Rèn Luyện Thói Quen Tốt
Có thể bạn quan tâm
RÈN LUYỆN THÓI QUEN TỐT
(1 tiết)
I. Mục tiêu :
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu thế nào là thói quen tốt, phân biệt được thói quen tốt và thói quen xấu.
- Nhận thức được những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu
- Có ý thức và biết cách thức rèn luyện những thói quen tốt, nhất là những thói quen cần thiết cho người học sinh trên con đường học vấn và con đường đời.
II. Nội dung bài học :
- Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.
- Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.
III. Tài liệu, phương tiện :
- Giấy A0, bút dạ viết bảng, băng dính
- Clip nhạc của 2 bài Con heo đất của Ngọc Lễ và Tập thể dục buổi sáng của Minh Trang
- Phần thưởng dành cho trò chơi học tập (kẹo/bánh hoặc bút…).
IV. Hướng dẫn thực hiện :
1/ Hoạt động 1: Kể ra những phẩm chất, tính cách của người thành công.
a. Mục tiêu: Giới thiệu bài
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhớ lại những tấm gương thành công và kể ra các phẩm chất, tính cách dẫn đến thành công của những tấm gương ấy.
- GV nêu câu hỏi gợi mở:
+ Các em có muốn mình trở thành người thành công không?
+ Có phải ngay từ khi ra đời, chúng ta đã có những phẩm chất của người thành công?
c. Kết luận:
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt
2/ Hoạt động 2: Phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thói quen tốt và thói quen xấu để biết điều gì nên làm và diều gì cần tránh.
b. Cách tiến hành:
- GV đưa ra một loạt thói quen như sau:
- Bỏ bữa sáng
- Học bài, soạn bài đầy đủ
- Xả rác đúng nơi quy định
- Xả rác bừa bãi
- Chơi game 2 tiếng mỗi ngày
- Nói năng lễ phép
- Uống nhiều rượu, bia
- Hút thuốc
- Ăn sáng đều đặn
- Ngủ dậy muộn
- Chửi thề
- Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Ngâm chân trước khi ngủ
- Tập thể dục đều đặn
- Đọc sách
- Ngủ dậy muộn
- Không sử dụng thực phẩm có cồn
- Xỉa răng sau khi ăn
- Lập thời gian biểu cho các hoạt động
- GV yêu cầu HS sắp xếp các thói quen trên vào bảng sau:
Thói quen tốt | Thói quen xấu |
|
|
- GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu, các em có thể phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu?
Dự kiến HS trả lời: Căn cứ vào việc thói quen ấy mang lại lợi ích hay tác hại.
- GV chia lớp làm 2 nhóm, 1 nhóm chỉ ra những lợi ích của các thói quen tốt vừa điền vào bảng, 1 nhóm chỉ ra các tác hại của những thói quen xấu:
Thói quen tốt | Lợi ích |
|
|
Thói quen xấu | Tác hại |
|
|
c. Kết luận:
- Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi.
- Có hai loại thói quen: thói quen xấu và thói quen tốt Thói quen tốt là những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.
- Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.
3/ Hoạt động 3: Tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt
a. Mục tiêu: Giúp HS có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt và biết được cách thức hình thành thói quen tốt
b. Cách tiến hành:
- Tránh xa thói quen xấu
- GV: Nhìn chung mỗi cộng đồng, dân tộc có những thói quen xấu và tốt khác nhau, trong đó, người Việt có một số thói quen xấu tạo nên hình ảnh "người Việt xấu xí" trong mắt người nước ngoài. Đó là những thói quen nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua trò chơi Chung sức. Có 100 người được khảo sát và họ đã đưa ra 6 đáp án. Các em hãy đoán xem đó là những đáp án nào nhé. Đáp án được nhiều người đồng tình nhất sẽ được nhận một phần quà.
Thói quen xấu của người Việt trong mắt bạn bè thế giới | Số người đồng tình |
Khi ăn buffet, vô tư lấy đồ ăn mà không cần biết có phù hợp khẩu vị hay không, ăn không hết sẵn sàng bỏ lại | |
Khi xếp hàng, thường chen lấn, xô đẩy | |
Hay xả rác lung tung, kể cả khi sọt rác ở rất gần | |
Ăn cắp vặt | |
Trốn vé khi di chuyển trên các phương tiện công cộng | |
Chặt chém du khách | |
- GV: Những thói quen kể trên đã làm hình ảnh người dân Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt cộng đồng quốc tế. Vì vậy, các em cần phải tránh xa các thói quen ấy, đồng thời cũng cần tránh xa tất cả các thói quen mà mình thấy không có lợi ích gì thiết thực.
- Hình thành thói quen tốt
- GV: Ai cũng biết cần phải tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Vậy làm sao để hình thành thói quen tốt? Chúng ta hãy bắt đầu bằng một Trò chơi âm nhạc. Các em hãy nghe và đoán xem đây là bài hát gì.
- Cho HS nghe bài Con heo đất của Ngọc Lễ và bài Tập thể dục buổi sáng của Minh Trang.
- Sau khi HS đoán xong, GV nêu câu hỏi:
+ Các bài hát trên đã đề cập đến những thói quen nào? (Tiết kiệm tiền và tập thể dục)
+ Vì sao cần tập cho trẻ em các thói quen ấy?
+ Các thói quen ấy được hình thành ngay lập tức hay hình thành qua một quá trình?
+ Từ đó các em hãy rút ra bài học cho bản thân mình về việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống.
- GV yêu cầu HS phát biểu. Cần định hướng, khuyến khích các em nêu ra phương hướng hình thành thói quen của mỗi cá nhân.
c. Kết luận:
Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt. Để hình thành thói quen tốt, chúng ta cần làm những điều sau:
- Nhận thức được lợi ích của thói quen để từ đó có động lực rèn luyện
- Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen (Gieo hành vi, gặt thói quen)
- Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. (VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui).
Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.
V. Kết luận chung:
Thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm. Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ. Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.
VI. Hướng dẫn chuẩn bị :
GV chuẩn bị giáo án Word, giáo án điện tử, các phương tiện hỗ trợ.
HS tìm các câu danh ngôn về thói quen. Nếu dư thời gian GV có thể tổ chức cho các em đọc những câu này trên lớp.
VII. Tư liệu tham khảo :
Xin các thầy cô tham khảo link sau: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B3i_quen
Trong link có cung cấp nhiều bài báo về thói quen, đặc biệt là những thói quen tạo nên hình ảnh người Việt xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Từ khóa » Dẫn Chứng Từ Bỏ Thói Quen Xấu
-
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Hư Tật Xấu - Dàn ý + 8 Bài Văn Mẫu Lớp 12
-
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Quen Xấu Và Thói Quen Tốt
-
Hãy Tìm Một Số Dẫn Chứng Về Thói Quen Tốt Và Thói Quen Xấy Trong ...
-
Nghị Luận Về ý Kiến Những Thói Xấu Ban đầu Là Người Khách Qua ...
-
Văn 9 - Nghị Luận Về Việc Khắc Phục Thói Quen Xấu. - HOCMAI Forum
-
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Hư Tật Xấu
-
Từ Bỏ Thói Quen Xấu - VLOS
-
Nêu Suy Nghĩ Của Em Về ý Nghĩa Của Việc Từ Bỏ Thói Quen Xấu
-
Aright) Đây Có Phải Là Bài Văn Nghị... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Ý Nghĩa Của Việc Từ Bỏ Thói Quen Xấu
-
8 Phương Pháp Giúp Bạn Từ Bỏ Thói Quen Xấu - Báo Thanh Niên
-
Nghị Luận: Ý Nghĩa Của Việc Từ Bỏ Một Thói Xấu
-
Bí Quyết để Thay đổi Những Thói Quen Xấu Trong Năm Mới
-
Nghị Luận Những Thói Xấu Ban đầu Là Người Khách Qua đường