Review Lịch Trình 7 Ngày Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Có thể bạn quan tâm
i khoảng 19 triệu cho 2 người trong 7 ngày ở Phượng Hoàng Cổ Trấn và Trương Gia Giới, 2 bạn trẻ yêu du lịch Duy Anh và Chi Kim thực sự đã có một quãng thời gian khó quên trong đời.
Xem thêm: Du lịch Trung Quốc
Review lịch trình 7 ngày du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới cực chi tiết
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 | Tổng chi phí cho chuyến đi | Tàu xe | Khách sạn | App cần tảiChúng mình đi Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn đợt đầu tháng 3 vừa rồi không phải là mùa cao điểm của nơi đây (mùa cao điểm rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 11), tuy nhiên khi nhìn lại cả chuyến hành trình thì đây quả là một quyết định đúng đắn. Đợt mình đi thời tiết hơi thất thường một chút, nhiệt độ trung bình là khoảng 10 độ, lúc mưa phùn, lúc lạnh 7-8 độ, lúc nắng, lúc sương, hơi khó chịu chút nhưng coi như được trải nghiệm cả 4 mùa ở đây luôn rồi. Ngoài chuyện đó ra thì mọi thứ đều tuyệt vời, các điểm mua vé tàu không bị đông; các điểm tham quan không bị quá tải nên ngắm cảnh thích hơn, không gian chụp ảnh nhiều, không bị rối; sương mù bảng lảng lên ảnh rất “deep”, người dân thân thiện, nhiệt tình…
Lịch trình chi tiết
* Ngày 1: Hà Nội – Nam Ninh
– 21h18: Tàu khởi hành trong khi vé ghi 21h20, nên mọi người rút kinh nghiệm đến sớm chút nha. Khi lên tàu, mình phải đưa vé quyển cho phụ tàu để đổi lấy vé thẻ. Tất cả các khoang trên tàu này đều là nằm mềm, có đèn đọc sách, ổ điện. Một lúc sau có anh phụ tàu người Trung Quốc vào nói 1 tràng tiếng Trung nhưng mục đích chỉ đơn giản là muốn kiểm tra hộ chiếu thôi.
* Ngày 2: Nam Ninh – Trương Gia Giới
– 1h: Đến ga Đồng Đăng, anh phụ tàu sẽ đến các khoang gọi mọi người dậy “Khuấy tran lợ” (Đến ga rồi). Sau đó, mọi người mang hết hành lý xuống làm thủ tục xuất cảnh rồi lại lên tàu đợi đến 2h45 tàu mới tiếp tục chuyển bánh.
– 3h30: Đến ga Bằng Tường – Trung Quốc, lại mang hết hành lý xuống làm thủ tục nhập cảnh. Đến đây người Việt phải điền vào form thông tin nhập cảnh màu vàng có chữ ARRIVAL. Khi Hải quan Trung Quốc kiểm tra xong cũng là lúc mình được lên tàu yên ổn ngủ đến 10 rưỡi sáng hôm sau.
– 10h30 giờ Trung Quốc (GMT+8): Đến ga Nam Ninh, sau đó lấy vé đã đặt online từ Nam Ninh – Trương Gia Giới và mua luôn vé tất cả các chặng chiều về, bao gồm Hoài Hoá – Nam Ninh và Nam Ninh – Hà Nội. Lưu ý: Chỉ có thể mua vé tàu liên vận Nam Ninh – Hà Nội tại ga Nam Ninh, còn các vé tàu nội địa có thể mua tại bất kỳ ga nào ở Trung Quốc.
– 11h00: Đi mua sim Trung Quốc và tìm khách sạn. Đối diện cổng ra của ga tàu (chếch về bên trái) có một số cửa hàng bán sim, vào hỏi người ta “Tien khoa khả” hoặc đưa người ta xem chữ này 电话卡 là người ta hiểu. Mua loại hơn 100 tệ thì mới có 3G. Còn khách sạn ở đây không phải cái nào cũng cho người nước ngoài ở, khách sạn mình ở cách ga khoảng 200m, ở đến 4h chiều là 100 tệ, nhưng phải đặt cọc 100 tệ nữa là 200 tệ (sẽ được trả lại khi checkout).
– 12h: Đi ăn ở một quán ngay gần khách sạn, có món bún ốc chân ngan 9 tệ rất ngon.
– 16h: Trả phòng ra ga, mua bánh bao với mấy đồ ăn vặt ở tạp hoá trong ga, bánh bao nhân thịt rất ngon (8 tệ 6 cái).
– 16h50: Tàu khởi hành đến Trương Gia Giới. Chặng này mình mua vé nằm cứng, nhưng đấy là một quyết định sai lầm. Toa nằm cứng có 3 tầng, tầng 2 – 3 rất thấp, không ngồi thẳng người được, may mà lấy được 1 vé nằm tầng 1 nên còn có chỗ ngồi tâm sự ăn uống với nhau. Một điều kinh khủng nữa là các khoang của toa nằm cứng không có cửa ra vào, nên người nằm bên trong người đi bên ngoài nhìn rõ nhau mồn một, chăn chiếu cũng bẩn, toa đông nên nhiều mùi rất khó chịu.
– Trên tàu có bán đồ ăn và hoa quả. Hoa quả 10 tệ/3 bọc. Mì ăn liền 6 tệ/hộp (nước sôi có sẵn ở cuối mỗi toa).
* Ngày 3: Trương Gia Giới
– 8h30: Đến ga Trương Gia Giới.
– 12h: Mọi người có thể bắt taxi vào trung tâm thành phố chơi hết 7,5 tệ. Ở trung tâm rất sầm uất, có nhiều hàng ăn và một khu shopping như kiểu Zone 9. Bọn mình đã mạo hiểm chọn 1 quán nhìn có vẻ sang trọng ở trên tầng 2 của 1 toà nhà vì nghĩ trông quán “sang chảnh” thế này chắc đồ ăn cũng chất lượng, nhưng ăn không ngon. Nếu các bạn không muốn mạo hiểm thì ở đó có KFC với McDonald’s nha.
Khu trung tâm đó không lớn lắm, nhưng cũng đủ chỗ để chụp ảnh sống ảo, bên cạnh cầu có mấy shop quần áo, hàng ăn vặt với Gongcha được bán trong 1 cái quầy xe đẩy rất nhỏ. À còn có cả Miniso nữa, đồ trong đấy nhiều với hay hơn Miniso Việt Nam.
Ngày 4: Thiên Môn Sơn – Phượng Hoàng Cổ Trấn
Lưu ý: Mặc thật ấm, dán miếng dán giữ nhiệt, mang mũ, đi giày chống trơn trượt. Có hôm trời nhiều sương mù từ trên cao không nhìn rõ cảnh vật bên dưới, chính là hôm mình đi, nhưng mình vẫn thấy đẹp kiểu ma mị huyền bí.
– 8h30: Bọn mình ra ga cáp treo để lên núi Thiên Môn. Có 1 trạm trung chuyển (Lower station) nên mọi người đừng xuống trạm đó vội nha, còn trạm cuối nữa. Lên đến trạm cuối (Upper station), dù bọn mình đã mặc rất ấm và dán cả miếng dán giữ nhiệt rồi nhưng suýt quay về vì “lạnh không thể chịu được”. Trên đấy người ta bán cả áo mưa, vì không thể chịu được cái lạnh nên bọn mình đã mua mỗi đứa 1 cái (8 tệ).
Có 3 đường để đi chơi trên núi Thiên Môn: West line, Middle line và East line, bọn mình chọn West vì ngắn hơn. Đi một đoạn sẽ gặp chiếc cầu kính huyền thoại, phải trả thêm 5 tệ/người thì mới được đi trên cầu, không thì có lối khác để đi.
Đi một đoạn nữa sẽ gặp rừng ước (Forest of Wish) mua 1 miếng vải đỏ với giá 5 tệ, viết điều ước của mình lên xong buộc lên cây, đi một đoạn nữa sẽ có chị Hằng Nga đang ngồi chơi đàn tranh trong làn sương mù giữa núi non hùng vĩ rất thú vị. Xong còn có một cái cầu dây gỗ bắc qua 2 ngọn núi, mê cung, cầu tình yêu, cáp treo ngắm cảnh và 1 ngôi chùa siêu đẹp ở điểm cuối của West line. Đến điểm cuối này, nếu bạn nào không mang đồ ăn từ nhà đi thì có nhà hàng tên là Cherry bán mì thịt băm, bánh bao, há cảo, đồ xiên nướng ăn cũng ngon vì lúc đấy quá đói và lạnh.
– 13h30: Sau khi ăn xong, bọn mình lại theo bảng chỉ dẫn West line đi theo lối cũ để xuống ga cáp treo. Ai có thời gian có thể theo lối East line xuống.
– 14h: Đến ga cáp treo (Upper station), đi khoảng 20 phút xuống chân núi rồi về khách sạn lấy đồ ra bến xe buýt.
– 15h30: Xe khởi hành từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.
– 19h30: Đến bến xe Phượng Hoàng Cổ Trấn. Từ chỗ này có thể đi bộ đến cổ trấn được (1-2km).
20h: Về khách sạn, tụi mình được các nhân viên cực kỳ thân thiện ở đây giới thiệu nhà hàng lẩu cá nổi tiếng tại cổ trấn, sau khi ăn xong thì tiếp tục đi dạo phố và kết thúc ngày đầu tiên tại Phượng Hoàng Cổ Trấn trong một quán cà phê nhạc sống nhẹ nhàng.
Ngày 5: Phượng Hoàng Cổ Trấn
Mình không biết dùng từ nào để miêu tả vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn nữa, chỉ biết là gặp nhiều cảnh mình chỉ giơ máy lên chụp vu vơ thôi mà về khoe mấy người bạn ai cũng đều trầm trồ khen “đẹp như tranh vẽ”. Đi dọc 2 bờ sông Đà làm mình có cảm giác đang đóng phim cổ trang và cổ trấn này rộng hơn mình tưởng tượng rất nhiều. Chỉ đến khi nhìn đồng hồ thấy 5h chiều thì mới quyết định dừng chân tại một quán cà phê ngắm hoàng hôn buông trên Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Buổi tối đi ăn cơm rang thịt lợn xông khói gần hostel (món này nhiều chỗ bán) xong đi mua quà cho mọi người, sau đó mình đi ăn xiên nướng và cuối cùng là đi uống bia ở một cái pub chơi nhạc ballad.
Ngày 6: Phượng Hoàng Cổ Trấn – Hoài Hoá – Nam Ninh
Sáng sớm tụi mình chủ yếu đi chụp hình và phát hiện ra hostel mình ở có sân thượng view rất đẹp, chụp hình xong xuôi tụi mình xuống trả phòng, gửi nhờ vali ở hostel rồi đi ăn bữa cuối cùng thật no nê. Bữa cuối được ăn lẩu thập cẩm, có thịt lợn xông khói, lòng cá, lạp xưởng và các loại rau củ ngon lắm, ăn xong tụi mình tiếp tục đi uống Gongcha.
14h30: Về hostel lấy hành lý bắt taxi ra ga Phượng Hoàng Cổ Trấn, bạn nhân viên còn đưa ra hẳn đường lớn để bắt xe hộ. Đi từ đó đến bến xe hết 10 tệ. Đến nơi mua vé đi Hoài Hoá (đọc là Khoái Khoa) khởi hành 15h. Chuyến cuối cùng là 16h30 nhé.
16h: Đến bến xe Hoài Hoá. Trước khi đi mình quên mất không tra đường từ bến xe đến ga nên phải vừa đi vừa hỏi người dân, các bạn nhớ tra đường đi trước khi khởi hành nhé.
21h16: Tàu khởi hành từ Hoài Hoá về Nam Ninh. Trên tàu có bán mì và cũng có nước sôi nên bạn không cần quá lo lắng về việc ăn uống.
Ngày 7: Nam Ninh – Hà Nội
9h: Đến ga Nam Ninh. Lại thuê khách sạn hôm trước ở vì tối tàu mới chạy tiếp. Gần khách sạn đó có hàng bánh bao ngon bổ rẻ nhớ mua mỗi người 10 cái để mang lên tàu ăn tối vì tàu này không bán đồ ăn.
18h5: Tàu khởi hành về Hà Nội.
Review chi phí
Chi phí cho 2 người tổng cộng: 19 triệu đồng
Visa: 67 USD/người, 134 USD/2 người = 3 triệu đồng
Liên hệ anh Tuấn: 093 6686 086 để làm visa nhanh gọn lẹ nha.
Lưu ý:
– Mình có tham khảo giá của một số bên nữa nhưng toàn 75 USD trở lên, thậm chí còn thu thêm phí với những bạn nào chưa xin visa Trung Quốc bao giờ. Chỗ mình làm thu đồng giá 67 USD đối với visa du lịch Trung Quốc, thủ tục đơn giản, chỉ cần hộ chiếu, 2 ảnh thẻ nền trắng không để mái, bắt buộc phải bỏ kính và chứng minh thư photo không cần công chứng.
– Nên làm vào thứ 2 vì quá trình xin visa thường sẽ mất khoảng 4 ngày nên thường là thứ 6 mới có.
– Visa đi Trung Quốc sẽ hết hạn sau 3 tháng kể từ ngày cấp visa.
– Nên làm visa trước khi đi 2 tuần.
Tàu xe
– Tàu Hà Nội – Nam Ninh: 810.000 đồng/người x 2 = 1.620.000 đồng, mua ở 86 Lê Duẩn. Bạn nhớ mang theo hộ chiếu đã có visa đi Trung Quốc, ngồi đợi khoảng 20-30 phút là lấy luôn được vé, không thì hôm sau quay lại lấy cũng được.
– Tàu Nam Ninh – Trương Gia Giới: 200 tệ/người = 400 tệ, đặt vé online trên website: https://www.travelchinaguide.com/china-trains/, chọn From Nanning, To Zhangjiajie, thanh toán qua Paypal. Sau khi trả tiền, nhân viên phòng vé sẽ email yêu cầu mình up ảnh hộ chiếu + forward hoá đơn Paypal, mọi người nhớ làm theo là xong thủ tục, rất đơn giản.
– Xe buýt Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn: 80 tệ/người x 2 = 160 tệ (nhờ chủ khách sạn mua dùm được luôn nha).
– Taxi Phượng Hoàng – bến xe Phượng Hoàng: 10 tệ.
– Xe buýt Bến xe Phượng Hoàng – Hoài Hoá: 40 tệ/người x 2 = 80 tệ, ra bến xe mua trực tiếp.
– Tàu Hoài Hoá – Nam Ninh: 263 tệ/người x 2 = 526 tệ (mua được ở tất cả các ga tàu ở Trung Quốc), mình mua tại ga Nam Ninh lúc đến.
– Tàu Nam Ninh – Hà Nội: 215 tệ/người x 2 = 430 tệ, lưu ý cái này chỉ có thể mua được ở ga Nam Ninh nha.
* Kinh nghiệm khi mua vé tàu ở Trung Quốc: Trước khi đi Trung Quốc, viết vào giấy hoặc note điện thoại tên ga đi và đến, ngày tháng khởi hành để có thể đưa cho nhân viên quầy vé, người ta nhìn vào sẽ hiểu và xuất vé cho mọi người.
Ví dụ: 怀化 - 南宁 2017年03月16日, nghĩa là Hoài Hoá – Nam Ninh đi ngày 16/3/2017
* Tên một số ga tàu bằng tiếng Trung:
Gia Lâm: 家林 (Jiālín), đọc là Chia Lín
Hà Nội:河内 (Hénèi), đọc là Khứa Nây
Nam Ninh:南宁 (Nánníng), đọc là Nán Nính
Trương Gia Giới:张家界 (Zhāngjiājiè), đọc là Trang Chia Chiệ
Phượng Hoàng cổ trấn:凤凰古城 (Fènghuáng gǔchéng), đọc là Phâng Khoáng Củ Trấng
Hoài Hoá:怀化 (Huáihuà), đọc là Khoái Khoạ
Cát Thủ:吉首 (Jíshǒu), đọc là Chí Sẩu
Tổng chi phí đi lại: 2.099 tệ = 6,9 triệu (khoảng 3,5 triệu/người)
Khách sạn
– Trương Gia Giới: 120 tệ/1 đêm. Liên hệ a Tháng qua Wechat 1 tuần trước khi đến Trung Quốc qua số điện thoại: +86 137 6218 6070, sử dụng tiếng Anh.
– Phượng Hoàng Cổ Trấn: 258 tệ/2 đêm. Số điện thoại: +86 185 7433 9740 (A Chin)
– Nam Ninh: 200 tệ/2 ngày
Tổng chi phí khách sạn: 578 tệ = 1,9 triệu/2 người
Ăn, chơi, mua quà
– Cáp treo Thiên Môn Sơn: 420 tệ
– Ăn uống, mua quà: 1.800 tệ
Tổng chi phí ăn chơi: 2.220 tệ (7,3 triệu)
App điện thoại cần tải
– Nói và dịch (Cực kỳ cần thiết đối với những bạn không biết tiếng Trung, nói tiếng Việt vào mic, sau đó app sẽ dịch và nói lại bằng tiếng Trung).
– AccuWeather (Dự báo thời tiết).
– Betternet (Phần mềm giúp bạn vào được Facebook ở Trung Quốc).
– Wechat (hầu như người Trung Quốc nào cũng dùng app này để giao tiếp với nhau chứ Viber, Zalo, Facebook, thậm chí cả Google đều bj chặn hết).
– Pleco (từ điển Trung – Anh, một số từ dịch không đúng lắm).
Hướng dẫn đặt Tour Trung Quốc 6N5Đ: Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới – Thiên Môn Sơn:
– Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.
– Đặt online và xem lịch trình chi tiết TẠI ĐÂY.
Từ khóa » đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Bằng Tàu
-
Từ A Đến Z Kinh Nghiệm Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc - Klook
-
Chi Phí đi Phượng Hoàng Cổ Trấn 2021 Hết Bao Nhiêu Tiền
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Tự Túc Phượng Hoàng Cổ Trấn Đẹp...
-
Hướng Dẫn đường đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn - Du Lịch Chất
-
Mách Cả Nhà Kinh Nghiệm Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Mùa ...
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn 4 Ngày 3 đêm Tiết Kiệm ...
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc
-
Bỏ Túi Kinh Nghiệm Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Từ A đến Z - Vntrip
-
Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn 8/2022 Kinh Nghiệm Từ A-Z
-
“Vẽ đường Cho… Bạn Chạy”, Lịch Trình Du Lịch Phượng Hoàng Cổ ...
-
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn - Du Lịch Việt
-
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Tour Trương Gia Giới Giá Rẻ 8/2022
-
Cách đi Phượng Hoàng Cổ Trấn: Những điều Bạn Cần Biết! - XIMGO
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc Từ A đến Z