Review Khu Đại Nội Huế - Kinh Thành Huế (Hoàng Thành) 2021

Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế

Là vòng thành thứ 2 nằm bên trong Kinh thành Huế, Đại Nội Huế, hay Hoàng Thành Huế chính là nơi lưu giữ những dấu tích quan trọng trong việc bảo vệ cung điện, miếu thờ và Tử Cẩm Thành.

Nơi này cũng là một trong những điểm du lịch không thể bỏ lỡ trong chuyến đi đến Huế mộng mơ.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về khu Đại Nội Huế, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới.

Đại Nội Huế - Kinh thành Huế
Hình ảnh Đại Nội Huế – Kinh thành Huế (Lê Đình Hoàng)

Kinh thành Huế – Khu Đại Nội Huế ở đâu?

Đại Nội Huế (Hoàng thành Huế) nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.

Địa chỉ: Đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Google Maps

Phía Nam giáp với đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn, phía Bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ, phía Tây giáp với đường Lê Duẩn và phía Đông là đường Xuân 68.

Đại Nội Huế ở đâu? Kinh thành Huế
Hình ảnh Đại Nội Huế – Kinh thành Huế (Nguyen Ba Phuoc)

Hướng dẫn di chuyển đến Đại Nội Huế

Tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố Huế nên việc di chuyển đến khu Đại Nội Kinh thành Huế tương đối dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hay các phương tiện công cộng như xích lô, taxi, xe ôm đều được.

Hướng dẫn di chuyển đến Đại Nội Huế - Kinh thành Huế
Hình ảnh Đại Nội Huế – Kinh thành Huế (Lưu Thanh Xuân)

Giới thiệu về Đại Nội Huế – Lịch sử hình thành

Năm 1803 thời kỳ vua Gia Long lên ngôi và chọn vùng đất này làm thủ đô của triều đình nhà Nguyễn.

Sau 30 năm khởi công xây dựng, tổng thể công trình kinh đô mới chính thức được hoàn thành trọn vẹn.

Khu Đại Nội Kinh thành Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Khu Hoàng Thành gồm có Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Tử Cấm Thành là khu vực dành riêng cho vua và hoàng tộc, gồm Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu , Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Cung Diên Thọ…

Lịch sử hình thành Đại Nội Huế
Hình ảnh Hoàng thành Huế – Kinh thành Huế (Hoài Thanh)

Khám phá kiến trúc độc đáo của khu Đại Nội Kinh thành Huế

Không chỉ là nơi ghi đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc, khu Đại Nội Huế còn nổi tiếng với nét đẹp kiến trúc đáng tự hào. Đại Nội được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế, từng đường nét, cách thức trang trí đều làm toát lên vẻ trang trọng, tinh xảo.

Di tích bên trong Hoàng Thành khu Đại Nội Kinh thành Huế

Cổng Ngọ Môn – Kinh thành Huế

Ở Kinh thành Huế có 4 cổng, trong dó cổng Ngọ Môn là cổng chính, nằm ở phía nam, có vị trí nhìn ra sông Hương.

Tại cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó, cửa chính dành cho vua đi, hai cổng cạnh cửa chính dành cho các quan Văn và quan Võ. Hai cổng ngoài cùng là dành cho binh lính và ngựa đi theo. Tuy nhiên, cổng Ngọ Môn rất ít khi được sử dụng, chỉ mở khi có dịp đặc biệt hoặc nghi thứ quan trọng.

Khám phá kiến trúc độc đáo của khu Đại Nội Huế
Hình ảnh Hoàng thành Huế (Xuân Quang)

Điện Thái Hòa – Kinh thành Huế

Cùng với Sân Đại Triều Nghi, Điện Thái Hòa là nơi để tổ chức các buổi triều quan trọng của triều đình. Phía trong cùng của điện chính là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, ở vị trí ba tầng bệ gỗ. Mọi thứ ở đây đều được dát vàng rất sang trọng, bắt mắt.

Nơi đây được coi là điển hình nhất cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế, “nhà kép”, nghĩa là nhà nối liền nhà, mái nối liền mái. Chất liệu xây dựng chủ yếu là gỗ lim, mái điện, cột điện, tường… đều được điêu khắc hình rồng uốn lợn.

Di tích bên trong Tử Cấm Thành ở Khu Đại Nội – Kinh thành Huế

Đại Cung Môn – Kinh thành Huế

Đại Cung môn cũng gồm 5 gian 3 cửa, mặt sau có bên có hành lang, nối với Tả Vu, Hữu Vu. Tuy nhiên, công trình này hiện đã bị phá hủy trong chiến tranh, đang được Trung tâm bảo tồn Di Tích Huế nghiên cứu chuẩn bị phục dựng.

Tả Vu và Hữu Vu

Là hai tòa nhà, tả Vu và Hữu Vu nằm ngay đối diện điện Cần Chánh lần lượt dành cho quan Văn và quan Võ chuẩn bị nghi thức trước buổi thiết triều.

Điện Cần Chánh – Kinh thành Huế

Nằm thẳng hàng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, Điện Cần Chánh là nơi để vua thiết triều. Điện này được xem là điện có kết cấu gỗ đẹp và lớn nhất. 

Thái Bình Lâu – Kinh thành Huế

Nằm vè phái Đông Bắc của Đại Nọi Huế, Thái Bình Lâu là nơi vua nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách, uống trà. Khu vực này gồm hai phần gắn kết với nhau là Tiền Doanh và Hậu doanh. Đồ trang trí bên trong Thái Bình Lâu đều có giá trị lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam với các hoa văn họa tiết khảm sành sứ ấn tượng.

dai noi hue 08
Hình ảnh Kinh thành Huế (beanie.vivi)

Cung Diên Thọ – Kinh thành Huế

Nằm ở phía Tây Tử Cấm Thành, cung Diên Thọ là nơi ở của hoàng hậu cùng các thái hoàng thái hậu. Đây cũng được xem là công trình kiến trúc cung điện quy mô nhất còn sót lại tại cố đô Huế.

Sở hữu diện tích lên đến 17.500m2, Cung Diện Thọ là sự kết nối của nhiều công trình nhỏ như điện Thọ Ninh, Diên Thọ Chính điện, lầu Tịnh Minh… bằng các hành lang có mái che.

Mặc dù từ khi nhà Nguyễn sụp đổ vào năm 1945, dù các công trình khác bị phá hủy song toàn bộ khu vực cung Diên Thọ vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Bản đồ du lịch Huế – các lăng tẩm

bản đồ du lịch Huế
thuathienhue.gov

Sơ đồ Khu Đại Nội Huế và các điểm tham quan chính

Sơ đồ Khu Đại Nội Huế và các điểm tham quan chính
Sơ đồ Kinh thành Huế (thuathienhue.gov)

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?

Kinh thành Huế có tất cả 13 cửa thành. Trong đó, 10 cửa thành sẽ thông ra bên ngoài, 1 cửa thành nội bộ, 2 cửa thành đường thủy.

Cửa Đông Nam (cửa Thượng Tứ)

Cửa thành nằm góc Đông của Đông Nam Kinh Thành. Vòm cửa được xây dựng từ năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Triều đình nhà Nguyễn lập Viện Thượng Tứ chuyên trông coi ngựa cho vua ở đây nơi cửa thành gọi là cửa Thượng Tứ.

Cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn)

Cửa thành nằm ở phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh thành. Vòm cửa được xây dựng từ năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Tên lúc đầu là Thể Nguyên, sau vua Minh Mạng đổi thành Thể Nhơn. Dân gian gọi là cửa Ngăn do dân bị ngăn lại tại đây khi vua hoặc cung phi đi ra Phu Văn Lâu hoặc nhà Lương Tạ để hóng mát, tắm sông. Cửa đặt 4 khẩu súng thần công gọi là Tả đại Tướng quân.

Cửa Quảng Đức (cửa Sập)

Cửa nằm ở phía Nam của kinh thành. Tên được đặt theo chữ dinh Quảng Đức. Vòm cửa thành được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Trong trận lụt năm 1953, cả vòm và vọng lâu đều sụp hoàn toàn nên dân gọi là cửa Sập. Cửa được phục chế lại năm 1988 sau thời gian bị chiến sự năm 1968 phá hoại nặng nề. Cửa đặt 5 khẩu súng thần công gọi là Hữu đại tướng quân.

Cửa Chánh Nam (cửa Nhà Đồ)

Cửa cũng nằm ở phía Nam của kinh thành. Dân gian thường gọi là cửa Nhà Đồ do bên ngoài cửa có cục Thượng Ty (Đồ Gia), dịch ra là Nhà Đồ. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Cửa bị sụp năm 1953 do lũ lụt, sau này mới được phục dựng lại.

Cửa Tây Nam (cửa Hữu)

Cửa nằm ở phía Tây Nam của kinh thành. Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lây xây năm 1829. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất thành ra chiến khu ngoài Quảng Trị từ cửa này. Trong chiến tranh cửa thành bị sập và sau này mới được phục dựng lại.

Cửa Chánh Tây

Cửa nằm ở phía Tây của kinh thành, trên đường Thái Phiên. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Đây là nơi giao tranh ác liệt trong chiến sự năm 1968 nên bị tàn phá nặng nề. Sau này, cửa đã được phục hồi.

Cửa Tây Bắc (cửa An Hòa)

Cửa nằm ở góc Tây Bắc của kinh thành nối đường Tăng Bạt Hổ và Nguyễn Trãi. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây dựng năm 1831. Dân gian gọi là cửa An Hòa vì trước cửa thành là làng và chợ An Hòa.

Cửa Chánh Bắc (cửa Hậu)

Cửa nằm ở mặt sau của kinh thành nên được gọi là cửa Hậu. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1831. Sau chiến tranh, cửa bị tàn phá nặng nề và bị đóng kín suốt 120 năm. Năm 2004 cửa được khai thông sau khi thi công sửa chữa.

 

Cửa Đông Bắc (cửa Kẻ Trài)

Cửa nằm ở góc Đông Bắc của kinh thành, tọa lạc bên bờ sông Đông Ba. Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824 và là một trong 2 cửa được xây dựng vọng lâu sớm nhất. Dân bản địa gọi là cửa Kẻ Trài do có xưa có xóm Kẻ Trài trước cửa thành.

Cửa Chánh Đông (cửa Đông Ba)

Cửa thành ở phía chính Đông. Dân còn gọi là cửa Đông Ba do có pháo đài Đông Hoa từ thời Gia Long. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824. Năm 1885, chiến sự giữa Pháp và quân Triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy diễn ra ác liệt tại đây. Cửa bị sập phần vọng lâu và hư hại cửa vòm sau chiến sự năm 1968.

Trấn Bình Môn

Cửa này không thông ra ngoài mà dẫn đến Trấn Bình đài – pháo đài phòng thủ của kinh thành, nối 2 pháo đài Đông Bình và Bắc Định với nhau.

Tây thành thủy quan

Cửa dẫn nước từ sông Kẻ Vạn vào sông Ngự Hà đảm nhận nhiệm vụ thoát nước nội thành, là đường thủy để các ghe thuyền chở hàng về kinh thương. Cửa được xây dựng năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng.

Đông thành thủy quan

Đây là cửa dẫn nước từ Ngự Hà đổ ra sông Đông Ba. Cửa được xây dựng năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng.

Trải nghiệm hấp dẫn tại khu Đại Nội Huế

Tham quan Đại Nội Kinh thành Huế, đừng bỏ qua những trải nghiệm hấp dẫn dưới đây để chuyến đi thêm nhiều ấn tượng:

Chiêm ngưỡng hết những công trình đồ sộ của Kinh thành Huế

Được đánh giá cao về mặt kiến trúc, lịch sử và văn hóa, khu Đại Nội Huế nói riêng và cụm các di tích tiêu biểu cho các công trình triều Nguyễn khi được bố bố trí hài hòa vừa mang tính thẩm mỹ mà vẫn không xa rời nguyên tác. 

Trải nghiệm hấp dẫn tại Đại Nội Huế
Hình ảnh Khu đại nội Huế (Nguyễn Thái Quyên)

Không khí lễ hội Festival Huế

Được tổ chức 2 năm một lần, diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm, lễ hội Festival là một sự kiện văn hóa quy mô, được tổ chức nhằm để tưởng nhớ về những giá trị truyền thống của cố đô Huế.

Tại Festival Huế hằng năm sẽ diễn ra nhiều chương trình đặc sắc như Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và vinh qui bái tổ, lễ hội biển, lễ hội áo dài, thả diều, ngâm thơ… thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Đêm Hoàng Cung Huế

Diễn ra vào thứ 7 hàng tuần, đêm Hoàng Cung là một chương trình nghệ thuật nằm trong khuôn khổ của Festival Huế, với mục đích tái hiện vẻ đẹp của Đại Nội về đêm.

Giá vé tham quan khu Đại Nội – Kinh thành Huế

  • Giá vé cho người lớn: 120.000 đ/người.
  • Giá vé cho trẻ em: 30.000 đ/người.
  • Giá vé cho khách nước ngoài: 150.000 đ/người.
Giá vé tham quan khu đại nội Huế
Vé tham quan Hoàng thành Huế (Nguyễn Thái Quyên)

Giờ mở cửa khu Đại Nội Huế

Giờ mở cửa tham quan Đại Nội Huế quy định như sau:

  • Giờ mở cửa vào mùa hè: 6h30 – 17h30.
  • Giờ mở cửa vào mùa đông: 7h00–17h00.

Kinh nghiệm du lịch khu Đại Nội Huế

Đến khu Đại Nội Huế, du khách lưu ý những vấn đề sau để chuyến đi thêm thuận lợi: 

  • Chuẩn bị cho mình trang phục thoải mái, giày dép dễ đi và nước uống
  • Không được tùy tiện dẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép.
  • Đi nhẹ nói khẽ và không làm ồn trong lăng.
  • Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.

Xem thế:

  • Khám phá Huế: Tất cả những thông tin, địa điểm du lịch nổi bật
  • Review cầu Tràng Tiền: Cây cầu biểu tượng, chứng nhân lịch sử của xứ Huế
  • Khám phá lăng vua Minh Mạng, Huế
  • Khám phá lăng vua Tự Đức Huế

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Từ khóa » Sơ đồ Tham Quan Kinh Thành Huế