Rèn Luyện Kỹ Năng Viết Báo Cáo Địa Lý Cho Học Sinh Lớp 10 Trung Học ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lớp 10
  4. >>
  5. Địa lý
Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiTrong các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Địa lý theo hướngphát huy tính tích cực của học sinh, đa số giáo viên đều lựa chọn các phươngpháp nhằm phát triển tư duy, tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên cácphương pháp dạy học tích cực yêu cầu hướng vào việc rèn luyện kỹ năng thuthập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kháiquát để rút ra kết luận về các thông tin thu thập được, kỹ năng trình bày kếtquả nghiên cứu thông tin một cách khoa học, thuyết phục – còn gọi là kỹ năngbáo cáo và các phương pháp mà giáo viên vận dụng để rèn luyện kỹ năng viếtvà trình bày báo cáo cho học sinh – thì giáo viên vẫn còn nhiều lúng túngtrong quá trình sử dụng. Đây là những phương pháp dạy học tích cực có tácdụng tốt trong dạy học phát triển các kỹ năng học tập của học sinh, phù hợpvới xu hướng rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, chủ động trong quá trìnhnhận thức. Phương pháp này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phântích, liên hệ, trình bày,… khi tìm hiểu một vấn đề yêu cầu vận dụng kiến thứcđã học và liên hệ thực tiễn một cách hiệu quả hơn.Lớp 10 là lớp đầu cấp THPT nên các em chưa hình thành đầy đủ về kỹnăng viết báo cáo, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho các em làtiền đề để các em hoàn thiện hơn kỹ năng này đồng thời là cơ sở cho việc viếtbáo cáo ở các lớp sau.Để tăng cường việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thu thập, xử líthông tin, từ đó tổng hợp và trình bày thông tin góp phần hình thành nhữngnăng lực cần thiết của người lao động mới ở học sinh, góp phần nâng cao hiệuquả dạy học bộ môn Địa lý trung học phổ thông (THPT), tôi đã chọn nghiêncứu vấn đề “Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10trung học phổ thông”. Hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộmôn Địa lý.2. Mục tiêu của đề tàiXác định được hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý và các phương pháp rènluyện các kỹ năng đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lý 10 THPT.3. Nhiệm vụ của đề tài- Nghiên cứu cơ sở lí luận cho việc xác định hệ thống kỹ năng cần thiết cho việcviết báo cáo Địa lý trong dạy học.1- Tìm hiểu thực trạng dạy và học các bài viết báo cáo Địa lý trong chương trìnhĐịa lý 10 THPT (ban cơ bản) hiện nay.- Xác định hệ thống kỹ năng cần thiết cho việc viết báo cáo Địa lý trong dạy họcĐịa lý THPT, từ đó xác định phương pháp phù hợp để rèn luyện các kỹ năng đó.- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để thấy được tính khả thi và hiệu quả của việcsử dụng hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý trong dạy học Địa lý 10 THPT.4. Phạm vi nghiên cứuCác bài viết báo cáo Địa lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản).5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp lí thuyết.- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.2NỘI DUNGCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈNLUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 10THPT1. Báo cáo Địa lý1.1. Khái niệm- Báo cáo là một hình thức mà trong đó, học sinh dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu, trình bày thành báocáo, sau đó thuyết trình trước nhóm hay toàn lớp.- Báo cáo Địa lý là một dạng bài thực hành, mà trong đó học sinh dưới sựhướng dẫn của giáo viên, tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quáthóa thông tin địa lý, sau đó viết và trình bày báo cáo về một vấn đề địa lýtrước lớp hoặc trước nhóm.Báo cáo có thể tiến hành trong chương trình nội khóa hoặc ngoại khóa.1.2. Phân loại báo cáo Địa lýBáo cáo Địa lý có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau:- Báo cáo Địa lý trình bày dưới dạng một bài viết (dài hay ngắn) về mộtvấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia hay một vấnđề toàn cầu. Đây là loại phổ biến hiện nay trong chương trình phổ thông.- Báo cáo Địa lý có thể là một số sưu tập tranh ảnh được sắp xếp theo hệthống kèm theo lời thuyết minh, một số hệ thống lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh,sơ đồ thể hiện một chủ đề nhất định.1.3. Nội dung báo cáo Địa lýNội dung báo cáo địa lý rất phong phú. Đó là các vấn đề về tự nhiên, kinhtế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu.- Báo cáo có thể được tiến hành sau khi tổng kết bài học, một chủ đề, mộtchương, hay tổng kết chương trình nhằm hệ thống hóa kiến thức đã học.- Ngoài ra, báo cáo còn được tiến hành sau khi khảo sát, điều tra các đốitượng địa lí ở địa phương.1.4. Tầm quan trọng của báo cáo Địa lý trong dạy họcTrong dạy học báo cáo địa lý có vai trò quan trọng, nó rèn luyện cho họcsinh các khả năng như:- Nói, giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác.- Thu thập những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách vở, tài liệutham khảo, số liệu trên thực địa, - Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học dù là đơn giản.3- Hiểu những vấn đề được trình bày một cách kỹ lưỡng theo hướng ”học qualàm”.- Đối đáp hoặc thảo luận, tranh luận với người khác một cách lôgic.- Hợp tác với các bạn trong nhóm, tổ, lớp.- Nâng cao kĩ năng sống.Như vậy, kỹ năng báo cáo thường dùng cho học sinh ở THPT thể hiệnsự vận dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như tìm tòi, khám phá,quan sát, phỏng vấn, thuyết trình, đối thoại, Rèn luyện được kỹ năng nàynghĩa là HS đã đặt mình vào vị trí của người vừa có khám phá, tìm tòi,phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, vừa phổ biến các tri thức địalý cho những người xung quanh mình.1.5. Các hoạt động làm cơ sở hình thành kỹ năng viết báo cáo địa lý1.5.1. Thu thập thông tinMuốn thu thập thông tin thì cần thiết phải xác định được vấn đề báo cáo làgì? Cụ thể hơn là phải xác định tên hoặc nội dung mà bài báo cáo cần đề cậpđến. Trên cơ sở xác định vấn đề báo cáo, người viết sẽ có cơ sở để tiến hànhthu thập thông tin liên quan đến vấn đề đó một cách nhanh nhất, hiệu quảnhất.Khi sử dụng các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, cầnchọn lọc những thông tin có liên quan đến chủ đề báo cáo. Các thông tin chọnlọc nên ghi thành phiếu rời, hoặc photo thành tờ rời và bỏ vào túi hồ sơ báocáo, sắp xếp theo trật tự để dễ sử dụng khi viết báo cáo. Các tập số liệu, bảngsố liệu, bản đồ, tranh ảnh, nên để riêng.1.5.2. Xử lý, tổng hợp thông tinCông việc này bao gồm phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nguồn tư liệuđã thu thập được.- Phân tích tư liệu: Cần xem xét tư liệu thu thập được có chính xác, cập nhậtkhông? Nội dung tư liệu bao hàm vấn đề gì? Liên quan đến nội dung nào củabáo cáo?, - Tổng hợp tư liệu: bổ sung thêm những thông tin còn thiếu, lựa chọnnhững nội dung của tư liệu cần làm rõ cho nội dung của báo cáo, liên hệ cácthông tin với nhau nhằm xác lập tính thống nhất và rút ra các nhận xét cầnthiết phù hợp với bản chất của sự việc, hiện tượng trong chủ đề báo cáo.- Khái quát hóa: trong báo cáo cần nêu những nhận xét, ý kiến nhận địnhkhái quát hóa, hoặc từ kết quả hiện tượng có thể có những đề xuất thích hợpvề giải pháp, biện pháp.41.5.3. Trình bày thông tinHình thức trình bày thông tin có thể là bản báo cáo, hoặc trình bày miệng(trên cơ sở đề cương chuẩn bị sẵn).Để trình bày thông tin địa lý khoa học, việc đầu tiên cần phải xây dựngđược đề cương (dàn ý) bài báo cáo. Đề cương (dàn ý) bài báo cáo xây dựng ởmức độ khái quát, sau đó chi tiết hóa để làm cơ sở cho việc viết một bản báocáo hoàn chỉnh.a. Bài viết báo cáo- Bản báo cáo của học sinh nên có những nội dung sau:+ Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề báo cáo: tên đề tài, địa điểm, thời gian,mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động.+ Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp đã thực hiện.+ Trình bày, mô tả những kết quả thực hiện được.+ Kết luận, đề xuất ý kiến (nếu có).- Ngôn ngữ của báo cáo:+ Văn phong khoa học, ngắn gọn, súc tích, không dùng văn nói trong báocáo.+ Trình bày vấn đề khách quan, không thể hiện cảm xúc của mình hoặcmô tả theo hình thức văn học.+ Câu trong báo cáo nên dùng ở thể bị động. Ví dụ: không viết: ”chúng tôiđã nghiên cứu kỹ vấn đề trên và thấy rằng ” mà nên viết ”Từ kết quả nghiêncứu vấn đề trên, có thể thấy ”+ Để báo cáo ngắn gọn và làm rõ vấn đề, nên tăng cường sử dụng bản đồ,lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, các số liệu rời, - Trình bày bản báo cáo:+ Dùng đề mục hợp lí.+ Nếu câu trích nguyên văn trong tài liệu thì để trong ngoặc kép và ghi rõxuất xứ (nguồn).+ Các tư liệu, số liệu, bảng số liệu được sử dụng ở trong báo cáo phải ghi rõnguồn.+ Các số liệu thống kê phải ghi rõ năm thống kê.+ Các báo cáo làm trong thời gian dài, có nhiều nội dung cần phải có danhmục tài liệu tham khảo (xếp theo vần A, B, C họ của tác giả).5b. Trình bày miệng trên cơ sở đề cương đã chuẩn bị sẵn phải chú ýnhững điểm sau:- Phần thuyết trình trước lớp bao gồm việc trình bày một nội dung báo cáo,kết luận vấn đề, nêu câu hỏi cho người nghe hoặc đề nghị người nghe đặt câuhỏi, liên hệ với các vấn đề liên quan vừa trình bày.- Báo cáo miệng thường dùng cho các học sinh lớp lớn, thể hiện sự vậndụng tổng hợp nhiều kĩ thuật khác nhau như: thuyết trình, đối thoại, Khi sửdụng phương pháp này nghĩa là học sinh đã đặt mình vào vị trí của người vừatìm tòi, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, vừa phổ biến trithức địa lý cho những người xung quanh.2. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh THPT2.1. Thực trạng về phía giáo viênQua điều tra thực tiễn về phía giáo viên, có thể thấy rằng đa số đều nhậnđịnh việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo là rất quan trọng và có ý nghĩa lớntrong việc rèn luyện kỹ năng địa lý. Tuy nhiên, mức độ rèn luyện các kỹ năngnày còn chưa nhiều và gặp nhiều khó khăn trong khi tiến hành. Các giáo viêntuy có chú ý rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh nhưng mới chỉ dừnglại ở mức độ hướng dẫn, học sinh làm theo. Phương pháp để rèn luyện chohọc sinh các kỹ năng viết báo cáo nhìn chung còn lúng túng về các bước thựchiện, hoặc tiến trình rèn luyện các kỹ năng chưa lôgic nên học sinh rất khónắm bắt. Giáo viên thường làm mẫu cho học sinh, ngay cả trong các bài thựchành. Đa số các giáo viên chưa tiến hành rèn luyện kỹ năng viết báo cáo bằngcách đặt câu hỏi, ra bài tập, bài thực hành về các kĩ năng thu thập, xử lý, tổnghợp và trình bày thông tin. Nói cách khác, giáo viên mới chỉ hình thành ở họcsinh một số kỹ năng viết báo cáo chứ chưa thực sự rèn luyện kỹ năng này chohọc sinh trong quá trình dạy học. Điều này sẽ hạn chế việc rèn luyện kỹ năngđịa lí cho học sinh, đặc biệt với yêu cầu giáo dục ngày nay là chú trọng nhiềuhơn về kỹ năng bên cạnh kiến thức được cung cấp, hướng dẫn học sinh tựhọc.2.2. Thực trạng về phía học sinhQua phiếu điều tra 180 học sinh lớp 10 của trường THPT Trường Chinhtôi nhận thấy tỉ lệ học sinh thực hiện khá - tốt các kỹ năng viết báo cáo địa lýcòn rất thấp, đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình - yếu (chiếm trên 80%).Ngoài ra, qua phỏng vấn chúng tôi cũng thu được ý kiến cho rằng các bài thựchành có nội dung viết báo cáo là rất khó thực hiện đối với các em (176/180,chiếm 97,8%). Đa số các em còn lúng túng về trình tự các bước để thực hiệnmột số kỹ năng viết báo cáo do các em ít được rèn luyện.6Khi điều tra về các phương pháp, cách thức mà giáo viên thường tiến hànhtrong quá trình dạy học để rèn luyện cho các em về kỹ năng viết báo cáo thìchúng tôi thu được kết quả giáo viên thường làm mẫu cho các em thực hiệnbài viết báo cáo. Việc ra bài tập, làm bài thực hành để rèn luyện kỹ năng, kíchthích các em chủ động, tích cực, tự học có thực hiện nhưng chưa nhiều.2.3. Nguyên nhân của thực trạngRèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý thực sự là một nội dung khó đối vớicả giáo viên và học sinh. Các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bàythông tin là các kỹ năng đòi hỏi sự tư duy, kết hợp với kiến thức có đượctrong quá trình học tập, phải qua quá trình rèn luyện thì mới nhuần nhuyễn vàhình thành kỹ năng tự học. Các kỹ năng này góp phần định hướng cho họcsinh về cách học, định hướng cho giáo viên về cách dạy trong bối cảnh giáodục hiện nay. Vì nó có tính tích cực, đổi mới tư duy trong dạy và học nên khitiến hành ít nhiều sẽ gây lúng túng.Thực tiễn cho thấy các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bày thôngtin (gọi tắt là kỹ năng viết báo cáo) chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dùtrong chương trình có đưa vào các bài thực hành viết báo cáo nhưng cũng chỉở mức nêu vấn đề. Ít tài liệu hướng dẫn các bước rèn luyện và nâng cao kỹnăng viết báo cáo cho học sinh. Do đó, trong quá trình dạy học, các giáo viênthường sử dụng các kinh nghiệm dạy học của mình để tiến hành rèn luyện kỹnăng viết báo cáo cho học sinh, cách thức của mỗi người là khác nhau, chưacó sự thống nhất, chưa mang tính lôgic.Mặt khác, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng viếtbáo cáo do sự hạn chế về mặt thời gian một tiết học, đặc biệt trong các bàithực hành viết báo cáo. Do đó, các giáo viên thường chuẩn bị kĩ các tư liệu,thông tin sẵn để cung cấp cho học sinh, đồng thời quá trình rèn luyện cũngmang tính chất làm mẫu để học sinh bắt chước làm theo mẫu định sẵn, nhằmđảm bảo thời gian trong một tiết học. Họ cho rằng đó là cách làm dễ dàngnhất khi tiến hành dạy các bài thực hành có nội dung viết báo cáo.Khi được hỏi vì sao không tiến hành các bước rèn luyện kỹ năng để địnhhướng cho các em, rồi tự các em thực hiện, hình thành và rèn luyện kỹ năngthì các giáo viên đều cho rằng: Tư duy của các em đa phần chưa thích ứng vớiviệc tự làm bài theo định hướng của giáo viên mà vẫn phụ thuộc vào mẫu.Việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo muốn thực hiện được thì cần một quátrình lâu dài, có thể từ các cấp, các lớp học ở dưới lên. Ngay một lúc, trongmột tiết học các giáo viên khó có thể rèn luyện từng kỹ năng một cách cụ thểcho học sinh.7CHƯƠNG 2. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÝCHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1. Hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý cần rèn luyện cho học sinh- Kỹ năng xác định vấn đề báo cáo.Để xác định vấn đề báo cáo thường có hai cách:Một là, giáo viên xác định vấn đề báo cáo cho học sinh.Hai là, học sinh tự xác định vấn đề báo cáo. HS có thể có sự hướng dẫn,định hướng giúp đỡ của giáo viên trong việc xác định vấn đề báo cáo.Tuy nhiên, trong dạy học hiện nay, giáo viên nên sử dụng cách thứ hai,yêu cầu và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự xác định vấn đề báo cáo.- Kỹ năng thu thập thông tin báo cáo.Dựa vào vấn đề báo cáo vừa xác định được để tiến hành thu thập thông tincho bài viết báo cáo. Do đó, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh biết cáchthu thập thông tin báo cáo bám sát chủ đề đưa ra. Đây là kỹ năng cần đượcrèn luyện nhiều lần để tạo thành kỹ xảo, mang tính sáng tạo. Từ đó, mỗi họcsinh sẽ tự phát triển các kỹ năng vừa rèn luyện được để hình thành cho mìnhcách thu thập thông tin thế nào là nhanh và hiệu quả nhất.- Kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin.Xử lý, tổng hợp thông tin là kỹ năng khó và rất cần thiết không chỉ nhằmphục vụ cho việc viết báo cáo mà còn hỗ trợ cho học sinh các kỹ năng tư duy,tổng hợp tri thức trong quá trình học tập môn địa lý.- Kỹ năng lập đề cương báo cáo.Để khắc phục sự lúng túng về cách trình bày, sắp xếp các ý tưởng, thôngtin trong bài báo cáo, lại vừa tiết kiệm thời gian để viết báo cáo hoàn chỉnh thìhọc sinh cần biết cách lập đề cương (dàn ý) bài báo cáo. Việc xây dựng đượcbộ khung sườn cho bài viết sẽ giúp học sinh sớm hình dung ra được các nộidung chính cần trình bày, giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc triển khai cácý chính thành các ý chi tiết.- Kỹ năng trình bày báo cáo.Đây là kỹ năng vừa mang tính kỹ thuật vừa có tính sáng tạo. Mỗi học sinhsẽ có nhiều cách trình bày bài báo cáo khác nhau. Do đó, giáo viên cần địnhhướng rèn luyện cho học sinh cách trình bày báo cáo sao cho rõ ràng, mangtính thuyết phục và hạn chế được những sai phạm mắc phải trong khi trìnhbày bài báo cáo.82. Các nguyên tắc, quy trình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý chohọc sinh2.1. Các nguyên tắc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh2.1.1. Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý phải gắn liền với việc củng cố vàphát triển kiến thức đã học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.Để việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh thì cần phảinắm vững chương trình, nội dung SGK, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năngtheo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo.2.1.2. Đảm bảo tính sư phạmQuy trình và phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho họcsinh cần phải đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với cơ sở khoa học của lý luậndạy học. Các phương pháp giảng dạy được tiến hành để rèn luyện kỹ năngnày phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, kích thích sự học hỏi, tuduy của học sinh.2.1.3. Đảm bảo tính khả thiRèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý là một vấn đề khó đối với giáo viênvà học sinh, do đó khi tiến hành cần chú ý tính khả thi của quy trình vàphương pháp thực hiện. Nếu quy trình và phương pháp thực hiện khó có thểtiến hành trong thực tiễn dạy học thì nó chỉ là lý thuyết suông. Các cách thứchướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trìnhbày thông tin địa lý cần phải được xem xét sao cho phù hợp với điều kiện sưphạm của ngành giáo dục, đảm bảo tính giáo dục, dễ thực hiện đối với ngườidạy và người học thì mới đạt kết quả cao.2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinhBước 1. Xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năngĐây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc rèn luyện một kỹ năng bất kìcho học sinh. Viết báo cáo địa lý là một vấn đề khó vì nó bao gồm nhiềukhâu, nhiều giai đoạn mà giáo viên phải rèn luyện cho học sinh trong một thờigian dài để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Do đó, để có được mộtbài viết báo cáo hoàn chỉnh, chất lượng thì học sinh cần nắm vững các khâu,các kỹ năng cụ thể của bài viết báo cáo địa lý. Việc xác định mục tiêu rènluyện kỹ năng địa lý sẽ góp phần bám sát mục tiêu của môn học, của bài họccần hướng tới. Trên cơ sở đó, giáo viên thiết lập các hoạt động dạy học phùhợp với mục tiêu rèn luyện kỹ năng đặt ra, tổ chức các hình thức, phươngpháp dạy học sao cho phù hợp với việc đạt được mục tiêu về rèn luyện kỹnăng đó một cách tối ưu nhất.9Ví dụ: Khi dạy bài thực hành bất kỳ, việc đầu tiên là giáo viên yêu cầu họcsinh xác định rõ mục tiêu, yêu cầu kỹ năng cần thực hiện của bài thực hànhđó. Bước này giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh nhận thức rõ mục tiêu,yêu cầu và các nhiệm vụ cần thực hiện. Học sinh phải xác định được các bướcthực hiện và sản phẩm của các bước là gì. Thông qua đó học sinh sẽ nhậnthức được các kỹ năng cần thực hiện, rèn luyện trong suốt giờ học.Bước 2. Trang bị cho học sinh các kiến thức về kỹ năng cần thiếtĐể rèn luyện bất kĩ kỹ năng địa lý nào cho học sinh thì cần phải trang bịcho học sinh các kiến thức về kỹ năng cần thiết để vận dụng vào quá trìnhnhận thức của học sinh. Sau khi xác định kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh,giáo viên cần xem xét đối tượng học sinh của mình về năng lực học tập, kỹnăng liên quan ở mức độ nào, còn thiếu hay cần bổ sung các kiến thức, kỹnăng gì để cung cấp, trang bị cho các em. Khi đã có đầy đủ các kiến thức vàkỹ năng cơ bản, việc rèn luyện kỹ năng đó sẽ tiến hành được dễ dàng, thuậnlợi hơn.Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin địa lý thì giáo viên cầntrang bị cho học sinh vốn kiến thức địa lý nhất định về chủ đề địa lý cần thuthập. Nhờ đó, thông tin thu thập được sẽ có trọng tâm và quá trình tìm kiếm,thu thập thông tin dễ dàng hơn, phạm vi tìm kiếm thông tin được thu hẹp hơn.Ngoài ra học sinh cần có một số kỹ năng như: kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năngtìm kiếm, sưu tầm tài liệu, thông tin, đôi khi còn cần cả kỹ năng khảo sát,phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin từ thực tế đối với các đề tài mangtính thực tế cao.Bước 3. Lựa chọn phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng cho họcsinhSau khi học sinh đã có được các kiến thức và kỹ năng địa lý cơ bản, giáoviên cần xác định các cách thức, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để rènluyện kỹ năng đó. Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được lựa chọncần bám sát mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng), phù hợp với đối tượng họcsinh và dễ tiến hành trong điều kiện cơ sở giáo dục hiện tại. Ngoài ra, giáoviên cần chú ý đến việc chọn các phương pháp dạy học mới theo hướng tíchcực, lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh.Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin, giáo viên có thể lựa chọn cácphương pháp dạy học thích hợp như: phương pháp đàm thoại gợi mở, phươngpháp thảo luận nhóm, Giáo viên có thể hình thành và rèn luyện cho học sinhkỹ năng này bằng cách bước đầu làm mẫu, sau đó ra các bài tập từ dễ đến10khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh thực hiện rèn luyện kỹ năng đó chothuần thục.Bước 4. Thiết lập các hoạt động của GV và HS để rèn luyện kỹ năngDựa vào việc lựa chọn phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng tươngứng mà giáo viên thiết lập các hoạt động của giáo viên và học sinh một cáchcụ thể trong quá trình dạy học. Các hoạt động của giáo viên và học sinh có thểđược thiết kế linh hoạt, không nhất thiết tất cả các bước, các khâu của quátrình rèn luyện kỹ năng phải tiến hành tại lớp, trong một tiết học, mà có thểtiến hành ở nhà, trong thời gian dài tùy theo nội dung, kỹ năng cần đạt được.Khi thiết lập các hoạt động của giáo viên và học sinh thì cần chú ý đến cáchoạt động của học sinh nhiều hơn, đề cao chủ thể học tập của học sinh nhiềuhơn là hoạt động dạy của giáo viên. Học sinh phải làm việc nhiều hơn trongquá trình nhận thức thì mới hình thành và rèn luyện kỹ năng. Giáo viên có thểđóng vai trò bước đầu làm mẫu, sau đó hướng dẫn và học sinh từ việc làmtheo đến việc tự thực hiện kỹ năng đó. Mặt khác, các hoạt động dạy và họcphải linh hoạt, kích thích tính tò mò, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phảikhiến tất cả học sinh trong lớp chủ động tham gia vào các bước của quá trìnhrèn luyện kỹ năng. Giáo viên nên tránh việc thiết lập các hoạt động dạy họcđơn thuần chỉ dành cho các học sinh khá, giỏi, các học sinh tích cực, màkhông bao quát toàn bộ lớp học.Ví dụ: Khi rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, giáo viên có thể thiết lập hoạtđộng của học sinh là yêu cầu mỗi học sinh đều tự mình viết thành một bài báocáo về chủ đề của nhóm sau quá trình làm việc theo nhóm. Việc này có thểtránh được tình trạng nếu chỉ làm một bài viết báo cáo chung cho cả nhóm thìchỉ có một số học sinhng nhóm tham gia rèn luyện kỹ năng viết/trình bày báocáo cho cả nhóm. Các học sinh khác nghiễm nhiên giao khoán cho bạn vàkhông quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo đó như thế nào.Còn khi trình bày, giáo viên có thể gọi bất kì học sinh trong nhóm trình bày,sau đó các bạn trong nhóm có thể bổ sung thêm các ý kiến để hoàn thiện bàitrình bày của nhóm.Bước 5. Kiểm tra, đánh giá kết quảKiểm tra đánh giá là để xem hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng đạt đượcđến đâu. Thông qua việc kiểm tra kết quả rèn luyện kỹ năng địa lý có thểđánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu kỹ năng đã được quyđịnh, từ đó đề xuất các điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả của công việc đó. Bên cạnh việc ghi nhận những gì đạt được, giáoviên có thể sử dụng nó làm cơ sở để xây dựng tiếp các kế hoạch rèn luyện kỹnăng khác ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên có11thể điều chỉnh các phương pháp dạy học, các cách thức rèn luyện kỹ năng saocho phù hợp nhất, mang tính phát triển nhất. Giáo viên còn có thể nắm đượcsự tiến bộ rõ rệt hay giảm sút của học sinh để động viên hay giúp đỡ kịp thờiqua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên.Cũng qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên có thể làm sáng tỏ được năng lựcvà kết quả rèn luyện kỹ năng nói riêng và kết quả học tập nói chung của họcsinh, từ đó giúp các em có khả năng tự đánh giá, tự nhận ra được sự tiến bộcủa mình, có thêm động cơ trong học tập. Nhờ kiểm tra, đánh giá, học sinh sẽcó điều kiện để tiến hành các thao tác tư duy như ghi nhớ, tái hiện, khái quáhóa, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng vừa được hình thành, học sinh sẽ có thểvận dụng các tri thức vừa có được để thực hiện các hành động khác, thực hiệncác kỹ năng khác một cách thuần thục.Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng lập dàn ý báo cáo, sau khi giáo viên hướngdẫn học sinh các bước cần thiết để lập một dàn ý bài báo cáo, giáo viên rènluyện cho học sinh bằng cách ra bài tập về nhà cho học sinh là viết dàn ý báocáo cho một chủ đề khác. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở hoạt động ra bài tập vềnhà cho học sinh mà giáo viên không tiến hành kiểm tra, đánh giá việc họcsinh có thực hiện bài tập đó hay không, thực hiện nó như thế nào thì việc rènluyện kỹ năng sẽ không thể đạt kết quả như mong muốn. Giáo viên nên bố tríthời gian phù hợp để có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá qua đó biết được mứcđộ thực hiện của học sinh; còn về phía học sinh nhờ có hoạt động kiểm tra,đáng giá mà có động cơ thực hiện việc rèn luyện kỹ năng, đồng thời có thể tựđánh giá khả năng của mình thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của giáoviên.3. Các phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý trong dạy học3.1. Rèn luyện kỹ năng xác định vấn đề báo cáoBước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.Giáo viên có thể đưa ra các vấn đề địa lý cần quan tâm trong chương trìnhcác học sinh được học. Phân tích các chủ đề, xem xét tính cấp thiết của chủđề, xem xét về khả năng thực hiện được và sở thích của mình. Cần trả lời cáccâu hỏi: Vấn đề đó có nội dung gì? Có cấp thiết không? Có khả năng thựchiện được không? Vấn đề đó có hấp dẫn đối với mình không? Sau khi chọnđược chủ để báo cáo thì cần đặt tên cho bản báo cáo. Tên của bản báo cáophải ngắn gọn, súc tích, khoa học, bám sát chủ đề được chọn. Tên chủ đềthường bắt đầu bằng một động từ, mà động từ này quyết định các hoạt độngcần tiến hành đối với chủ đề được chọn, ví dụ như: tìm hiểu, phân tích, nghiêncứu, 12Ví dụ: Đối với một bài thực hành có nội dung viết báo cáo cụ thể, giáoviên nên định hướng cho học sinh xác định chủ đề báo cáo dựa vào yêu cầu,mục tiêu của bài học. Giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh tự đề xuất têncủa bài viết báo cáo, sau đó cùng cả lớp thảo luận nhanh để chọn ra tên chủ đềbáo cáo thích hợp nhất. Ví dụ như: khi dạy bài thực hành ”Viết báo cáo vềkênh đào Xuyê và Panama” (chương trình Địa lý 10), giáo viên sau khi yêucầu học sinh đọc kĩ SGK để nêu nhiệm vụ của bài thực hành thì yêu cầu họcsinh xác định vấn đề báo cáo bằng cách để học sinh thảo luận với nhau và đềxuất tên của báo cáo (học sinh lên ghi trên bảng). Sau đó, cả lớp cùng giáoviên phân tích để lựa chọn tên thích hợp cho báo cáo.Bước 2. Giáo viên ra bài tập cho học sinh.Để học sinh có thể rèn luyện thêm về kỹ năng xác định vấn đề báo cáo,giáo viên sau khi làm mẫu nên đưa ra bài tập về nhà cho học sinh. Lí do ra bàitập về nhà là vì ở lớp học, trong một tiết học (lý thuyết hay thực hành) sẽkhông có nhiều thời gian để học sinh làm bài tập rèn luyện thêm về kỹ năngnày.Bước 3. Kiểm tra, đánh giá.Giáo viên có thể sử dụng thời gian đầu giờ hoặc cuối giờ để kiểm tra việcthực hiện bài tập về nhà của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh nộp lại bàitập để thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá. Đồng thời sau khi đánh giá, giáoviên cũng cần dành thời gian để tiến hành nhận xét, định hướng lại cho họcsinh, động viên, khuyến khích để các em làm tốt hơn.Tương tự, giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh làm bài tập xác định vấn đềbáo cáo sau khi học xong một chương, nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh,hình thành nên thói quen, học sinh sẽ có kỹ năng thuần thục hơn trong việcxác định vấn đề báo cáo ở các chương sau và việc xác định vấn đề báo cáocũng sẽ nhanh hơn. Về sau, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định vấn đềbáo cáo sau khi học xong một chương nào đó vào cuối giờ học. Khi đó, họcsinh có thể xác định dễ dàng tại lớp, trình bày ý tưởng, lí do của mình khichọn vấn đề đó. Việc lặp lại nhiều lần các kỹ năng xác định vấn đề báo cáobên cạnh việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, còn củng cố kiến thức trọngtâm của chương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.3.2. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin Địa lýBước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.Bước này thường được tiến hành trong các giờ lên lớp, có thể là giờ học cóhoặc không có yêu cầu thực hành viết báo cáo.13Giáo viên đặt câu hỏi để yêu cầu học sinh thu thập thông tin cụ thể từnhiều nguồn thông tin như: sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, tư liệutham khảo, Câu hỏi đặt ra một cách cụ thể, tiệm cận vấn đề cần thu thập sẽgiúp học sinh có định hướng thu thập thông tin nhanh chóng, hiệu quả.Câu hỏi có thể là do giáo viên đặt ra hoặc có thể sử dụng các câu hỏi cótrong sách giáo khoa nhằm thu thập thông tin cần thiết.Câu hỏi có thể có nhiều dạng khác nhau như: nhận xét, trình bày, chứngminh, so sánh, phân tích, Ví dụ: Khi dạy bài 38 (Địa lý 10) – ”Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-êvà kênh đào Pa-na-ma”, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để yêu cầu học sinhthu thập thông tin cho bài viết báo cáo như sau:- Dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ tự nhiên thế giới, hãytrình bày đặc điểm về vị trí địa lý của kênh đào Xuy-ê?- Dựa vào thông tin trong phần tư liệu tham khảo (SGK), hãy trình bày quátrình xây dựng và hoàn thành kênh đào Xuy-ê?- Hãy tính xem quãng đường vận chuyển qua kênh Xuy-ê được rút ngắnbao nhiêu hải lí và bao nhiêu phần trăm so với tuyến đường đi vòng qua châuPhi?- Sự hoạt động đều đặn của kênh Xuy-ê đem lại lợi ích gì cho ngành hànghải thế giới?- Nếu đóng cửa kênh đào Xuy-ê thì sẽ gây tổn thất kinh tế như thế nào đốivới Ai Cập, đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen?Các câu hỏi trên có thể ghi ra thành phiếu học tập để phát cho học sinhnhằm giúp học sinh nắm rõ yêu cầu của công việc thu thập thông tin. Sau khiđặt câu hỏi, giáo viên tiến hành các hoạt động như: trao đổi, thảo luận, trìnhbày, góp ý, chuẩn xác kiến thức, để hoàn thiện thông tin.Ví dụ: Để thu thập các thông tin trên, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.Giáo viên phát phiếu học tập (có ghi nội dung các câu hỏi nêu trên) cho mỗinhóm. Các thành viên trong mỗi nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câuhỏi. Sau đó, đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý.Giáo viên nhận xét và bổ sung một số thông tin còn thiếu.Bước 2. Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh.Bước này nhằm rèn luyện về kỹ năng thu thập thông tin cho học sinh. Mụcđích là để học sinh được tiến hành công việc thu thập thông tin thường xuyên,từ đó hình thành thói quen, kỹ năng kỹ xảo thu thập thông tin, phục vụ đắclực cho các bài viết báo cáo sau này.14Các bài tập ra cho học sinh có thể là bài tập về nhà để thu thập thông tincho bài mới, nhằm tìm hiểu bài mới, hoặc có thể sử dụng bài tập về nhà đểcủng cố kiến thức đã học. Để rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin hiệu quả,các giáo viên nên tiến hành thường xuyên việc ra bài tập về nhà với các câuhỏi cụ thể để tìm hiểu bài mới hoặc củng cố bài học. Các bài tập về nhà nhằmtìm hiểu bài mới hay củng cố bài cũ dưới dạng các câu hỏi sẽ giúp học sinhhọc tập có định hướng cụ thể, có trọng tâm, đồng thời cũng giúp giáo viên dễdàng hơn trong khâu kiểm tra, đánh giá. Các câu hỏi, bài tập giáo viên nên ghira phiếu học tập để phát cho học sinh nhằm tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quảcao khi ra bài tập về nhà cho học sinh.Học sinh trên cơ sở hoàn thành các câu hỏi trên không những củng cố kiếnthức vừa học một cách sâu sắc, có liên hệ thực tiễn, mà còn rèn luyện thêm kỹnăng thu thập thông tin, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin từthực tiễn, từ các tư liệu tham khảo phong phú khác ngoài SGK như tài liệuđọc thêm, các trang web thông tin, Không những thế, ngoài việc thu thậpthông tin dưới dạng kênh chữ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thu thậpthông tin dưới dạng kênh hình.Bước 3. Kiểm tra, đánh giá.Sau khi tiến hành các bước rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin dưới dạngđạt câu hỏi, bài tập cho học sinh, giáo viên cần tiến hành bước kiểm tra, đánhgiá.Kiểm tra, đánh giá kỹ năng thu thập thông tin có thể tiến hành ở đầu giờ,trong quá trình dạy học.Ví dụ: Đầu giờ học, giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinhthông qua việc hoàn thiện các bài tập về nhà mà giáo viên đã giao, với mụcđích thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc tìm hiểu bài mới. Giáo viêncó thể đánh giá để cho điểm kỹ năng cũng như nhận xét về thái độ thực hiệnbài tập về nhà của học sinh, từ đó có biện pháp nhắc nhở, định hướng họcsinh kịp thời.Trong quá trình dạy học, giáo viên kiểm tra, đánh giá kỹ năng thu thậpthông tin của học sinh bằng cách tổ chức các hoạt động dạy học như: sau khitiến hành thảo luận thì yêu cầu học sinh phải trình bày kết quả thảo luận trướclớp. Giáo viên cùng học sinh cả lớp có những nhận xét, góp ý về kết quả thảoluận đó. Sau cùng, giáo viên có nhận xét, định hướng cụ thể để chốt lại thôngtin cần thiết phải thu thập.15Kiểm tra, đánh giá còn là căn cứ để giáo viên tiến hành tăng hay giảm mứcđộ khó, dễ của các câu hỏi, bài tập rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin cho họcsinh sau này.3.3. Rèn luyện kỹ năng xử lí, tổng hợp thông tin Địa lýBước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.Để hướng dẫn học sinh xử lý, tổng hợp thông tin, giáo viên cần đặt câu hỏiđể giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Câu hỏi có yêu cầu xử lý, tổng hợpthông tin được đặt ra từ mức độ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát hóa để rènluyện kỹ năng.Giáo viên nên đặt câu hỏi rèn luyện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin đikèm với yêu cầu học sinh làm việc với bảng số liệu, bản đồ, lược đồ, biểu đồ,tranh ảnh, thông tin Yêu cầu của các câu hỏi thường dưới dạng: so sánh, xửlý số liệu, phân tích, chứng minh, rút ra nhận định, Để dễ dàng hơn trongviệc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin, các câuhỏi đặt ra cần thiết kế theo dạng phiếu học tập, sau đó phát cho học sinh (theonhóm/ cá nhân).Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác thông tin, tổng hợp thông tin đểhoàn thành phiếu học tập, học sinh trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhauvà điền vào phiếu học tập. Sau đó, đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khácbổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức.Bước 2. Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh.Bài tập về nhà với yêu cầu xử lý, tổng hợp thông tin là rất cần thiết để họcsinh rèn luyện thêm về kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin. Do đây là kỹ năngkhó nên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên. Giáo viên có thể ra các bàitập xử lý, tổng hợp thông tin thuận lợi nhất là sau khi học xong một bài học,yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập. Các bài tập đặt ra để rèn luyện kỹ năngxử lý, tổng hợp thông tin tại lớp rất khó tiến hành vì thời gian không chophép. Bài tập về nhà có yêu cầu xử lý, tổng hợp thông tin ngoài ý nghĩa rènluyện kỹ năng còn có thể giúp học sinh củng cố tri thức, tiếp thu tri thức, pháttriển tư duy và khả năng vận dụng tri thức. Học sinh thông qua việc làm bàitập rèn luyện kỹ năng này sẽ có điều kiện phát triển kỹ năng tự học: tự phântích, tự tổng hợp, khái quát hóa các thông tin.Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài 41 (Địa lý 10) – ”Môi trường và tài nguyênthiên nhiên”, để rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa thông tin, giáoviên ra bài tập về nhà cho học sinh là: ”Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộcủa khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng đe dọakhan hiếm tài nguyên khoáng sản”. Với câu hỏi này, học sinh về nhà phải thu16thập thông tin về các tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó xử lý, phân tích, tổnghợp các thông tin để làm rõ vấn đề giải quyết tình trạng khan hiếm tài nguyênkhoáng sản.Bước 3. Kiểm tra, đánh giá.Để hoàn thiện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin, sau khi ra bài tập về nhàcho học sinh, giáo viên cần tiến hành kiểm tra, đánh giá kịp thời. Đây là kỹnăng khó nên công tác kiểm tra, đánh giá càng được chú trọng. Kiểm tra,đánh giá kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin có thể tiến hành vào đầu giờ học(kiểm tra học sinh làm bài tập về nhà được giao). Ngoài ra, giáo viên cũngnên đưa yêu cầu về kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin vào trong các bài kiểmtra định kì (1 tiết, kiểm tra học kì) để phân hóa học sinh trong kiểm tra, đánhgiá. Các câu hỏi kiểm tra có thể đưa vào ở mức độ phân tích, vận dụng. Việclàm này hoàn toàn phù hợp với xu hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, từđó thúc đẩy quá trình đổi mới trong dạy và học của giáo viên và học sinh,giúp học sinh chú trọng phát triển tư duy, kỹ năng một cách chủ động, sángtạo.3.4. Rèn luyện kỹ năng lập đề cương viết báo cáoBước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.Trong bước này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách lập đề cươngbài báo cáo địa lý bằng cách đặt các câu hỏi như:- Chủ đề nội dung báo cáo là gì?- Cấu trúc bao gồm mấy phần? Đó là các phần nào? Ý chính của từngphần?Phần lập dàn ý (đại cương và chi tiết) rất quan trọng, nó giúp người viếtphác họa ra một bố cục trình bày bao quát một số đặc điểm khái quát, quantrọng. GV nên hướng dẫn HS xác định giới hạn trong khoảng 2 – 4 đặc điểmchủ chốt thể hiện rõ nét, tạo nên khung sườn cho bản báo cáo. Nhờ đó, việcchi tiết hóa nội dung của bản báo cáo trên cơ sở dàn ý đại cương sẽ dễ dànghơn.Đối với nội dung này, giáo viên có thể định hướng cho học sinh về cấutrúc một bài báo cáo khoa học bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung,phần kết luận. Trong phần mở đầu cần phải nêu được tính cấp thiết của vấnđề, làm rõ vì sao chọn vấn đề đó và khái quát về nội dung vấn đề. Phần nộidung phải chi tiết hơn thông qua các ý lớn, ý nhỏ thể hiện các vấn đề liênquan đến chủ đề báo cáo, nhằm làm rõ vấn đề, thuyết phục người nghe, ngườiđọc. Phần kết luận phải vừa ngắn gọn vừa thể hiện được trọng tâm vấn đề cầnđề cập, cần có đề xuất, kiến nghị để phát triển vấn đề báo cáo. Hoặc có thể đặt17ra các vấn đề nảy sinh, các mâu thuẫn mới cần giải quyết để người đọc, ngườinghe bàn luận thêm và giải quyết.- Cần thu thập cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào?- Cần chuẩn bị các phương tiện gì? (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranhảnh, máy chiếu, )- Ngoài ra, học sinh cần xác định thời gian nghiên cứu vấn đề (Khi nào?Bao lâu?). Trong đề cương báo cáo cũng cần thể hiện rõ các tài liệu thamkhảo cần thiết để thực hiện việc viết báo cáo.Ví dụ: Khi dạy bài thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê vàkênh đào Pa-na-ma, sau khi xác định tên (chủ đề) báo cáo, giáo viên tổ chứchướng dẫn học sinh lập đề cương bài báo cáo như sau:Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau đểhoàn thành đề cương bài cáo cáo:- Chủ đề nội dung bài báo cáo là gì?- Bài báo cáo bao gồm mấy phần? Đó là các phần nào? Nội dung chínhcủa từng phần là gì?- Cần phải làm gì để có được các thông tin cần thiết về hai kênh đào này?- Cần chuẩn bị các phương tiện gì? (bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, máychiếu, )Học sinh thảo luận (5 phút) và cử đại diện ghi chép ý kiến thảo luận củanhóm. Sau đó giáo viên gọi các đại diện trong nhóm trình bày dàn ý của nhómmình.Cả lớp cùng thảo luận về các dàn ý đã được trình bày. Giáo viên tổng kếtrút ra kết luận để thống nhất một dàn ý tiêu biểu nhất.Sau đó giáo viên cần phải rút ra các ghi nhớ nhằm giúp học sinh rút rađược các vấn đề cần lưu ý khi lập dàn ý bài viết.Bước 2. Giáo viên ra bài tập cho học sinh.Bước này nhằm mục đích để học sinh luyện tập ở nhà để rèn luyện kỹnăng. Giáo viên có thể chọn các vấn đề trong nội dung chương trình mà cácem đã học để yêu cầu học sinh lập dàn ý. Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vởbài tập hoặc vào giấy để nộp lại. Vì là bài tập về nhà nên giáo viên có thểnhắc nhở học sinh lưu ý trong đề cương bài báo cáo phải có thời gian thựchiện (Khi nào? Bao lâu?), tài liệu tham khảo để hoàn thành bài báo cáo.Bước này có thể thực hiện khi kết thúc bài thực hành viết báo cáo, hoặc cóthể tiến hành ở bất kì tiết học nào. Chủ đề yêu cầu học sinh lập dàn ý báo cáođể luyện tập có thể là một nội dung học sinh vừa học xong hoặc một nội dung18mới nào đó mà học sinh chưa học (tuy nhiên phải nằm trong nội dung chươngtrình giáo dục phổ thông) nhằm rèn luyện kỹ năng.Để thuận tiện cho việc rèn luyện kỹ năng lập đề cương báo cáo, giáo viênnên chuẩn bị trước bằng cách lập phiếu học tập với các câu hỏi định hướngghi trong phiếu về chủ đề cần viết để phát cho học sinh. Phiếu học tập nàyvừa có ý nghĩa định hướng học sinh thực hiện bài tập một cách cụ thể, rõràng, vừa có thể giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong khâu dặn dò học sinhthực hiện bài tập.Bước 3. Kiểm tra, đánh giá.Sau khi học sinh thực hiện bài tập (vào vở, vào giấy hoặc vào phiếu họctập) thì giáo viên cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá. Học sinh nộp lại bàitập cho giáo viên. Giáo viên có thể nhận xét, đánh giá vào đầu giờ học một sốbài làm của học sinh, hoặc có thể chấm điểm, nhận xét ở nhà, sau đó trả bàilại cho học sinh. Lưu ý trong nhận xét, đánh giá, giáo viên nên rút ra các ghinhớ, các lưu ý để học sinh rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn cho các bài tậpsau.Việc kiểm tra, đánh giá có thể tiến hành ở đầu giờ học, trong giờ học hoặccuối giờ học bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuỳ vào trình độ học sinh màcó thể yêu cầu học sinh phát biểu thành lời từ đề cương (dàn ý) báo cáo hoặcyêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi tương ứng với nội dung bài viết. Trongquá trình kiểm tra, giáo viên nên lưu ý các học sinh yếu, học sinh chưa tíchcực học tập để điều chỉnh và giúp đỡ kịp thời.3.5. Rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo Địa lýBước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.Trình bày báo cáo có thể dưới dạng bài viết hay trình bày miệng.* Đối với báo cáo trình bày dưới dạng bài viết:Giáo viên đặt câu hỏi để gợi ý, định hướng cho học sinh các nội dung,trình tự (cách trình bày) của báo cáo. Bên cạnh việc đặt câu hỏi, giáo viên cóthể cung cấp cho học sinh một số mẫu trình bày bản báo cáo thông dụng.Ví dụ: Hình thức thông dụng để trình bày một bản báo cáo như sau:1. Tên vấn đề.2. Địa điểm, thời gian thực hiện, tên người thực hiện.3. Nội dung chính: bố cục bao gồm 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận).- Phần mở đầu: Khái quát vấn đề báo cáo, nêu cấu trúc báo cáo. Phần nàynhằm định hướng cho người đọc vào những nội dung chi tiết của vấn đề đangđược nghiên cứu, thường bao gồm những lý do để làm cuộc nghiên cứu, phạm19vi của công việc, sự hình thành phương pháp của vấn đề nghiên cứu, nhữngmục tiêu cần đạt đến và cơ sở để hình thành cuộc nghiên cứu.- Phần nội dung: trình bày cụ thể nội dung báo cáo theo đề cương, dàn ý đãlập. Nêu nhận xét, đề xuất nếu có. Phần này thường dài nhất trong bản báocáo vì khối lượng các dữ liệu, số liệu thu thập rất lớn. Để diễn giải các dữliệu, số liệu này thì người viết phải sắp xếp, tổ chức sao cho có thể truyền đạtđược ý nghĩa của các dữ liệu thu thập được. Việc này cần đến các kỹ thuậtthống kê và phân tích. Có một số phương tiện giúp ta trình bày kết quả nghiêncứu như các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, và khi sử dụng phải giải thích đầyđủ, rõ ràng.- Phần kết luận: Tóm tắt quá trình thực hiện báo cáo. Phần này các kết luậnvà đề xuất những hành động cần phải rút ra từ việc suy luận của kết quả bằngcác phương pháp quy nạp hoặc diễn giải. Những kết luận có thể được chứngminh hoặc phủ nhận những tiền đề hoặc những giải thuyết đã được đưa ra.Những kết luận phải xuất phát hợp lý từ các kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đểtránh sai lầm.Các kết luận có được là điều kiện tốt nhất để từ đó đưa ra các đề xuất vềgiải pháp, trong đó cần ghi rõ nhiệm vụ của ai, làm gì ở đâu, lúc nào và tạisao? Các đề nghị không chỉ phụ thuộc vào bản chất của quyết định mà cònphụ thuộc vào kiến thức của người thực hiện về toàn cảnh của vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu có thể nảy sinh một số vấn đề vượt ra ngoàiphạm vi nghiên cứu và chưa thể đi sâu nghiên cứu song cũng nên đề cập đếntrong báo cáo. Khi đó tác giả báo cáo phải trình bày rõ những giới hạn báocáo để độc giả hiểu.4. Phụ lục: Phần này cung cấp thêm các chỉ dẫn, các tư liệu đã được đưa ratrong phần chính của báo cáo. Tư liệu trong phụ lục chứa nội dung thông tinchi tiết và (hoặc) triển khai thông tin có trong bản báo cáo. 5. Danh mục tài liệu tham khảo đã được sử dụng: Đây là phần cuối cùngtrong bản trình bày báo cáo. Nó chứa đựng những thông tin chi tiết để thamkhảo, hoặc những tài liệu gốc được tìm thấy trong nhiều dạng thông tin chẳnghạn như bài viết, sách, tạp chí, Dù là học sinh phổ thông, chưa yêu cầu caovề việc sắp xếp các tài liệu tham khảo theo như quy cách của một bài nghiêncứu khoa học, nhưng ít nhất các em cũng cần biết sắp xếp thứ tự tài liệu thamkhảo theo trật tự nhất định. Ví dụ như: tài liệu tham khảo được xếp riêng theotừng ngôn ngữ (Anh, Việt,…); tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B,C của họ tên tác giả (đối với tác giả là người nước ngoài thì xếp thứ tự A, B,C theo họ, đối với tác giả là người Việt Nam thì xếp thứ tự A, B, C theo tên,…20Tương ứng với từng nội dung, giáo viên thiết lập các hoạt động giữa giáoviên và học sinh để hướng dẫn học sinh cách trình bày báo cáo. Đồng thời,giáo viên cần song hành định hướng, điều chỉnh cho học sinh về văn phong,ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo phải đảm bảo tính khoa học, ngắn gọn vàdùng ở thể bị động.Báo cáo nếu được minh họa bằng các phương tiện trực quan như bản đồ,biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh, thì sẽ mang tính thuyết phục cao, tăngtính rõ ràng, rành mạch và gây ấn tượng. Do đó, giáo viên cần định hướngcho học sinh cách chọn lọc và đưa các phương tiện trực quan vào trong báocáo.Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn (làm mẫu) cho học sinh cách ghi cáccâu trích nguyên văn từ tài liệu tham khảo, cách ghi nguồn tham khảo, cáchliệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có).* Đối với bài cáo cáo thuyết trình bằng miệng:Phần lớn các báo cáo nghiên cứu được trình bày dưới dạng văn bản, nhưngsẽ có hiệu quả hơn nếu được trình bày các kết nghiên cứu bằng miệng (thuyếttrình) trước một tập thể. Qua đó có thể biết được các phản ứng, trả lời các câuhỏi và đối phó lại với mọi sự phản đối hoặc nghi ngờ nảy sinh ra. Tuy nhiênviệc thuyết trình không thể thay thế cho báo cáo bằng văn bản.Để buổi thuyết trình có hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau đây: 1: Xác định các đối tượng nghe thuyết trình:Giáo viên cần lưu ý học sinh giải quyết các câu hỏi sau: Ai nghe? Đặcđiểm của họ? Thông tin nào về đề tài sẽ được trình bày mà họ biết rồi hoặcchưa biết? Họ có khả năng hiểu vấn đề gì mà không cần giải thích tỉ mỉ, lĩnhvực nào cần được nhấn mạnh và những câu hỏi họ có khả năng sẽ nêu ra?Đây là công việc rất cần thiết để việc truyền đạt có hiệu quả cao.2: Lựa chọn kỹ thuật truyền đạt:Có 4 hình thức cơ bản của việc phát biểu: Nói ứng khẩu; Nói bằng cáchdùng trí nhớ; Đọc một bài soạn trước; Tuỳ ứng.Không nên sử dụng 2 phương pháp đầu để trình bày kết quả nghiên cứukhi việc trình bày đòi hỏi yếu tố chính xác cao. Nói bằng trí nhớ không thểtruyền đạt được những thông tin quan trọng do khó có thể nhớ chính xác vàlàm cho cuộc trình bày có thể không linh hoạt. Dù trình bày bằng cách nào thìviệc truyền đạt cũng phải được tập dượt và chuẩn bị kỹ.3: Xem xét việc sử dụng những phương tiện nghe nhìn:Để lựa chọn các phương tiện nghe nhìn thích hợp, giáo viên cần lưu ý họcsinh xem xét những điều sau đây:21+ Cần tạo ra việc nhìn thấy để tăng cường. Nổi bật hoặc đơn giản hoá cácý tưởng của người trình bày.+ Thông tin nhìn thấy được nên dễ hiểu và không nên hỗn độn với quánhiều chất liệu, một lúc chỉ nên diễn đạt một ý tưởng hay một khái niệm màthôi.+ Hình ảnh nhìn thấy cần đủ lớn để toàn thể người nghe có thể thấy dễdàng do đó phải chú ý đến khối lượng và vị trí người nghe.+ Lựa chọn kỹ thuật trình bày có minh hoạ bằng mắt hiệu quả nhấtBước 2: Giáo viên ra bài tập cho học sinh.Tại lớp học, chỉ có một vài tiết học có thể rèn luyện kỹ năng trình bày báocáo, thông thường là các tiết thực hành có nội dung viết báo cáo. Do đó, việctăng cường rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo cần được tiến hành thườngxuyên hơn thông qua việc ra bài tập về nhà cho học sinh thực hiện. Bài tập vềnhà có thể có nội dung gắn liền với nội dung học sinh vừa tìm hiểu xong, giáoviên yêu cầu học sinh về nhà làm bài viết báo cáo trình bày tóm tắt các nộidung vừa học. Bài tập về nhà có thể liên quan đến một chủ đề nào đó do giáoviên đặt ra nhằm rèn luyện thêm cho học sinh kỹ năng trình bày thông tin.Đối với kỹ năng trình bày báo cáo bằng miệng thì có thể được luyện tậpnhiều hơn cho học sinh thông qua các tiết học trên lớp. Khi giáo viên tiếnhành tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong các tiết học lý thuyếtthông qua phương pháp thảo luận, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinhtrình bày các vấn đề được giao. Thông qua việc trình bày kết quả thảo luận,học sinh vừa rèn luyện được kỹ năng trình bày thông tin, vừa tăng sự tự tin,mạnh dạn khi trình bày trước tập thể. Ngoài ra, qua các tiết học này, giáo viêncó thể điều chỉnh, hướng dẫn học sinh về tác phong trình bày, ngôn từ, cáchmở đầu, gợi mở, hay kết thúc một vấn đề cần trình bày trước lớp như thế nàolà đạt hiệu quả và gây sự chú ý cho người nghe.Bước 3. Kiểm tra, đánh giá.Để khắc phục vấn đề về thời gian hạn chế trong một tiết học và để dễ dàngkiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng trìnhbày thông tin, giáo viên nên yêu cầu học sinh tiến hành các bài tập và nộp lạibằng giấy (bài viết). Giáo viên có thể thu các bài viết để về nhà xem và nhậnxét, có thể cho điểm (nếu cần). Cách khác là giáo viên có thể cho các điểmcộng các bài viết, sau đó cộng các điểm đó lại để tính điểm tổng cho học sinh.Điều đó sẽ tăng cường được tính nghiêm túc trong rèn luyện kỹ năng trìnhbày thông tin của học sinh.22Để làm được điều này, giáo viên cần lập kế hoạch rèn luyện và kiểm tra,đánh giá định kì trong từng học kì. Việc định trước sẽ ra bài tập với nội dungnào, vào thời gian nào, có bao nhiêu bài tập và mức độ như thế nào sẽ thuậntiện cho việc kiểm tra, đánh giá. Giáo viên cần thông báo trước cho học sinhhay đưa ra các quy ước trước về kiểm tra, đánh giá các bài tập đặt ra trongmột học kì để học sinh chủ động, tích cực hơn trong rèn luyện các kỹ năngcần thiết.4. Thí dụ minh họa về rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trongmôn Địa lý 10 THPTBài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đàoPa-na-ma (Địa lý 10 – Cơ bản).I. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần:1. Kiến thức:- Hiểu được vị trí chiến lược và vai trò của hai kênh biển nổi tiếng: Xuy-êvà Pa-na-ma.- Hiểu được những lợi ích về kinh tế nhờ có sự hoạt động của các kênh đàonày.2. Kỹ năng:- Biết tổng hợp tài liệu, phân tích bảng số liệu kết hợp với phân tích bảnđồ.- Viết được báo cáo ngắn và trình bày kết quả trước lớp.II. Thiết bị dạy học:- Lược đồ kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma (phóng to).- Lược đồ vị trí của kênh đào Xuy-ê, kênh đào Pa-na-ma và một số cảnglớn trên thế giới.- Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước châu Phi.- Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước châu Mĩ.- Tập bản đồ Thế giới và các châu lục.- Các tài liệu bổ sung về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma.- Tranh ảnh về hai kênh đào.III. Hoạt động dạy học:1. Ổn định lớp.2. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra việc hoàn thành các bài tập về nhà để chuẩn bị cho bài thựchành mà GV đã giao cho HS ở tiết học trước.233. Bài mới:Mở bài: GV yêu cầu 1 HS nêu nhiệm vụ (mục tiêu) của bài thực hành.- Xử lý số liệu.- Lập đề cương chi tiết cho báo cáo về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma.- Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma.- Trình bày tóm tắt báo cáo trong thời gian ngắn (5 phút).I. Bài tập 1. Kênh đào Xuy-ê:Hoạt động 1: (Cả lớp) Đề xuất tên của báo cáo.Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 1 để đề xuất tên báocáo.Bước 2: HS trao đổi với bạn cùng bàn về tên của bản báo cáo.Bước 3: HS lên bảng ghi đề xuất tên của bản báo cáo.Bước 4: Cả lớp phân tích và chọn lựa tên thích hợp cho bản báo cáo.Ví dụ: ”Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê”, Hoạt động 2: (Cả lớp/nhóm) Xác định các thông tin để viết báo cáo.Bước 1: GV treo các bản đồ, lược đồ lên bảng. GV yêu cầu HS xác địnhtrên Tập bản đồ Thế giới và các châu lục vị trí của kênh đào Xuy-ê, các đạidương, biển được nối liền thông qua kênh đào Xuy-ê. Sau đó GV gọi 1-2 HSlên bảng xác định trên bản đồ treo tường vị trí các đối tượng trên. Cuối cùng,GV giúp HS chuẩn kiến thức trên bản đồ treo tường.Bước 2: Xử lý số liệu.Mỗi bàn là một nhóm học tập. GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu họctập 1 (GV có thể chia cho mỗi nhóm tính số liệu của một hàng để tiết kiệmthời gian). GV treo phiếu học tập 1 (phóng to) lên bảng. Sau khi xử lý số liệu,HS các nhóm lên bảng điền các thông tin vào phiếu học tập 1. Cả lớp góp ýchỉnh sửa. GV đưa ra bảng thông tin phản hồi để đối chiếu, chuẩn kiến thức.Bước 3: Thu thập thông tin.* GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, dựa vào kết quả vừa tính toán, dựa vàocác bản đồ, lược đồ trên bảng, thảo luận các câu hỏi sau:- Hoạt động đều dặn của kênh Xuy-ê đem lại lợi ích gì cho ngành hàng hải thếgiới?- Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời gian 8 năm (1967 – 1975) do chiếntranh, thì sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, các nướcven Địa Trung Hải và Biển Đen?* Đại diện nhóm lên trình bày. GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV có thểyêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau để làm rõ một số thông tin:24- Tại sao kênh đào Xuy-ê lại rơi vào tay đế quốc Anh?- Đế quốc Anh đã được lợi ích gì từ kênh đào này?- Những lợi ích do sự hoạt động của kênh đào và những thiệt hạn nếu nhưkênh đào bị đóng cửa?Hoạt động 3: (Nhóm) Viết dàn ý báo cáo.Bước 1: Xây dựng dàn ý đại cương.- GV yêu cầu HS các nhóm dựa vào chủ đề báo cáo, trao đổi để xây dựngdàn ý đại cương báo cáo (nội dung chính) về kênh đào Xuy-ê.- Một số nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.- GV nhận xét và thống nhất nội dung chính của báo cáo:1. Khái quát về Kênh Xuy-ê.2. Lợi ích đem lại từ kênh đào Xuy-ê.3. Những tổn thất kinh tế nếu kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa.Bước 2: Xây dựng dàn ý chi tiết.- Trên cơ sở thông tin vừa có được, kết hợp với tư liệu về kênh đào Xuy-êở phần III – Tư liệu tham khảo (SGK), tư liệu (thông tin, hình ảnh liên quan)mà học sinh tìm hiểu thêm ở nhà (bài tập về nhà), HS tiến hành thảo luậnnhóm, sau đó ghi lại những nét chính về kênh đào Xuy-ê vào bảng học tập(bảng phụ).* GV gợi ý: Có thể tập hợp một số thông tin về kênh đào Xuy-ê qua các ýsau:1. Khái quát về kênh đào Xuy-ê:- Thuộc quốc gia nào. Các biển và đại dương được nối liền.- Thời gian xây dựng, thời gian mở cho các tàu qua lại.- Chiều dài.- Trọng tải tàu qua.- Nước quản lý trước kia. Năm được đưa về nước chủ quản.2. Những lợi ích mà kênh đào Xuy-ê đem lại cho ngành hàng hải thế giới.3. Những tổn thất kinh tế đối với Ai Cập và các nước ven Địa Trung Hảivà Biển Đen nếu kênh đào bị đóng cửa.- HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo các gợi ý trên để hoàn thành nội dungdàn ý chi tiết cho bản báo cáo.Bước 3: GV gọi 1 – 2 HS lên bảng trình bày đề cương chi tiết bản báo cáo(mỗi HS trình bày trong vòng 5 phút). Sau mỗi báo cáo, GV và HS khác nhậnxét, góp ý để hoàn thiện nội dung dàn ý chi tiết của báo cáo.25

Tài liệu liên quan

  • skkn rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10. skkn rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10.
    • 10
    • 2
    • 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết bài tập làm văn cho học sinh lớp 5 Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết bài tập làm văn cho học sinh lớp 5
    • 13
    • 874
    • 0
  • Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
    • 35
    • 5
    • 15
  • Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh THPT Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh THPT
    • 29
    • 621
    • 0
  • Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực
    • 105
    • 1
    • 16
  • Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9
    • 21
    • 665
    • 2
  • Rèn luyện kỹ năng chứng minh bất đẳng thức cho học sinh lớp 9 ở trường THCS an hoạch, thành phố thanh hóa Rèn luyện kỹ năng chứng minh bất đẳng thức cho học sinh lớp 9 ở trường THCS an hoạch, thành phố thanh hóa
    • 22
    • 200
    • 0
  • Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh THCS Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh THCS
    • 16
    • 1
    • 1
  • Kinh nghiệm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng bài tập thực tiễn Kinh nghiệm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng bài tập thực tiễn
    • 21
    • 408
    • 0
  • Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 trung học phổ thông (tt) Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học môn địa lý lớp 11 trung học phổ thông (tt)
    • 14
    • 296
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(270 KB - 35 trang) - Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Viết Báo Cáo Thực Hành địa