[Review] 8 Tác Hại Và 20 Tác Dụng Của Quả Lựu Với Lợi ích Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Với hương vị thơm ngon đặc trưng cùng hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào rất tốt cho sức khỏe, nên lưu được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, loại quả này cũng có thể gây ra những tác hại không tốt đến cho sức khỏe nếu bạn không đúng cách. Chính vì vậy, trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây Review AZ sẽ [Review] 8 tác hại và 20 tác dụng của quả lựu để các bạn cùng tham khảo.
Lựu ( Pomegranate ) là loài trái cây nhiệt đới, ôn đới. Do vậy ở nước ta một số vùng thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của lựu là khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và riêng tỉnh Lâm Đồng thì lựu được trồng rộng khắp từ đèo Bảo Lộc trải dài lên tận Lạc Dương trên các triền dốc, đồi trọc. Theo ghi chép, lựu được trồng ở Trung Đông từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, ở khu vực miền Bắc Iraq và Tây Bắc Iran.
Theo các nhà nghiên cứu về cây trồng thì lựu là một loại cây ưa sáng trực tiếp, nên chúng thường thích hướng về nơi có ánh nắng mặt trời. Cây Lựu phát triển tốt ở nơi có khí hậu ấm áp từ 20-30 độ C, có thể chịu nhiệt độ thấp nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Mục Lục
- Thành phần dinh dưỡng
- 20 tác dụng của quả lựu
- 8 tác hại của việc ăn lựu
- + Ăn lựu có bị vô sinh không?
- + Ăn lựu có nóng không?
- + Ăn lựu có nổi mụn không?
- + Ăn quả lựu có bị mất sữa không?
- + Ăn lựu có bị ho không?
- + Ăn lựu có đau dạ dày không?
- + Ăn lựu có bị táo bón không?
- + Lựu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Lưu ý ăn lựu đúng cách
- + Ăn lựu vào thời điểm nào trong ngày?
- + 1 ngày nên ăn bao nhiêu là đủ?
- + Ăn lựu có nên bỏ hạt không?
- + Những người nào không nên ăn lựu?
- + Không nên ăn lựu với gì?
Thành phần dinh dưỡng
Quả lựu hay còn có tên gọi khác là thạch lựu, tên khoa học là Punica granatum, là một loại cây mọc thành bụi cho quả màu đỏ. Lựu là một trong những loại quả nằm trong danh sách các loại quả mọng, có đường kính từ 5-12 cm. Quả có màu đỏ, tròn và trông giống như một quả táo đỏ với phần đuôi của quả có hình như bông hoa.
Vỏ của quả lựu dày và không ăn được, nhưng bên trong có hàng trăm hạt ăn. Mỗi hạt giống được bao quanh bởi một lớp màu đỏ, có vị ngọt và mọng nước được gọi là vỏ hạt. Theo các chuyên gia, đây là loại quả nằm trong danh sách quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể như sau:
+ Có vitamin gì: Trong quả lựu có chứa các vitamin như:
- Vitamin C
- Vitamin K
- Vitamin E
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin B3
- Folate
+ Có chất gì: Không chỉ có chứa nhiều vitamin mà trong quả lựu còn có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như:
- Calo
- Protein
- Carbohydrate
- Chất xơ
- Chất béo
- Canxi
- Sắt
- Magie
- Phốt pho
- Kali
- Natri
- Kẽm
- Đồng
- Mangan
- Selen
20 tác dụng của quả lựu
Như đã biết thì lưu là một loại quả có chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, khi bạn ăn lựu sẽ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Chống lão hóa, làm đẹp da hiệu quả: Lựu được biết đến là một loại trái cây có chứa một nguồn dưỡng chất chống oxy hóa mạnh như: Vitamin A, vitamin C, vitamin E và nhiều khoáng chất khác đều được cho là tốt cho quá trình làm đẹp da, mờ vết nám, vết thâm, tàn nhan trên da, giúp da căng mịn,…
- Chống đông máu: Nhờ có nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên lựu được xem là loại trái cây giúp làm loãng máu và rất tốt cho tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khả năng chống oxy hóa ở lựu cao gấp 3 lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh.
- Phòng chống xơ vữa động mạch: Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng quả lưu có tác dụng giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạch.
- Giảm huyết áp: Đối với những người mắc chứng huyết áp cao nên uống 50ml nước ép từ lựu mỗi ngày liên tục trong 2 tuần để có thể hạ được 5% mức huyết áp.
- Nhiều bệnh nhân mắc chứng bệnh tương tự đã được cho uống hơn 220g nước lựu mỗi ngày trong suốt 2 tuần. Kết quả là huyết áp tâm thu trung bình giảm và giảm 36% nguy cơ đột quỵ.
- Phòng chống viêm khớp: Trong quả lựu còn chứa nhiều canxi, magie, sắt, photpho nên rất tốt cho xương, cũng như giúp tránh được hiện tượng loãng xương. Đối với bệnh viêm xương khớp, lựu có khả năng ức chế các enzym gây tổn thương sụn, chống viêm, đau ở các đầu xương khớp.
- Bảo vệ và phục hồi gan, thận: Một nghiên cứu gần đây cho thấy khi chúng ta sử dụng một lượng nhất định quả lựu có thể ngăn chặn được những hư tổn của gan, thận. Cũng như bảo vệ chúng khỏi những độc tố mà cơ thể hằng ngày vẫn hấp thu và giúp phục hồi sau khi bị hư tổn.
- Chống rối loạn cương dương: Trong lựu có chứa chất polyphenol, hỗ trợ quá trình lưu thông máu đến tim và trong cơ thể. Nên đối với những nam giới bị rối loạn cương dương nếu ăn hoặc uống nước ép lựu trong vòng 4 tuần sẽ cải thiện tình trạng này gấp hai lần so với những người dùng giả dược.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lượng vitamin C, chất xơ và kali trong lựu rất dồi dào, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường đề kháng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh.
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Nghiên cứu mới nhất cho thấy lựu cải thiện được khả năng giúp cơ thể tổng hợp cholesterol và tiêu huỷ các phân tử gốc tự do trong hệ thống các mạch máu. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
- Ngăn ngừa ung thư vú: Các chất trong lựu có thể giảm nguy cơ xuất hiện các tế bào ác tính gây nên căn bệnh này. Không những thế, các chất chống oxy hóa có trong lựu còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Alzheimer.
- Tốt cho sức khỏe răng miệng: Những lợi ích tốt nhất của quả lựu đến từ nước ép vì chúng chứa nhiều dưỡng chất kháng khuẩn và kháng virus, làm giảm thiểu tối đa những tác động của mảng bám trên răng và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh răng miệng khác.
- Có tác dụng kháng virus: Lựu cung cấp vitamin C và các dưỡng chất tăng cường miễn dịch khác như vitamin E, giúp ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra lựu có khả năng kháng khuẩn và kháng virus.
- Tăng sức bền và thể lực: Việc ăn lựu có thể giúp bạn giảm đau và cải thiện quá trình phục hồi sức mạnh. Cũng như làm giảm sự tổn hại do oxy hóa gây ra bởi việc tập thể dục.
- Duy trì ổn định đường huyết: Mặc dù trong lựu có chứa đường fructose, nhưng các nghiên cứu cho thấy. Người bệnh bị tiểu đường khi uống nước ép lựu trong 2 tuần không hề gặp bất kỳ một sự gia tăng lượng đường nào trong máu.
- Làm dịu dạ dày: Thực tế thì vỏ quả lựu, vỏ cây và lá cây lựu được biết đến là có khả năng giúp làm dịu các rối loạn ở dạ dày hoặc tiêu chảy do các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, có tác dụng với các trường hợp bệnh tả và kiết lỵ.
- Hỗ trợ sụn: Lựu có tác dụng ức chế các enzym gây tổn hại cho sụn, giảm viêm khớp và viêm xương. Đồng thời, lựu cũng được cho là có tác dụng giúp làm tan sỏi thận và thậm chí giúp rối loạn chức năng cương dương.
- Cải thiện tiêu hóa: Đối với hệ tiêu hóa, lựu có tác dụng rất tốt đối với dạ dày và gan. Mặt khác, chúng cũng giúp làm dịu bệnh viêm đường tiết niệu,và điều hòa nhu động ruột.
- Giúp chữa lành sẹo: Một số chất có trong lựu có thể giúp cho việc tái tạo tế bào da diễn ra nhanh hơn, nên các vết thương sẽ mau lành hơn. Bên cạnh đó, trong hạt lựu cũng có chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho da, bảo vệ da khỏi cháy nắng và làm lành vùng da bị tổn thương do nắng.
- Hỗ trợ quá trình mang thai: Các vitamin, khoáng chất, cũng như axit folic có trong lựu đều là những chất cần thiết cho bà bầu. Hơn nữa, đặc tính chống viêm có trong lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi. Còn Kali trong lựu giúp ngăn ngừa chuột rút, thậm chí còn được cho là có thể ngăn ngừa sinh non.
- Hỗ trợ giảm cân: Lựu vốn dĩ là loại quả nhằm trong danh sách những thực phẩm giảm cân tốt. Bởi đây là loại quả rất giàu chất xơ, ít chất béo nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, việc ăn lựu còn cung cấp natri, vitamin B2, vitamin C, canxi và photpho, giúp giảm lượng cholesterol có hại đồng thời giúp cơ thể có thể đào thải và đánh tan lượng mỡ thừa trong cơ thể, nhất là ở vùng bụng, từ đó giúp bạn giảm cân tốt nhất.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong lựu có chứa một số chất có thể làm giảm sự hấp thu chất béo vào cơ thể, đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, giúp chị em giảm cân hiệu quả tốt nhất.
>>> Bạn cũng nên xem thêm: [Review AZ] 19 tác dụng của sầu riêng và lưu ý ăn đúng cách
8 tác hại của việc ăn lựu
Bên cạnh những lợi ích mà lựu mang lại thì cũng có rất nhiều lời đồn nói về những tác hại của lưu như: gây vô sinh, nóng, nổi mụn, mất sữa,…. Vậy thực hư như thế nào, các bạn hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung ở bên dưới đây.
+ Ăn lựu có bị vô sinh không?
Vê vấn đề này, các chuyên gia cho biết: “cho đến nay, chưa có bất cứ ghi chép, nghiên cứu nào chứng minh ăn lựu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Ngược lại, Dr. Hopkins Kenly – chuyên gia dinh dưỡng đến từ Canada còn chia sẻ:
“Lựu là loại quả dành cho tình yêu. Lựu chứa hợp chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, lựu kích thích hưng phấn, tăng ham muốn tình dục, cải thiện chất lượng tinh binh, chữa xuất tinh sớm,…”
Vì vậy, các bạn không nên nghe những thông tin thất thiệt này mà bỏ qua công dụng tuyệt vời của loại quả này. Nhưng để đảm bảo an toàn, các bạn cũng nên chọn lựu ở những nơi uy tín. Bởi trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 – 5 lần.
Carbendazim và tebuconazole là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khỏe.
+ Ăn lựu có nóng không?
Nhiều người cho rằng vào những ngày hè khi thời tiết nóng nực thì một ly nước ép lựu sẽ giúp thanh khiết cho cơ thể, tác dụng làm mát rất tốt. Thế nhưng thực ra lựu được xếp vào danh sách những loại trái cây tính ấm.
Do đó, với câu hỏi ăn lựu có nóng không? câu trả lời là có. Vì vậy, các bạn không nên thường xuyên ăn quá nhiều lựu vào mùa hè, bởi nếu như bạn ăn quá nhiều lựu có thể gây nóng, mọc mụn nhọt…
+ Ăn lựu có nổi mụn không?
Việc ăn lựu có nổi mụn hay không? điều này còn phụ thuộc vào số lượng lựu mà bạn ăn. Nên nếu bạn sử dụng lựu đúng cách và thường xuyên có thể giúp da tăng thêm sức sống, tươi trẻ hơn và hỗ trợ cải thiện làn da mụn một cách hữu hiệu. Ngược lại, như đã nói thì lựu có tính âm, nếu bạn ăn nhiều sẽ gây nóng và nổi mụn.
+ Ăn quả lựu có bị mất sữa không?
Câu trả lời là không. Mà ngược lại việc mẹ ăn lựu sau sinh còn đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Do đó, sau sinh mẹ nên bổ sung thêm loại quả này vào thực đơn ăn uống của mình.
+ Ăn lựu có bị ho không?
Câu trả lời là không. Ngược lại, lựu còn là một loại trái cây được chuyên gia khuyên dùng trong điều trị bệnh ho. Điều này được lý giải là bởi trong lựu có chứa lượng vitamin và khoáng chất cao, giúp bù nước, giảm mất nước nhanh chóng, nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, lựu có tính ấm, giải cảm rất tốt. Khi bị ho, nên nhai nát hạt, để khi hạt vào trong cổ họng sẽ kéo theo lượng đờm xuống dạ dày, phá hủy môi trường sinh sống của vi khuẩn. Ngoài ra, theo nghiên cứu, trong hạt lưu cũng chứa thành phần kháng viêm tự nhiên, rất có lợi cho việc điều trị bệnh ho.
+ Ăn lựu có đau dạ dày không?
Trên thực tế việc ăn lựu không những không gây đau dạ dày. Ngược lại, đây còn là 1 loại trái cây rất tốt cho những người bị đau dạ dày, nhất là những người bị đau dạ dày lâu năm. Vì trong chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể giảm đau và còn giúp bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, theo các bác sĩ thì thường xuyên ăn lựu còn có tác dụng xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh nặng thêm.
+ Ăn lựu có bị táo bón không?
Lựu là một loại trái cây không gây táo bón. Lý do là vì loại quả này có chứa hàm lượng chất xơ cao, thậm chí đây còn là thực phẩm hỗ trợ đối phó với táo bón. Tuy nhiên, khi ăn lựu các bạn cần chú ý là nhai kỹ phần hạt. Vì nếu không có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường ruột ở những người bị táo bón nặng, mãn tính.
+ Lựu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Câu trả lời là không. Việc ăn lựu khi mang thai rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp giảm nguy cơ bị tổn thương ở não và các bệnh về tim mạch … Lý do là vì trong lựu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin B2, B6, Vitamin C, niacin, canxi, photpho, kẽm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là nước ép quả lựu chứa hàm lượng polyphenol giúp trẻ giảm nguy cơ bị tổn thương ở não, bảo vệ thần kinh,…
>>> Bạn cũng nên xem thêm: [Review] 19 tác dụng của quả ổi và nên ăn ổi vào lúc nào là tốt nhất
Lưu ý ăn lựu đúng cách
Mặc dù lựu tốt và đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên để đạt được điều đó thì các bạn cần phải ăn lựu đúng cách. Cụ thể như sau:
+ Ăn lựu vào thời điểm nào trong ngày?
Thực tế thì các bạn có thể ăn lựu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, quan trọng nhất là nửa giờ trước bữa ăn. Thức ăn làm giảm tác động kích thích của axit hữu cơ lên cơ quan tiêu hóa, do đó giảm thiểu nguy cơ ợ chua và các triệu chứng khó tiêu khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bạn nên ăn lựu vào buổi sáng vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian dài. Đồng thời, tăng khả năng làm việc và kích thích hoạt động thể chất, góp phần đốt cháy thêm calo.
+ 1 ngày nên ăn bao nhiêu là đủ?
1 ngày nên ăn bao nhiêu lựu là đủ? điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường thì mức cho phép hàng ngày đối với 1 nam giới khỏe mạnh là khoảng từ 1-2 quả cỡ vừa hoặc 200ml nước ép, đối với phụ nữ – nửa trái lớn (hoặc một trái nhỏ) hoặc 150ml nước ép.
+ Ăn lựu có nên bỏ hạt không?
Thực ra thì các bạn hoàn toàn có thể ăn cả hạt lựu mà không cần bỏ. Nhưng trên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, khi ăn lựu tốt nhất là nên bỏ hạt, đặc biệt là đối với trẻ em, với người lớn nếu ăn cần nhai kỹ trước khi nuốt.
+ Những người nào không nên ăn lựu?
Như đã biết thì tác dụng của quả lựu rất tốt đối với sức khỏe, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không phải ai cũng ăn được lựu. Đặc biệt là những người bị viêm dạ dày, người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng hoặc những người bị nóng trong, đặc biệt là trẻ em,…
- Đàn ông có nên ăn lựu không?
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, nên đàn ông khi ăn lựu chức năng sinh lý, khả năng sinh sản và hệ miễn dịch sẽ được cải thiện đáng kể. Cụ thể hợp chất trong quả lựu tạo ra hormone hưng phấn, phái mạnh cảm thấy kích thích và ham muốn hơn, không còn bị xuất tinh sớm, khả năng “giường chiếu” được như ý.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, đàn ông hay ăn lựu có tỷ lệ mắc bệnh viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt thấp hơn người bình thường. Bên cạnh đó, nhờ chất chống oxy hóa có trong lựu, huyết mạch được lưu thông, máu di chuyển nhanh hơn tới cơ quan sinh dục, kéo dài “cuộc yêu” hơn, chất lượng tinh trùng cũng tốt hơn.
- Trẻ em ăn lựu có tốt không?
Câu trả lời là có. Lựu có tác dụng rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Uống nước ép hay ăn lựu có thể giúp trẻ khỏe mạnh, không có nguy cơ bị tổn thương về não và các bệnh lý về tim mạch.
Cùng với đó là các chất như: Natri, vitamin B2, sinh tố B, niacin, vitamin C, canxi và photpho cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, các bạn cần chú ý là cho trẻ sử dụng 1 cách hợp lý, không nên ăn nhiều vì sẽ làm nóng trong người.
- Bầu ăn lựu được không?
Không chỉ tốt với những người bình thường mà lựu còn có tác dụng rất tốt đối với bà bầu. Theo đó, bà bầu ăn lựu sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:
Giúp làm giảm huyết áp
Bổ sung vitamin C
cải thiện mật độ xương
Giúp nhuận tràng; cải thiện chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ…
Bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi sự tấn công của vi trùng.
Tốt cho sự phát triển mô não ở trẻ sơ sinh.
Hạn chế sự phát triển của bệnh tim mạch
Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại
- Sau sinh ăn lựu được không?
Đối với các mẹ sau sinh ăn lựu rất tốt. Việc ăn lựu lúc này không chỉ có thể giúp mẹ ngăn ngừa ung thư mà còn giúp nhanh liền vết mổ đối với các bà mẹ sinh mổ hay nhanh liền vết may tầng sinh môn đối với các bà mẹ sinh thường.
- Đau dạ dày ăn lựu được không?
Câu trả lời là có. Vì như đã nói ở trên lựu là 1 loại trái cây rất tốt cho những người bị đau dạ dày, nhất là những người bị đau dạ dày lâu năm. Đồng thời, ăn lựu còn có tác dụng xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh nặng thêm. Vì thế, nếu không may bị đau dạ dày, bạn nên ăn loại trái cây này thường xuyên.
- Ho có ăn được lựu không?
Từ lâu, lựu đã trở thành một loại trái cây được chuyên gia khuyên dùng trong điều trị bệnh ho. Theo đó, khi bị ho, các bạn ăn lựu nên nhai nát hạt, để khi hạt vào trong cổ họng sẽ kéo theo lượng đờm xuống dạ dày, phá hủy môi trường sinh sống của vi khuẩn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, trong hạt lưu cũng chứa thành phần kháng viêm tự nhiên, rất có lợi cho việc điều trị bệnh ho.
- Người tiểu đường ăn lựu được không?
Mặc dù tác dụng của quả lựu giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để người bị tiểu đường ăn thường xuyên. Nói tóm lại, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được lựu, nhưng cần chú ý là là hạn chế ăn.
- Xăm môi, nâng mũi ăn lựu được không?
Xăm môi, nâng mũi cũng giống như một vết thương trên da vì vậy cách chăm sóc sau khi xăm, nâng rất quan trọng và một trong những cách bảo vệ đó chính là chế độ ăn uống của bạn. Vậy sau khi xăm môi, nâng mũi ăn lựu được không?
Câu trả lời là có. Vì lựu rất tốt cho sự phát triển của da non và giúp làm nhanh liền sẹo. Bên cạnh đó, lúc này các bạn cũng cần chú ý là luôn giữ tay thật sạch sẽ để tránh khi chạm vào vết thương dẫn đến hiện tượng sưng tấy, nhiễm trùng.
- Suy thận ăn lựu được không?
Những người bị suy thận hay các bệnh liên quan đến thận nói chung hay đường tiết niệu nói riêng thì không nên ăn quả lựu. Vì các thành phần trong quả lựu đặc biệt là hàm lượng kali lớn cùng tính nóng sẽ khiến cho bệnh tình của người bị suy thận trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Bị cảm, sốt xuất huyết có được ăn lựu không?
Quả lựu có nhiều flavonoid polyphenolic, một chất tổng hợp khá mạnh với một loạt các hoạt động kháng khuẩn. Lựu cũng giàu vitamin C, do đó có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường miễn dịch đồng thời giúp tăng số lượng tiểu cầu thấp ở những người mắc sốt xuất huyết.
Hơn nữa, lựu được cho là có hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh có thể làm tăng tiểu cầu và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó đây là loại quả rất tốt cho những người bị cảm và sốt xuất huyết.
- Viêm họng ăn lựu được không?
Lựu được biết đến là một trong những loại quả rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, quả lựu còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách hoạt động như một chất làm se. Nên loại quả này giúp chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh viêm họng gây ra. Do đó, khi bị viêm họng bạn nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn của mình.
- Vết thương hở ăn lựu được không?
Câu trả lời là có. Theo đó, lựu là một trong những loại trái cây mà các bác sĩ khuyên những người có vết thương hở nên bổ sung. Lý do là bởi tác dụng của quả lựu giúp các tế bào hồi phục nhanh hơn sau khi bị tổn thương. Từ đó giúp cho vết thương mau lành.
- Đến tháng ăn lựu được không?
Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi lựu là một loại quả có chứa lượng lớn chất sắt và vitamin C giúp cơ thể sản xuất tế bào máu mới bù lại phần máu đã mất trong ngày “đèn đỏ”. Đặc biệt, việc ăn lựu thường xuyên còn giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Do đó, ăn lựu vào những ngày “đèn đỏ” được xem là lựa chọn tối ưu cho các bạn gái.
+ Không nên ăn lựu với gì?
Ngoài những trường hợp không nên ăn lựu ra thì khi ăn lựu các bạn cũng cần chú ý tránh kết hợp lựu với số món như:
- Lựu với quả mơ
Hai trái cây này khi ăn cùng nhau sẽ gây một số vấn đề dạ dày. Đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein và do đó nó làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Ăn lựu uống sữa
Vì khi kết hợp lựu với sữa sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất. Vì protein trong sữa một khi gặp axit trong lựu sẽ bị ngưng đọng, từ đó ảnh hưởng tới việc tiêu hóa hấp thụ sữa.
Chúng cũng gây nên tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Bởi thế, khi uống sữa tươi, bạn không nên ăn các loại quả nhiều axit như lựu, cam, bưởi,…
>>> Bạn cũng nên xem thêm: [Review] 20 tác dụng của mít và những ai không nên ăn mít
Trên đây là những chia sẻ về 8 tác hại và 20 tác dụng của quả lựu và những thông tin liên quan. Review AZ hy vọng qua qua bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe!
Nguồn tham khảo: Lựu https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1u Truy cập ngày 24/02/2021.
Từ khóa » Hàm Lượng Vitamin C Trong Quả Lựu
-
12 Lợi ích Sức Khỏe Của Quả Lựu | Vinmec
-
Quả Lựu: Thành Phần Dinh Dưỡng Lựu Và Lợi ích Sức Khỏe
-
Lợi ích Kỳ Diệu Của Quả Lựu đối Với Sức Khỏe - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những Chất Dinh Dưỡng Có Trong Quả Lựu - Hoa Quả Thanh Hà
-
Quả Lựu Có Tác Dụng Gì?
-
8 Lợi ích đáng Ngạc Nhiên Của Quả Lựu, đặc Biệt Cho Nam Giới
-
Quả Lựu – Túi Ngọc đỏ Mọng Nước Tốt Cho Sức Khỏe - LEEP.APP
-
Ăn Lựu để Bảo Vệ Sức Khỏe Mùa Thu | VIAM
-
12 Tác Dụng Của Quả Lựu Với Sức Khỏe - Nguyên Liệu Y Dược
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Trái Lựu - TheHinhOnline
-
10 Tác Dụng Của Quả Lựu Tốt Cho Sức Khỏe Không Nên Bỏ Qua - VOH
-
Ăn Quả Lựu Có Tác Dụng Gì | Hoa Quả Sạch Fuji Fruit
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi ích Sức Khỏe Của Quả Lựu
-
Lợi ích Của Lựu đối Với Làn Da - Nhà Thuốc An Khang