Review Khu Vực Quận 5
Có thể bạn quan tâm
Đường xá quận 5
“Những con đường nối liền đông tây”
Diện tích quận không phải là lớn nhất trong nội thành, nhưng là nơi gắn liền nhiều quận khác. Những con đường có lớn, có nhỏ, một đại lộ Đông Tây liên kết các tuyến đường huyết mạch. Nếu cách đường Hùng Vương, đường Nguyễn Chí Thanh về hướng tây bắc thì quận giáp quận 10 và quận 11 và dọc đường Nguyễn Văn Cừ, kênh Bến Nghé thì giáp lần lượt quận 1 và quận 4. Còn quận 8 thì chỉ cách quận một con kênh Tàu Hủ thông qua cầu Chà Và, cầu Nguyễn Tri Phương và cầu chữ Y. Đặc biệt, không thể thiếu người anh em quận 6 với ranh giới tại: đường Nguyễn Thị Nhỏ, đường Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn. Ngoài ra, dọc trên địa bàn quận chính là một phần đại lộ Võ Văn Kiệt – đại lộ Đông Tây. Đúng như tên gọi, đại lộ đã khiến quận 5 trở thành mảnh đất thông thương và phát triển bậc nhất tại thành phố.
“Giá trị ở những con đường huyết mạch”
Từ xưa đến nay theo lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn, lúc nào cũng gắn liền với khu vực Chợ Lớn này. Sau hơn 30 năm chuyển biến, quận 5 luôn giữ vững tốc độ phát triển cao hằng năm, không những về kinh tế, mà còn ở trật tự an ninh, văn hoá và giáo dục. Quận 5 được xem là trung tâm thương mại quan trọng với nhiều chợ lớn nhất cả nước – vừa bán sỉ, bán lẻ, vừa toả đi buôn bán khắp mọi nơi. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng, nhiều dự án căn hộ cao cấp được hình thành. Hiện nay, giá nhà mặt tiền, phố là 285 triệu/m2, giá căn hộ trên 52 triệu/m2, giá nhà hẻm, ngõ là 162 triệu/m2 và giá nhà đất khoảng 57 triệu/m2. Những con đường then chốt và sở hữu giá nhà đất cao như: đường An Bình, đường An Dương Vương, đường Châu Văn Liêm, đường Hồng Bàng, đường Hùng Vương, đường Lê Hồng Phong, đường Nguyễn Biểu, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Tri Phương, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Trần Bình Trọng, đường Trần Hưng Đạo và đường Vũ Chí Hiếu. Điều này, đã góp phần đô thị hoá, thay đổi cảnh quan quận theo chiều văn minh, hiện đại hơn và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Cây xanh và công viên quận 5
Tuy không sở hữu nhiều công viên lớn trong thành phố, nhưng quận 5 có nhiều công viên mang quy mô vừa và nhỏ. Những công viên này không chỉ nhiều cây xanh, không khí thoáng đãng là nơi tập thể dục, vận động hằng ngày, mà còn là nơi vui chơi, giải trí của người dân. Ta có thể kể tên nhiều công viên như: công viên Âu Lạc, công viên Hoà Bình, công viên Dạ Trạch và công viên Văn Lang.
Bên cạnh đó, đường xá ở địa bàn quận luôn trải dài những hàng cây xanh mướt, rợp bóng mát cho người tham gia giao thông. Nhiều tuyến đường được người dân chọn mỗi khi di chuyển đến những nơi khác cũng vì lẽ thế. Đường An Dương Vương, đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Nguyễn Biểu, đường Trần Phú chính là những cung đường có mật độ cây xanh nhiều nhất quận. Không những thế, tại đây có khá nhiều bệnh viện lớn và trong khuôn viên luôn có mật độ cây xanh khá cao, phủ xanh cho toàn quận.
Kiến trúc quận 5
“Những công trình kiến trúc hoài cổ, gắn liền với lịch sử nước nhà”
Quận 5 được xem là nơi toạ lạc của nhiều di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật từ thời xa xưa. Đây là nơi có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố và nhiều địa điểm thu hút khách du lịch. Điển hình là ngôi nhà số 5 đường Châu Văn Liêm – nơi Nguyễn Tất Thành đã sinh sống sau khi rời khỏi Dục Thanh và trước khi Bác lên đường sang Pháp vào ngày 5/6/1911. Di tích là căn nhà phố, có cửa kéo bằng sắt, nền được lát gạch bông, lớp mái ngói âm dương. Nơi đây có một lầu và cũng là nơi trưng bày những hình ảnh liên quan đến Sài Gòn xưa. Di tích luôn mở cửa để đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Những địa điểm thu hút khách du lịch khác có thể kể đến như: Công viên nước Đại Thế Giới cùng với Trung tâm văn hoá quận 5 – là nơi tổ chức lễ hội Nguyên Tiêu hằng năm, Thương xá Đồng Khánh, Khách sạn Winsor Plaza, Hùng Vương Plaza. Đây cũng là nơi toạ lạc của nhiều trường trung học nổi tiếng như: trường Phổ thông năng khiếu, trường chuyên Lê Hồng Phong; những trường đại học lớn như: đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đại học Sài Gòn, đại học Khoa học – Tự nhiên. Điểm chung của những ngôi trường kể trên chính là kiến trúc xây dựng hình thành từ thời Pháp thuộc, sau nhiều lần tu sửa thì vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc.
“Một Hong Kong bên hông Chợ Lớn”
Cái tên Chợ Lớn đã gắn liền với quận 5 qua biết bao thế hệ, là cách gọi trìu mến về khu phố người Hoa – ChinaTown này. “Hong Kong bên hông CHợ Lớn” đã gợi đến những nét kiến trúc Á Đông, lối sống của dân cư người Hoa gắn kết với công trình kiến trúc đi vào sử sách. Quận 5 có nhiều ngôi chợ lớn như: Chợ Kim Biên đầu mối cho nhiều mặt hàng về hoá phẩm, Chợ An Đông lưu giữ phong cách bán buôn của người Hoa, Chợ Soái Kình Lâm chợ vải lớn nhất nơi thị thành, thì Chợ Bình Tây luôn giữ vị trí chủ chốt, quan trọng nhất khi nhắc đến. Không chỉ là ngôi chợ lớn, đầu mối của nhiều mặt hàng như chợ Bến Thành, cũng không vì đây là nơi thông thương buôn bán với nhiều nước xóm giềng, mà vì đây là ngôi chợ lớn tuổi nhất, thu hút nhiều du khách đến tham quan nhất và là niềm tự hào to lớn của người dân nơi đây. Toạ lạc ngay tại khu vực Chợ Lớn xưa, vì thế Chợ Lớn trở thành tên gọi không chính thức của ngôi chợ này. Ngôi chợ sau nhiều lần trùng tu thì vẫn giữ nét ban đầu: hình chữ nhật với 12 cổng, lối kiến trúc Á Đông dung hoà kỹ thuật phương Tây.
Cũng ở “bên hông” này, nhiều ngôi chùa, hội quán nổi tiếng được ra đời, không thể không kể đến: Hội quán Nhị Phủ - miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn. Là một trong những di tích cấp quốc gia, một ngôi miếu có lịch sử lâu đời của người Hoa, là nơi thờ cúng tín ngưỡng, quy tụ và tương trợ lẫn nhau của những người Hoa gốc Phúc Kiến. Miếu mang nét cổ kính với kiến trúc hình Ấn, các dãy nhà liên kết với nhau thành hình chữ “Khẩu” hoặc chữ “Quốc”, giữa là thiên tỉnh – giếng trời. Điều đặc biệt ở miếu còn nằm ở mái ngói màu xanh, hình thuyền, với nhiều hoạ tiết cá chép, rồng. Không chỉ nổi bật về kiến trúc mà miếu còn là nơi ca ngợi nghệ thuật thư pháp, chạm gỗ với 14 câu đối, 30 hoành phi, cùng những tượng thần, thánh được làm bằng thạch cao hoặc gỗ.
Dọc theo đường Hải Thượng Lãn Ông, cũng chính là khu phố cổ - con phố thuốc bắc lâu đời nhất, lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ độc đáo nhất. Vừa mang nét kiến trúc Pháp vừa mang nét Hoa. Khi đi trên khu phố, ta sẽ cảm nhận rõ ràng mùi thuốc bắc thoảng hương đặc trưng và lan toả khắp phố.
Ẩm thực quận 5
“Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1”
Đến nơi đây, ta luôn cảm nhận được nét khác biệt rất riêng, vừa cổ kính, vừa thơ mộng, vừa Á Đông, ta như lọt vào giữa vùng đất Trung Hoa. Chính vì thế, ẩm thực nơi đây mang nhiều màu sắc người Hoa, người Tàu. Vào sáng sớm, hãy ghé Hào Sĩ Phường – một con hẻm có kiến trúc độc đáo để thưởng thức vị cà phê đắng, mua một đấu đậu phộng nấu của một cụ bà bán chục năm trời trước hẻm, vừa bùi bùi mà nhâm nhi. Ngồi và lắng nghe thị thành từ từ thức giấc, nghe tiếng xe cộ vang nơi phố phường.
Quận 5 thu hút nhiều thực khách sành ăn lựa chọn làm nơi lắp bụng. Đã tới đây mà bạn không hài lòng về đồ ăn thì thật rất khó. Nhiều hàng quán với nhiều món ăn đặc trưng của người Việt, dù rất ngon nhưng sao bạn không dành bụng để thưởng thức những món Tàu. Buổi sáng, dimsum là sự lựa chọn phù hợp nhất. Từ những viên xíu mại, há cảo, cho đến tiểu long bao, từ các món hủ tiếu cá cật, tàu hủ ky chiên giòn cho đến chân gà tàu xì, bánh bao xá xíu. Những món ăn chỉ cần nghe tên cũng đã khiến ai cũng thèm thuồng. Với các quán nổi tiếng dimsum như: Tiến Phát, Quảng Ký. Hủ tiếu sa tế, hủ tiếu dê, hủ tiếu hồ cũng là món ăn Tiều, Quảng Đông làm chộn rộn tâm trí của nhiều thực khách. Nếu hủ tiếu sa tế gồm vị cay tê tê đầu lưỡi cùng vị bùi của đậu phộng xay nhuyễn, hủ tiếu dê là vị ngọt, thơm của từng thớ thịt với sự dai, dẻo của sợi hủ tiếu. Cuối cùng, hủ tiếu hồ lại gồm vị chua chua, ngọt ngọt của cải chua cùng nước súp được ninh từ lòng, bao tử, quyết thì ai mà có thể cưỡng được.
Món ăn của quận 5 còn nổi tiếng, gia truyền ở những món ăn vặt. Từ món chè, món bánh truyền thống cho đến món lẩu. Nhắc đến chè, món ăn tươi mát của dân Nam Bộ ra thì bạn chắc chắn phải thưởng thức món chè trứng và đu đủ tiềm. Trứng là thực phẩm vừa ngon, vừa bổ dưỡng nấu cùng trà thảo mộc, món đu đủ thì giòn tan cạnh vị đường phèn. Nếu đã yêu mến chè thị hai vị chè trên vừa lạ, vừa mát sẽ khiến bạn mỉm cười. Các quán chè lâu đời như: chè Hà Ký, chè cột điện cạnh chợ Đại Quang Minh Những món bánh truyền thống như: bánh hẹ, bánh củ cải ăn kèm trứng chiên, chấm vào nước mắm làm theo kiểu người Hoa là sự kết hợp vị giác tuyệt vời. Những món ăn khác bạn cũng nên thử là: lẩu sa tế uyên ương, mì cà ri cá viên.
Dân cư quận 5
“Người Hoa hào sảng, chất phác, ồn ào”
Nếu người Nam bộ nói chung là những người thân thiện, dễ mến, dễ chịu thì dân quận 5 cũng có những điều đấy. Đồng bào người Hoa sống ở quận 5 rất nhiều, nhiều đến nỗi mà cả con phố, con đường đều vang tiếng nói của người Quảng Đông, người Tiều, người Phước Kiến. Chính vì vậy, gọi dân quận 5 là dân người Hoa cũng không sai. Họ luôn là những người hào sảng, thích nói lớn tiếng. Nói lớn không phải để át giọng người khác hay đang cảm thấy bực bội, mà đó chẳng qua là “đặc tính” bẩm sinh. Họ nói lớn đến nỗi có khi cả xóm đều có thể nghe được. Không những vậy, họ cũng rất “nhiều chuyện”, chuyện nhà người khác cũng cố gắng nghe, tìm hiểu và từ đs dẫn đến nhiều tính huống dở khóc dở cười. Họ thân thiện và dễ cảm mến trước những người vừa gặp – đặc biệt là người Hoa giống họ.
Được mệnh danh là có tài kinh doanh bậc nhất. Vì vậy, họ giỏi trong việc buôn bán, kinh doanh. Trong lịch sử, cộng đồng này đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Dân quận 5 cũng là người giỏi nấu ăn, những món ăn của họ đều rất ngon, mang những vị mùi đặc trưng riêng. Họ chú tâm rất nhiều vào hình thức và cả mùi vị. Đặc biệt, nếu được mời đến nhà người Hoa ăn cơm, bạn hãy khen những món ăn của họ thật chân thành, ăn nhiều hơn hai chén cơm, họ sẽ rất quý bạn.
Tóm lại, quận 5 vẫn mang hơi xưa, vẫn dáng dấp của một trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, vẫn nhiều ngôi chợ, trường học, khu di tích lịch sử cũ xưa. Cùng những con người nơi đây với màu sắc đa dạng, hiền lành, vui tính đọng lại trong lòng ta một niềm tự hào.
Từ khóa » địa Chỉ Quận 5 Sài Gòn
-
-
Quận 5 Có Gì Chơi? Khám Phá 8 địa điểm CỰC VUI “quên Lối Về”
-
Tất Tần Tật Về Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh - Bách Khoa Land
-
Các địa Chỉ Cần Biết - UBND QUẬN 5
-
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN 5 TPHCM & THÔNG TIN QUY ...
-
Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bản đồ Quận 5 TP HCM – Cập Nhật Mới Nhất - Blog HomeNext
-
Danh Sách Những Tên Đường Ở Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bỏ Túi Ngay 7 địa điểm Vui Chơi Nổi Tiếng ở Quận 5 - Blog Rever
-
Phố Tàu Sài Gòn (Chợ Lớn Quận 5) - Hồ Chí Minh - Tripadvisor
-
10 Chốn Vui Chơi Nổi Tiếng ở Quận 5 Giúp Bạn Thư Giãn
-
Danh Sách Công Ty Tại Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Danh Sách Công Ty Tại Phường 5, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bản Đồ Quận 5 TP HCM - Nhà Phố Đồng Nai