 6 II. Phần nội dung 8 II.1. Chương I: Tổng quan 8 II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu 8 II.2.1. Các thành tựu đã đạt được trong thời gian qua 8 II.2.2. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa 9 II.2.3. Những vấn đề thực tiễn 11 II.3.Chương III: Phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu 24 II.3.1. Phương pháp trực quan 15 II.3.2. Phương pháp đàm thoại 17 II.3.3. Phương pháp luyện tập 18 II.3.4. Dạy thử nghiệm 20 II.3.5. Kết quả thực nghiệm 22 III. Phần kết luận - kiến nghị 23 V. NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG, PHÒNG GD&ĐT: . .

Tài liệu đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án khối 1 - Tuần học 8

    Lượt xem Lượt xem: 684 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án dạy khối 1 (2 cột) - Tuần 10

    Lượt xem Lượt xem: 975 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011

    Lượt xem Lượt xem: 1034 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án tổng hợp lớp 1 - Tuần 20

    Lượt xem Lượt xem: 937 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 27

    Lượt xem Lượt xem: 1253 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

    Lượt xem Lượt xem: 938 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 3 - Trường tiểu học Sơn Hải

    Lượt xem Lượt xem: 607 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 32

    Lượt xem Lượt xem: 848 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docChương trình măng non

    Lượt xem Lượt xem: 717 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docThiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 5 năm 2009

    Lượt xem Lượt xem: 576 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop1.net - Giáo án lớp 1, Giáo án điện tử lớp 1, Thư viện giáo án, Hướng dẫn thủ thuật máy tính

Facebook Twitter

Từ khóa » Dạy Học Sinh Lớp 1 Tập đọc