Rêu Thuỷ Sinh Tự Nhiên - Những Loại Dễ Kiếm Và Dễ Chăm Sóc

Bể cá cảnh là thế giới thu nhỏ. Nơi đó thể hiện sự phong cách là đặc thù tính cách của người chơi mỗi người có một sở thích và bày theo phong cách riêng. Bởi vậy mỗi bể cá cảnh mang đến một niềm thú vị và cảm giác của mỗi người cảm nhận trong bể các cảnh thì tất nhiên không chỉ có cá, tảo… Những vật bố trí trưng diện trong bể ngoài ra những người chơi chuyên nghiệp bể cá cảnh còn có thêm rêu thuỷ sinh tự nhiên. Giúp cho bể cá cảnh của các bạn thêm phong phú và sống động vậy hãy tìm hiểu cùng chúng tôi đó là những loại rêu thủy sinh tự nhiên nào nhé…!

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1/ Rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss
    • 1.1 Rêu thuỷ sinh minifiss thường được tìm thấy 
    • 1.2 Về cách trồng rêu minifiss đơn giản
    • 1.3 Cách chăm sóc hằng ngày cho rêu minifiss ươm:
  • 2/ Rêu thuỷ sinh tự nhiên Java -(Java most)
    • 2.1/ Đặc thù và đặc tính rêu Java trong tự nhiên
    • 2.2/ Về cách chăm sóc cho loại rêu tự nhiên java
  • 3/ Rêu thuỷ sinh tự nhiên Flame-(Flame moss)
    • 3.1 Tìm hiểu về rêu Flame
    • 3.2 Cách trồng và chăm sóc rêu Flame khi mang từ tự nhiên về
      • Nhiệt độ và thời gian phát triển
      • Dinh dưỡng cho rêu

1/ Rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss

rêu thuỷ sinh tự nhiên

Rêu Mini fissident là loài rêu rất đẹp thường được dùng để trải nền hay buộc vào đá, lũa trong hồ thủy sinh. Rêu mini fiss được tìm thấy ở ngoài tự nhiên. Rất nhiều dưới hình dạng lá cạn hoặc bán cạn. Rêu còn được dùng và sử dụng trong các bể rêu thủy sinh tự nhiên, bể cá cảnh, bể cá phong thủy.

Là loài rêu nhỏ nhất với kích thước chỉ khoảng 1/4 inch (0,5 cm). Nhưng nó lại có sức phát triển vô cùng mạnh mẽ. Hỗ trợ tốt cho việc quang hợp tạo ra lượng khí O2 cho cá nuôi trong bể. Ngoài ra, nó còn có khả năng lọc đi một số loại cặn bẩn thải ra để làm thức ăn nuôi sống chính nó. Cải thiện chất lượng nước tuyệt vời.

  • Ra lá nước nhanh với môi trường thích hợp , khoảng 2 – 3 tuần.
  • Mini fiss được dùng để cột lên đá, sỏi hoặc trải nền làm thảm hồ cá. Hoặc có thể dán lên bố cục đá làm cảnh thiên nhiên.
  • Rất thích hợp cho hồ tép, tép có nơi trú ẩn và thức ăn trong rêu.
  • Tốc độ phát triển chậm, nhưng lại rất khỏe.
  • Khả năng thích nghi với môi trường nước tốt.
  • Không cần CO2 vẫn phát triển tốt.

1.1 Rêu thuỷ sinh minifiss thường được tìm thấy 

rêu thuỷ sinh tự nhiên

Loại rêu thuỷ sinh Minifiss thường tìm thấy trong tự nhiên ở các khu vực như:

  • Bãi có lá cạn hoặc bán cạn
  • Rêu Minifiss là giống thủy sinh có nguồn gốc xuất xứ từ Châu á.

1.2 Về cách trồng rêu minifiss đơn giản

Loại rêu thuỷ sinh tự nhiên Mini Fiss này có nhiều các trồng. Nhưng sau đây mình xin chia sẻ cách đơn giản, lại mang hiểu quả cao cho mọi người chơi minifiss…

Đầu tiên mua fiss vò sẵn được bán trên thị trường (giá fiss vò là khoảng 170k – 200k/1 lạng…)

Bạn cần loại bỏ đất hoàn toàn ra khỏi đám rêu mới mua đó. Tiếp đến mới xay nhuyễn fiss bằng máy xay hoặc máy xay sinh tố ở nhà của bạn…

Sau khi xay nhuyễn xong thì bạn trộn fiss với sữa chua. Mục đích của việc này giúp cho fiss của bạn nhanh lên hơn, do sử dụng chất dinh dưỡng từ sữa chua. Bên cạnh đó trong sữa chua có một lượng vi sinh lên men sẵn giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng cho fiss dễ dàng hơn.

ủ rêu

Lấy bình phun hoặc một chai nước đục lỗ để làm ẩm bề mặt cần trải fiss lên. Bề mặt đó có thể là gỗ, đá…

Dùng tay hoặc chổi sơn để quét fiss lên khu vực mình muốn cho fiss mọc.

Sau khi đã phủ fiss xong lên nơi mình cần trồng, bạn nhớ ủ kín lại để giữ ẩm. Cũng như tăng nhiệt độ để kích thích cho rêu minifiss mọc nhanh hơn. Nó giống như quá trình ủ mầm của các loại cây vậy

Chi tiết bạn có thể đọc thêm tại: Cách trông rêu trên đá, gỗ thật đơn giản

1.3 Cách chăm sóc hằng ngày cho rêu minifiss ươm:

Việc chăm sóc loại rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss này không hề khó khăn. Chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian và lưu nhớ trong đầu một số mốc thời gian sau. Chắc chắn bạn sẽ thấy thảm rêu của mình trông đẹp – xanh mướt mắt hơn rất rất nhiều.

  • Sau khi ủ fiss lại thì cứ đều đặn bật đèn 8 tiếng/ngày. Dùng bình xịt hơi sương cho fiss 2 lần/ngày luân phiên nhau để giữ ẩm cho fiss.
  • Khoảng sau 2 tuần thì fiss ra lá non. Lúc này bạn không cần ủ nữa mà để nó tiếp cận với môi trường có độ sáng nhiều.
  • Đến sau 3 tuần thì fiss bắt đầu dày dần và đều

rêu trong bể thuỷ sinh

Khoảng 4 tuần thì bạn có thể cho nước nhẹ nhẹ vào và bắt đầu chạy lọ. Khoảng 2 – 3 tuần tiếp theo thì fiss sẽ ra lá nước khi đó bạn có thể thả cá hoặc tôm vào cho hồ của mình.

2/ Rêu thuỷ sinh tự nhiên Java -(Java most)

Rêu Java là một loài rêu thủy sinh tự nhiên được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Nó có nguồn gốc từ đảo Java (một hòn đảo nhỏ của Indonesia) và một số nước Đông Nam Á. Là một trong những loại rêu thủy sinh tự nhiên.

Rêu Java là một trong những loại rêu thuộc nhóm Hypnaceae. Phổ biến trong thế giới thủy sinh do việc trồng và chăm sóc khá dễ dàng. Rêu java không cần đất nền vẫn có thể phát triển tốt. Vậy nên nó thường được dùng để bổ sung, điểm xuyết vào bố cục.

rêu java

Ngoài ra, loại rêu này có thể bám vào bất cứ thứ gì trong bể để phát triển.Đặc biệt là đá, lũa, làm cho phong cảnh trở nên xanh và đẹp hơn.

2.1/ Đặc thù và đặc tính rêu Java trong tự nhiên

Dễ sống và phát triển.

Rêu java được biết đến là loài có sức sinh trưởng và phát triển tốt trong các loài rêu. Với khả năng phát triển tốt nhất ở 70 đến 75 ° F (21 đến 24 ° C), và có thể sống ở nhiệt độ lên tới 85 đến 90 ° F (29 đến 32 ° C).

Rêu java có thể sống trong khá nhiều môi trường nước. Ngay thậm chí là nước lợ, cộng với sức phát triển rất tốt chỉ trong môi trường nước thông thường. Rêu java đã trở thành một trong những sự lựa chọn được nhiều người chơi thuỷ sinh yêu thích .

Thích nghi trong mọi điều kiện ánh sáng

Rêu java có thể thích nghi với mọi loại ánh sáng. Với chế độ ánh sáng hợp lý. Đi kèm với một chút dinh dưỡng, rêu java có thể nhanh chóng lan rộng chỉ từ một bụi nhỏ ban đầu.

cá cảnh thủy sinh

Java là một giải pháp đơn giản và an toàn cho một thảm nền trong bể thủy sinh. Đặc biệt là với những người mới. Chỉ cần bạn đảm bảo nước sạch, có dòng chảy và ánh sáng dồi dào. Rêu java sẽ mang lại cho bạn những kết quả không ngờ.

2.2/ Về cách chăm sóc cho loại rêu tự nhiên java

Tất cả các loài cây thủy sinh đều cần nước sạch để phát triển. Rêu Java cũng không phải là ngoại lệ. Để có thể giữ cho nước luôn tuần hoàn và sạch sẽ bạn cần phải có một hệ thống lọc đáng tin cậy trong mẫu bể cá thuỷ sinh đẹp

Những mảnh rêu nhỏ lang thang trong nước có thể làm tắc nghẽn bộ lọc của bạn.Vì vậy bạn cần chú ý khi cắt tỉa loài rêu này.

Hãy nhớ vệ sinh đám rêu java của bạn trong hồ. Đặc biệt các loại rác, phân cá hoặc thức ăn thừa mắc trong tán rêu có thể làm phát sinh rêu hại. Tạo ra nấm mốc, ảnh hưởng đến cá cũng như chất lượng của nước trong bể. Cần đặc biệt chú ý. Nếu thấy hiện tượng này có thể loại bỏ toàn bộ số rêu thuỷ sinh tự nhiên Java này đi. Bởi chúng cũng không quá đắt đỏ.

buộc rêu java vào đá

Rêu Java tuy không cần đến CO2 nhưng chúng vẫn cần đến ánh sáng để quang hợp. Do vậy bạn vẫn cần đảm bảo lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho bể tốt. Chiếu đủ số giờ tối thiểu cho cả cá và cây.

3/ Rêu thuỷ sinh tự nhiên Flame-(Flame moss)

Rêu thủy sinh tự nhiên Flame – Flame Moss: Tên khoa học là Taxiphllum sp. ‘Flame’. Rêu có hình thù độc đáo, thẳng xoắn giống như ngọn lửa nên còn được gọi là rêu lửa. Nói chung, rêu lửa là một loại rêu tự nhiên đẹp. Tương đối dễ trồng trong nhiều nên khá được ưu ái trong thuỷ sinh tự nhiên.

rêu flame

Một số thông tin khoa học của loại rêu này như sau:

  • Tên khoa học : Taxiphyllum sp
  • Xuất xứ : Hầu hết các nước Châu Á .
  • Vị trí trồng : trên lũa hoặc đá.
  • Mức độ chăm sóc : dễ
  • Tốc độ tăng trưởng : trung bình
  • Nhu cầu ánh sáng : trung bình đến cao
  • Dinh dưỡng : thấp
  • Nhiệt độ : 21 – 32 C
  • pH : 5 – 8

3.1 Tìm hiểu về rêu Flame

Loài rêu thuỷ sinh tự nhiên Flame hay còn gọi là rêu lửa. Một loại rêu đẹp và tương đối dễ trồng trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Là loại rêu có tán hẹp. Hướng phát triển lên phía trên nên mọi người thường biết đến nó với cái tên khác là rêu lửa.

rêu flame mới nuôi

Như hầu hết các loại rêu khác thì Flame cũng yêu cầu khắc khe về nhiệt độ. Tuy trồng rêu rất dễ sống, nhưng tạo ra môi trường nhiệt độ phù hợp để nó phát triển đẹp thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Rêu Flame sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24-26 độ C. Với nhiệt độ từ 30-32 rêu vẫn phát triển nhưng không có màu xanh bắt mắt.

Tốc độ phát triển ở nhiệt độ này là 1cm/1 tuần. Cây có màu xanh nhạt đọt rêu non có màu nhà hơn trông rất giống một ngọn lửa màu xanh lục

Việc tạo hình và trang trí này có rất nhiều các. Tuỳ vào bố cục bể mà bạn mong muốn mà lựa chọn một hình thức thích hợp nhất. Tuy nhiên, rêu lửa không sở hữu màu xanh sáng như các các loài thực vật khác. Cho nên không thích hợp cho việc tạo chều sâu cho bể.

Đọc thêm: Cách trồng cây thuỷ sinh trong bể

3.2 Cách trồng và chăm sóc rêu Flame khi mang từ tự nhiên về

Nhiệt độ và thời gian phát triển

Với nhiều loại cây thuỷ sinh hay các loại thuộc họ nhà rêu khác. Chúng thường có yêu cầu khắt khe về nhiệt độ để có thể đạt được sự tăng trưởng bình thường. Nhưng với rêu flame chúng chỉ cần ở nhiệt độ ấm là có thể phát triển. Sống ở nhiều mức nhiệt khác nhau miễn là chúng không quá 27 độ C là sẽ ổn định.

Còn để rêu phát triển đẹp, lý tưởng nhất thì nhiệt độ bể bạn nên duy trì ở mức từ 24 – 26 độ C.

rêu mọc

Tốc độ phát triển của rêu lửa so với nhiều loại rêu thuỷ sinh tự nhiên khác cũng khá nhanh 1cm/1 tuần. Khi rêu phát triển thành thảm chúng có màu xanh. Đọt rêu non nhạt hơn nên trông như ngọn lửa màu xanh trong bể thuỷ sinh.

Dinh dưỡng cho rêu

Về CO2, rêu flame cũng như các loài rêu khác. Thường không yêu cầu quá cao hay khắt khe như các loài thực vật thuỷ sinh khác. Bạn chỉ cần cung cấp một lượng vừa phải hoặc ít hơn nhu cầu thực chúng vẫn có thể phát triển tốt. Trong một bể 300 lít nước (1m2) thì chỉ cần 4g CO2 trong 1 giây mở đèn.

Về dinh dưỡng, rêu thuỷ sinh tự nhiên flame chỉ cần loại phân nền đơn giản là có thể sống và phát triển bình thường.

Với đặc điểm tán mọc thẳng, hướng lên trên. Loại rêu này rất thích hợp để tạo dáng cho cây thông hay các loại cây cổ thụ… Hoặc bạn có thể làm các cây có dạng chóp hay tạo hình thành các bụi cây nhỏ. Nếu muốn làm nó như một thảm cỏ. Bạn có thể buộc rêu vào vỉ inox không rỉ và đặt trong bể.

Từ khóa » Các Loại Rêu Bán Cạn