RÈN NỀ NẾP ĐẦU NĂM CHO HỌC SINH LỚP MỘT
Có thể bạn quan tâm
RÈN NỀ NẾP ĐẦU NĂM CHO HỌC SINH LỚP MỘT
Sau những tháng ngày nghỉ hè, bắt đầu rời ngôi trường mầm non, các con bước vào lớp một, tất cả đều là mới lạ, từ khung cảnh, môi trường học tập, vui chơi, hoạt động...Đây là bước chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập có chủ định, các em rất bỡ ngỡ, rụt rè, có một vài em thời gian đầu đến lớp còn khóc nhớ ông bà, bố mẹ.
Giai đoạn này vì tâm lí của các em chưa hoàn thiện nên khó tiếp thu kiến thức trong học tập và các hoạt động khác cũng khó thực hiện được tốt. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 lâu năm, thấu hiểu được điều đó. Nên năm nào cũng vậy, từ đầu năm học tôi phải tập trung thực hiện việc giảng dạy theo hướng nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả. Tất cả phải tạo cho các em có thói quen tốt ngay từ những buổi đầu vì thời gian trò ở lớp với cô nhiều hơn thời gian ở nhà với cha mẹ. Nên cô vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa là mẹ hiền của chúng. Vì thế,tôi đã rèn cho các em một số thói quen như:
1.Rèn nề nếp học tập trên lớp:
Khi bắt đầu cắp sách đến trường hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp rõ ràng, các em diễn đạt không đủ ý, trả lời chưa đủ câu, còn lúng túng khi giơ tay phát biểu bài, xếp hàng ra vào lớp chưa có quy củ, đó là hạn chế mà hầu hết các em hay mắc phải. Vì vậy mà giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, uốn nắn từng từ, từng câu của học sinh cho đầy đủ, từ những câu trả lời đơn giản nhất, không cần quá dập khuôn nhưng phải sửa ngay từ đầu thì sẽ rất dễ đối với lứa tuổi này và từ đó dần dần sẽ trở thành kĩ năng.
Ban đầu học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng của từng môn học, cách giơ tay phát biểu bài, giơ bảng hoặc khi lấy được đồ dùng học tập rồi lại loay hoay với việc tìm bài học... Nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách mở sách giáo khoa, sắp xếp đồ dùng sách vở cho các em. Giáo viên hướng dẫn những việc này vào đầu giờ truy bài để các em thực hiện thành một thói quen. Cụ thể khi có hiệu lệnh lấy bảng, lấy sách vở, học sinh chỉ cần nhìn kí hiệu cô đãquy định là các con sẽ hiểu.
Ví dụ: Khi đọc học sinh, dùng que chỉ đúng chân chữ, khi đọc xong học sinh kẹp que chỉ vào trang bài vừa đọc rồi gập lại, khi giáo viên yêu cầu mở lại trang đó sẽ không bị mất nhiều thời gian.
Trong giờ Học vần, học sinh hiểu khi nào thì phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn,phân tích tiếng hay luyện nói đều theo quy định mà giáo viên đã quy ước với học sinh.
Tất cả những việc ấy đều cần có thời gian và quy định để có được nề nếp tốt. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới cả chất lượng học tập của cả tiết học. Trên thực tế có rất nhiều học sinh không mang sách vở, đồ dùng vì khi dùng sách giáo khoa Toán học sinh lại quên không mang vở bài tập, khi học Học vần, học sinh quên mang sách Tiếng việt hay giờ viết bảng không có bảng, giờ viết vở không có bút chì, tẩy...Cá biệt có em đi học còn không mang cặp sách vì sáng ra ngủ dậy muộn mà gia đình lại quên nhắc nhở. Vì vậy những em thiếu đồ dùng sẽ không hoạt động, học tập cùng các bạn được mà sẽ làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó cần hình thành nề nếp học tập thói quen cho học sinh giờ nào việc đấy, là việc làm cần thiết không thể thiếu được.Chính vì vậy để dạy một tiết học đủ thời gian có chất lượng, đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải đưa các em vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học.
2.Rèn ý thức tự học trong giờ tự quản 15 phút đầu giờ và ý thức tự học ở nhà:
Để có được giờ tự quản hiệu quả và chất lượng dưới sự điều hành của cán bộ lớp thì trước tiên giáo viên phải tuyển chọn đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, tự tin và có trách nhiệm với tập thể lớp.
3.Rèn nề nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập:
Rèn nề nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập là một việc làm không thể thiếu, ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc. Hướng dẫn các em lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các kí hiệu của giáo viên yêu cầu. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng.
4.Rèn cho học sinh thói quen vệ sinh cá nhân:
Để học sinh có thói quen biết cách vệ sinh cá nhân hàng ngày, giáo viên dẫn các em ra vòi nước hướng dẫn các em rửa tay dưới vòi nước , thường xuyên kiểm tra nhắc nhở phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi dùng phấn bảng hay sau giờ ra chơi. Sau một thời gian nếu có học sinh nào chân tay bẩn cần cho đi rửa ngay và nhắc nhở giáo dục trước lớp. Đến cuối tuần, tiết sinh hoạt lớp cô có phân tích động viên kích lệ những học sinh sạch sẽ gọn gàng trong cả tuần và phê bình những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên làm thường xuyên như vậy thì học sinh sẽ đi vào nề nếp và có thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ. Để hình thành cho học sinh có nề nếp và thói quen như trên, cần có sự giúp đỡ từ phía phụ huynh. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên đề ra các yêu cầu để phụ huynh cùng kết hợp rèn nếp cho học sinh. Hằng ngày kiểm tra sách vở của con, nhắc nhở con học bài và làm bài, hướng dẫn con chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.
Giáo dục con ý thức gọn gàng ngăn nắp khi học tập, vui chơi, sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc đấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua liên lạc điện tử để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học trên lớp cũng như học ở nhà.
Kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên để cùng rèn nề nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, phát biểu bài.... Nề nếp này phải được rèn thường xuyên, liên tục kể cả khi học sinh đã có nề nếp.
5.Rèn nề nếp ăn, ngủ trưa ở trường:
Lớp học với số lượng học sinh ăn bán trú khá đông, vậy nên để rèn cho học sinh có nề nếp, thói quen tốt trong giờ ăn trưa ở trường là điều vô cùng quan trọng, trước giờ ăn cô thường giới thiệu các món ăn theo thực đơn và giá trị dinh dưỡng của các món ăn có trong bữa ăn hàng ngày, thường xuyên động viên, khen ngợi và nhắc nhở các em ăn uống giữ vệ sinh không để thức ăn rơi vãi, không nói chuyện khi ăn, ăn hết suất, biết mời cô và các bạn trước khi ăn và mời khi lớp có khách đến thăm.
Giấc ngủ trưa ở trường rất cần thiết và quan trọng đối với các con vì vậy ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi đã rèn cho các em có thói quen ngủ trưa đúng giờ.
Như vậy, muốn cho học sinh lớp Một có nề nếp học tập, thói quen tốt thì ngay từ đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách kiên trì, tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, giơ tay phát biểu bài, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, đọc bài, làm bài, viết bài, vệ sinh cá nhân, ăn ngủ nghỉ, rèn cho học sinh kĩ năng sống , tự phục vụ bản thân , tất cả mọi việc sao cho kịp tốc độ chung, để đảm bảo thời gian hoạt động, học tập, sinh hoạt.... Thì thầy cô phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các con ở trường.
- Xây dựng nội quy lớp học.
Lớp học có nề nếp là lớp học thực hiện tốt nội quy lớp học. Do đó giáo viên phải xây dựng tốt nội quy lớp học. Với lớp 4 các nội quy phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. GV thường xuyên nhắc nhở để HS thực hiện. Khi các em đã thực hiện tốt nội quy này GV thay nội quy khác để các em thực hiện các nội quy tiếp theo.
VD: Đầu năm xây dựng các nội quy như: Lễ phép, chăm ngoan, vâng lời, đoàn kết, thật thà, thương yêu giúp đỡ bạn bè, …Các tháng tiếp theo thay thế hoặc bổ sung các nội quy như: Chuyên cần, dũng cảm, đi học đúng giờ, cẩn thận, tích cực, giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công, tích cực phát biểu, ngăn nắp, thân thiện.
2. Rèn tác phong nhanh nhẹn, trật tự, ý thức học tập.
– Tác phong nhanh nhẹn hay chậm chạp phần lớn là do thói quen làm việc hằng ngày của các em tạo nên vì thế giáo viên phải rèn tác phong làm việc nhanh nhẹn, khoa học từ việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho từng môn học, từng hoạt động học tập.
VD: Sách vở để dưới ngăn bàn, cuốn nào học trước để trên, cuốn nào học sau để dưới.
Giáo viên thường xuyên tuyên dương, khích lệ các em để các em thi đua với nhau trong từng hoạt động và thực hiện các hoạt động học tập theo hiệu lệnh.
VD: GV chỉ vào khí hiệu “S” HS lấy sách GV nói: Thi xem bạn nào lấy nhanh mở đúng bài học bạn đó trở thành chú sóc dễ thương.
– Hướng dẫn HS xếp hàng, ra vào lớp trật tự tránh chen lấn ồn ào, mất an toàn.
VD: Xếp hàng theo tổ, tổ nào xếp hàng nhanh, thẳng, trật tự cho vào trước hoặc được về trước.
– Ngoài ra hướng dẫn các em cách xin phép khi ra ngoài hoặc vào lớp khi cần thiết thể hiện sự lễ phép không làm ảnh hưởng tới bạn khác.
– Khi đưa tay phát biểu các em thường đưa cao tay và nói theo: em cô, em cô …Vì vậy GV phải dạy cho các em cách đưa tay đúng cách, rèn cho các em thói quen làm việc bằng tay và mắt. Em viết xong bài hay làm xong việc gì đó em đưa tay báo hiệu.
VD: Đưa tay phát biểu hoặc báo hiệu viết, làm song bài bằng tay trái khuỷu tay để sát mặt bàn, các ngón tay thẳng, khép lại với nhau hướng bàn tay về phía bên phải.
Với nề nếp đó giáo viên biết được tốc độ làm việc của các em để điều chỉnh hoạt động học tập cho hợp lý.
– Để học sinh luôn chú ý trong học tập, không ồn ào mất trật tự thì trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực và sáng tạo. Nếu cứ gõ thước và nhắc “Các em im lặng, …”, hay nhắc nhở từng em thì sẽ không có hiệu quả mà ngược lại giáo viên sẽ bị mất thời gian và không khí lớp học căng thẳng.
VD: Tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi giải trí phù hợp đề thỏa mãn nhu cầu chơi – học và giao tiếp của HS.
Kết hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo, tạo không khí vui nhộn đôi khi pha chút hài hước sẽ làm cho lớp học bớt căng thẳng mà kéo các em chú ý hơn vào bài học.
Ví dụ: Cả lớp đang uể oải, mất trật tự GV để kính trên đầu và hỏi: Kính của cô đâu nhỉ ? Hay Kể cho các em nghe một câu chuyện ngắn?
Không nên để các em có thời gian “rảnh” mà phải luôn thu hút các em vào trong tiết học bằng mọi hình thức thì sẽ khắc phục tình trạng mất trật tự một cách nhanh chóng.
VD: GV viết bài trên bảng yêu cầu học sinh đọc thầm những gì cô viết.
– Giáo viên cần phải tỉ mỉ, chú ý quan sát và phát hiện ra những khó khăn của HS có thể và đang gặp khó khăn khi học, khi chơi. Chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất thì mới có thể khắc phục được nề nếp học tập.
Ví dụ: Viết chì bị gãy mà các em không có đồ chuốt hoặc đồ chuốt quá nhụt. Tay chân còn lọng cọng thiếu linh hoạt nên đi lại hay vấp té, làm rơi, hỏng đồ …
3. Giáo dục ý thức tự học, tự quản.
– Để lớp học nề nếp, ngoài vai trò của GV thì vai trò của ban cán sự lớp hết sức quan trong. GV phải tập dợt cho ban cán sự lớp cách quản lớp khi học, khi chơi và khi không có giáo viên.
Các em chưa biết tôn trọng bạn nên khi không có giáo viên các em thường không nghe bạn nhắc nhờ mà mạnh em nào em đó nghịch, la hét,… Vì thế giáo viên cần giao quyền cho ban cán sự lớp trước tập thể học sinh để các em biết rằng không nghe theo sự hướng dẫn, điều khiển của bạn quản lớp tức là không biết nghe lời cô.
Tạo cơ hội cho các em thực hành và giáo viên quan sát, điều chỉnh hành vi thái độ của một số em có biểu hiện chưa tốt. Thực hiện vài lần như vậy và điều chỉnh hành vi thái độ cho các em, các em sẽ nghĩ rằng cô luôn dõi theo từng hành vi, cử chỉ của mình.
Bên cạch đó GV có những quy định về thưởng, phạt công minh, tuyên dương, khen thưởng kịp thời. Khích lệ động viên các em để các em cảm thấy mình trưởng thành, tự tin hơn trong học tập.
– Giáo dục ý thức tự học, tích cực phát biểu trong giờ học giúp các em tự tin hơn trong học tập từ đó các em mới phát huy được khả năng sáng tạo.
VD: Khi bạn đọc, đọc thầm theo bạn. Tự kiểm tra bài sau khi làm, viết. Kiểm tra chéo bài với bạn, ….
4. Giáo dục ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, gọn gàng ngăn nắp.
– Đồ dùng của học sinh thường được cha mẹ chuẩn bị vì thế GV thông báo tới phụ huynh những quy định về tập vở như bao bìa, dán nhãn, ghi tên, kẹp dây, …để phụ huynh theo đó mà chuẩn bị cho các em.
Với những gì cha mẹ đã chuẩn bị và giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên về cách sử dụng và giữ gìn các đồ dùng học tập các em sẽ biết cách giữ gìn đồ dùng bền đẹp.
– Hướng dẫn các em để gọn gàng, ngăn nắp sách vở, đồ dùng học tập sẽ giúp các em thực hiện các hoạt động học tập nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.
VD: Sách vở để dưới ngăn bàn, cuốn nào học trước để trên, cuốn nào học sau để dưới…
– Với những em chậm, thời gian đầu giáo viên luôn trợ giúp các em trong mọi hoạt động sau đó hướng dẫn những em nhanh nhẹn ngồi gần nhắc nhở và giúp đỡ các em này.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhắc nhở đề các em từng bước thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Cuối mỗi buổi học giáo viên nhắc nhở các em thu dọn đồ dùng của mình.
5. Giáo dục đạo đức, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp:
– Song song với việc dạy học, cần giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học, các hoạt động học tập và giao tiếp. Biết khi nào cần mách cô. Giáo dục các em ý thức bỏ rác vào thùng rác, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện.
VD: Đi học quần áo gọn gàng, nam bỏ áo trong quần, tay chân sạch sẽ.
– Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh, nắm được tâm lí từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp và kịp thời.
VD: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí tránh sắp xếp những em hiếu động ngồi gần nhau.
Việc động viên khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tinh thần hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.
6. Kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
– Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn ngay từ tuần đầu. Trao đổi tình hình chung của lớp với GV bộ môn và những quy định chung của lớp để GV nắm và thực hiện theo nề nếp đã có.
Tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết học để cả giáo viên và học sinh nhìn nhận lại kết quả và hạn chế trong một tuần học để tuyên dương khích lệ và điều chỉnh nề nếp lớp học. Khéo léo nhắc nhở và điều chỉnh hành vi thái độ cho những em chưa tốt.
– Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, buổi họp phụ huynh đầu năm, đề ra các yêu cầu về nề nếp học tập sao cho thống nhất ở nhà cũng như ở lớp. Cho họ thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nề nếp học tập của các em để các em có ý thức tự học.
– Bên cạnh đó GV phải luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo. Luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tài liệu sách báo. Học tính kiên nhẫn, cách giao tiếp với phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp. Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học trên các thông tin đại chúng, luôn gần gũi chia sẻ với các em để nắm được tâm tư mong muốn khi học khi chơi. Từng bước đưa các em vào nề nếp học tập.
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình xây dựng, tổ chức nề nếp cho học sinh lớp 1 chúng tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên không nên nôn nóng, vội vàng buộc các em vào khuôn khổ kỷ luật của mình. Nên mềm mỏng khéo léo trong giảng dạy và trong công tác xây dựng nề nếp học tập.
Tạo không khí lớp học cởi mở, thân thiện với các em, dần đưa các em vào nề nếp học tập thông qua các hoạt động, các hình thức tổ chức tiết học cũng như các hoạt động khác.
Tổ chức tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh.
Kết hợp tốt với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh thì nề nếp lớp học sẽ được thiết lập và duy trì bền vững.
Học tính kiên nhẫn, cách giao tiếp với phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp. Tìm hiểu tâm lý học sinh đầu bậc tiểu học.
Rõ ràng việc tổ chức, xây dụng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1 không những các em luôn có thói quen nề nếp học tập tốt mà các em còn biết giữ gìn đồ dùng học tập, có ý thức trong từng môn học và còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập.
Trên đây là một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1, mong các đồng chí đóng góp ý kiến để công tác xây dựng, tổ chức nề nếp cho học sinh ngày một tốt hơn.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nhắn tin cho tác giả Phạm Thị Thu Hà @ 17:01 05/11/2021 Số lượt xem: 2124 Số lượt thích: 0 ngườiTừ khóa » Cách Rèn Nề Nếp Cho Học Sinh Lớp 1
-
Rèn Nề Nếp đầu Năm Cho Học Sinh Lớp 1
-
Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1 - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
SKKN: Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1
-
Top 9 Biện Pháp Rèn Nề Nếp, Quản Lý Học Sinh Lớp Một Mà Giáo Viên ...
-
Skkn Rèn Nề Nếp Cho Học Sinh Lớp 1 - Tài Liệu Text - 123doc
-
RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH LỚP 1
-
Một Số Kinh Nghiệm Rèn Nề Nếp Học Tập Trong Công Tác Chủ Nhiệm Lớp 1
-
CHUYÊN ĐỀ RÈN NỀ NẾP HỌC SINH LỚP 1 - Trường TH Ba Đình
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Rèn Nề Nếp Học Tập để Nâng Cao Chất Lượng ...
-
Biện Pháp Giáo Dục "Rèn Nền Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1"
-
SKKN Cấp Huyện - GV: Nguyễn Thị Lượm
-
THAM LUẬN TỔ 1 “RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH LỚP 1”
-
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN NỀ NẾP HỌC TẬP CHO HỌC SINH ...
-
Tài Liệu Skkn Rèn Nề Nếp Cho Học Sinh Lớp 1 - Xemtailieu