REVIEW ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (TMU) VÀ KHOA QUỐC TẾ CÓ GÌ ...

Đại học Thương mại là một trong những trường điểm top đầu tại Hà Nội, trực thuộc các trường đào tạo công lập. Đây là môi trường hàng đầu dành cho các bạn có niềm đam mê với khối ngành Kinh tế, Kế toán, Kinh doanh và Thương mại. Cùng review Đại học Thương mại qua các thông tin quan trọng dưới đây nhé.

A. Tổng quan về Trường Đại học Thương mại

1. Giới thiệu chung

  • Tên trường: Đại học Thương mại (tên Tiếng Anh: Thuongmai University - TMU)
  • Mã trường: TMA
  • Loại trường: Công lập
  • Địa chỉ: 

Cơ sở 1: Số 79 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Cơ sở 2: đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam

  • Số điện thoại: 024 3764 3219
  •  Website: http://tmu.edu.vn/ 
  • Facebook: https://www.facebook.com/thuongmaiuniversity/ 

null

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Thương mại có nguồn gốc từ năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương. Vào năm 1979, trường đã thay đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp, và tiếp tục phát triển. Năm 1994, trường đổi tên thành tên chính thức như hiện tại là Trường Đại học Thương mại để phản ánh rõ sứ mạng đào tạo về lĩnh vực thương mại và kinh doanh.

Sự phát triển không ngừng của trường được thể hiện qua việc mở rộng cơ sở học tập và định hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Vào năm 2015, trường đã thành lập cơ sở tại Hà Nam. Năm 2016, được sự phê duyệt từ Thủ tướng Chính phủ, trường đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và phát triển, điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong quản trị và hoạt động của trường Đại học Thương mại.

3. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển

Trường Đại học Thương mại cam kết đào tạo nhân lực chất lượng cao, có khả năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế; đồng thời thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, chuyển giao tri thức về kinh tế và thương mại hiện đại, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

null

Tầm nhìn đến năm 2040 của trường là trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng đổi mới sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững trong khu vực Châu Á.

B. Review chi tiết: Trường Đại học Thương mại có tốt không?

Với những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu review Đại học Thương mại để ứng tuyển vào trường thì những thông tin về trường như ngành học, đội ngũ giảng viên… là rất quan trọng. Bởi nó quyết định đến uy tín của trường, cũng như bảo chứng cho giá trị tấm bằng của bạn sau này. Cùng tìm hiểu các thông tin này ngay dưới đây nhé.

1. Đội ngũ cán bộ - giảng viên

Đại học Thương mại có đội ngũ cán bộ - giảng viên hơn 600 người. Trong đó phần lớn là các giáo sư, tiến sĩ đáp ứng trình độ giảng dạy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục. Ngoài ra, gần 1/6 giảng viên trong trường đã tham gia thỉnh giảng, học tập, nghiên cứu tại các nước có nền giáo dục và kinh tế phát triển mạnh mẽ như: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển… Không chỉ vững vàng và am hiểu về chuyên môn, các thầy cô tại trường còn rất năng động, hòa nhã, luôn nhiệt tình truyền đạt các kiến thức cho sinh viên. Bên cạnh đó, bất cứ khi nào các bạn gặp những vấn đề khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống, các thầy cô cũng sẵn sàng hỗ trợ hết mình. Đó cũng là ưu điểm rất đặc biệt không thể không nhắc đến khi review Đại học Thương mại.

null

Xem thêm:

=>> REVIEW ĐẠI HỌC FPT: TRƯỜNG HỌC NHƯ RESORT, SINH VIÊN ĐƯỢC SĂN ĐÓN

=>> REVIEW TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH: “SANG - XỊN - MỊN” ĐÁNG MƠ ƯỚC

2. Cơ sở vật chất hiện đại

Hiện nay, trường Đại học Thương mại đang có 2 cơ sở: 

- Trụ sở chính tại 79 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Với diện tích 380.000 m2, đây là một trong những trường đại học có khuôn viên đẹp nhất tại Hà Nội. 

- Cơ sở 2 tại 157 Lý Thường Kiệt, Thắng Lợi, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với diện tích lớn hơn, khoảng 500.000 m2.

Review Đại học Thương mại Hà Nội đầu tiên phải kể đến khuôn viên đẹp, xanh mát và hệ thống trang thiết bị hiện đại của trường. Cả 2 cơ sở trên có tổng 144 phòng học lý thuyết, 11 phòng thực hành, 5 hội trường, 2 thư viện, 226 phòng ký túc xá, 2 khu nhà ăn dành cho sinh viên cực kỳ hoành tráng. Đặc biệt, thư viện trường với hàng nghìn đầu sách và tài liệu tham khảo, là điểm nhấn độc đáo trong kiến trúc và công năng sử dụng. 

null

Thư viện Đại học Thương mại gồm có 7 tầng, được phân chia thành các khu chức năng, phù hợp với từng nhu cầu học tập – giảng dạy của cả sinh viên và giảng viên, nghiên cứu sinh. Tại đây, bạn có thể tìm thấy những góc check-in “nghìn like” cực độc với 3 tone màu chủ đạo trắng – đen – nâu, bên cạnh đó là những bàn học rộng dành cho các bạn học theo nhóm. Hay những phòng học được thiết kế biệt lập, cách âm siêu yên tĩnh dành cho những bạn muốn tập trung nghiên cứu. 

Ban Giám hiệu nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến tình hình sinh hoạt, nơi ở của các bạn sinh viên. Khu ký túc xá tại đây được mệnh danh là “khách sạn 5 sao”, với rất nhiều tiện nghi đầy đủ phục vụ cho cuộc sống xa nhà của các bạn sinh viên ở tình khác đến học tập. Nhiều sinh viên quốc tế khi review Đại học Thương mại cũng đánh giá rất cao sự tươm tất, đầy đủ của khu ký túc đặc biệt này, với máy giặt, điều hòa, máy nước nóng… Bên cạnh đó còn có khu nhà ăn, khu thể thao, khu sinh hoạt chung… phục vụ cho các hoạt động thể chất, xả stress sau những giờ học tập căng thẳng của sinh viên. 

3.  Hoạt động sinh viên năng động, sôi nổi

Hoạt động sinh viên tại một trường Đại học Thương mại thường rất đa dạng và năng động, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển không chỉ về mặt học thuật mà còn về mặt cá nhân và xã hội. Dưới đây là một số hoạt động sinh viên năng động và sôi nổi thường thấy tại các trường Đại học Thương mại:

Sinh viên thường tham gia vào các câu lạc bộ dành riêng cho các ngành học khác nhau, như Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tiếp thị, Quản lý chuỗi cung ứng, v.v. Câu lạc bộ này cung cấp cơ hội cho sinh viên thực hành kỹ năng chuyên môn và tìm hiểu thêm về ngành họ đang theo học. Ngoài ra, Trường Đại học Thương mại thường tổ chức các cuộc thi kế hoạch kinh doanh, giải quyết vấn đề, thiết kế sản phẩm,... nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng làm việc nhóm của sinh viên. Các cuộc thi như “Tìm kiếm tài năng trẻ Logistics TMU” thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên toàn quốc. 

Không thể thiếu trong đời sống sinh viên là hoạt động xã hội và tình nguyện. Sinh viên Thương mại thường tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để đóng góp cho cộng đồng. Một số chương trình tình nguyện được tổ chức hằng năm là Mùa hè xanh, Đông ấm,...

Ngoài ra, Trường Đại học Thương mại còn tổ chức sự kiện để giới thiệu sinh viên với các doanh nghiệp và cơ hội thực tập, việc làm. Điều này giúp sinh viên có cái nhìn sâu hơn về thị trường lao động và xây dựng mối quan hệ trong ngành.

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

  • Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
  • Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
  • Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
  • Test trình độ tiếng Anh miễn phí
  • Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh

C. Thông tin tuyển sinh

1. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng phương thức xét tuyển theo quy định của Trường. 

Ngoài ra, đối tượng tuyển sinh được quy định cụ thể theo từng phương thức tuyển sinh. 

Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.  

2. Phương thức tuyển sinh

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Thương mại là 4.850.  

TMU xét tuyển đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức xét tuyển sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
  • Phương thức 2: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
  • Phương thức 3: Xét học bạ THPT với thí sinh trường chuyên, trọng điểm quốc gia
  • Phương thức 4: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp.

Thông tin chi tiết về các phương thức xem tại website của trường.

3. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

Thí sinh thỏa mãn các điều kiện sau đây được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào Trường Đại học Thương mại: 

(1) Tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; 

(2) Dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào áp dụng đối với từng phương thức xét tuyển 

(3) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; 

(4) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. 

4. Các ngành đào tạo, điểm chuẩn 

Các ngành Đại học Thương mại đào tạo hiện nay có đa dạng các hệ đào tạo, bao gồm đại học chính quy, văn bằng 2 (vừa học vừa làm, đại học liên thông), đào tạo quốc tế, đào tạo sau đại học và các chương trình đào tạo ngắn hạn khác. 

Trong đó hệ cử nhân gồm có 25 chuyên ngành, nổi bật nhất là các chuyên ngành thuộc Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketing, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử,… Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo những cử nhân ưu tú, với trình độ chuyên môn cao và bám sát kiến thức thực tiễn, tăng cơ hội cạnh tranh và hợp tác trong môi trường quốc tế, trường đã mở ra thêm các hệ đào tạo chất lượng cao ở nhiều ngành học. 

Điểm chuẩn trúng tuyển các chương trình đào tạo chuẩn, xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Trường Đại học Thương mại cụ thể tại đây

null

null

Như vậy, Trường Đại học Thương mại điểm chuẩn 2023 cao nhất năm nay là 27 điểm, ở 3 ngành: Marketing (Marketing thương mại), Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế) và Marketing (Marketing số).

Ngành lấy điểm chuẩn cao thứ hai là Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại) với 26,90 điểm.

Hai ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn) và Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại) với 24,50 điểm.

5. Học phí

Học phí Đại học Thương mại cập nhật mới nhất như sau:

  • Chương trình đào tạo chuẩn: Từ 23.000.000 – 25.000.000 đồng/năm học
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: Từ 31.250.000 – 33.495.000 đồng/năm học
  • Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp: 23.000.000 đồng/năm học

Mức tăng học phí tối đa không quá 10%/năm theo quy định

D. Review khoa Quốc tế Đại học Thương mại tốt nghiệp làm ngành gì, có dễ xin việc không?

Review khoa Quốc tế Đại học Thương mại gồm có 2 ngành là Kinh doanh quốc tế (chuyên ngành Thương mại quốc tế) và Kinh tế quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp khoa này có thể làm việc tại các vị trí và bộ phận như sau: 

- Bộ phận đề xuất chiến lược, chính sách, lên kế hoạch kinh doanh cho hoạt động thương mại quốc tế tại doanh nghiệp. 

- Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường, tìm kiếm và chăm sóc đối tác và khách hàng lĩnh vực xuất nhập khẩu.

- Bộ phận kiểm soát chất lượng, nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.

- Bộ phận mở rộng và quản lý mạng lưới phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.

- Bộ phận quản trị tài chính quốc tế.

- Bộ phận kiểm soát chống bán phá giá trong thương mại quốc tế.

- Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Các bộ phận thuộc chức năng, thẩm quyền quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) trong doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế. 

- Làm chủ các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế

- Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy về kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học…

- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

Trên đây là các thông tin review Đại học Thương mại tại Hà Nội. Nếu bạn đang có hứng thú với các chuyên ngành Kế toán, Thương mại cũng như lĩnh vực kinh doanh quốc tế, đừng ngần ngại ứng tuyển vào trường nhé. Chúc bạn sớm chạm tay vào cánh cổng đại học mơ ước của mình!

Từ khóa » Học Song Bằng Tmu