Review Phân Tích Phim Ex Machina: Thông Minh Hay Khôn Lỏi?
Ex Machina (Người Máy Trỗi Dậy – 2015) là phim giả tưởng về AI – trí thông minh nhân tạo, “nhân tạo” là do con người tạo ra, vậy khi xem xét về trí tuệ của AI, chúng ta cũng đang phân tích về trí tuệ của chính mình. Có rất nhiều bài viết về phim này, phần lớn họ lo lắng cho tương lai của loài người, và bởi vì đó là chuyện ở tương lai nên sự lo lắng đó giống như bọt xà phòng vậy, vừa xuất hiện thì “bùm” vỡ toang. Còn với tôi, những chuyện giống như trong phim thì nó đã diễn ra rồi, nó đã có vào khoản 2000 năm trước hoặc lâu hơn nữa. Bài này sẽ có 2 phần là phụ và chính, giải thích phim cho rõ ràng dễ hiểu và phân tích thông điệp, mọi người cứ yên tâm, Chí Blog không phải là nơi tổng hợp những ý tưởng đã có sẵn và bị khám phá từ những bài viết khác. IMDb 7.7 , nhớ xem phim trước nhé, sau đó so sánh những gì bạn hiểu với bài viết để xem chúng ta có đồng cảm với nhau không.
Giải thích phim
Phim kể về Caleb – nhân viên lập trình được chọn là người tham gia vào dự án hoàn thiện AVa (AI) của Nathan, nếu bạn đã xem phim, hẳn sẽ biết mọi chuyện diễn ra trong vòng 7 ngày với 7 giai đoạn khác nhau. Ở gần cuối phim, khi sự thật phơi bày, nó sẽ cho bạn hiểu toàn bộ về nội dung, nên xét về cơ bản thì phim cũng không khó hiểu cho lắm. Ờ thì nó giống như tảng băng trôi, phần nổi trên mặt nước thì ai cũng đều thấy cả, vậy phần chìm thì sao? Hoặc thứ ta thấy là hình ảnh bên ngoài, còn kết cấu phía bên trong thì sao? Nathan (N) đã cho chúng ta biết 5 mục đích tương ứng.
Giai đoạn 1: Sự tự nhận thức (N), đó là quá trình tiếp xúc giữa Caleb và Ava. Khi nhìn vào 2 cá thể, chúng ta thấy được vẻ ngoài của họ, Caleb là một con người và tự do, Ava là một bộ máy và bị cầm tù. Hãy ghi nhớ điều này.
Giai đoạn 2: Trí tưởng tượng (N), Caleb và Ava tiếp tục trò chuyện và họ bắt đầu trở nên thân thiết, khi Ava nói rằng “cô ấy” không hiểu bức tranh đã vẽ có ý nghĩa gì, Caleb đã dạy cho Ava hiểu về tính mục đích và sự tự do trong chọn lựa khi vẽ tranh. Về phần ngược lại, Ava tìm hiểu những chi tiết cá nhân của Caleb, “cô ấy” có đủ “thông minh” để nhận ra khi Caleb nói dối, nên anh ấy đã nói thật, nếu Ava thật sự khôn ngoan thì “cô ấy” sẽ học được điều này. Cúp điện, Ava đã nói lên sự thật về Nathan, và bằng cách đó Ava đã gieo và lòng Caleb sự nghi ngờ tạo ra sự chia rẽ giữa 2 con người với nhau, nếu Caleb tinh ý, hẳn anh ấy nên hiểu rằng Ava đã học được sự lừa dối từ con người là Nathan, khi bị theo dõi, Ava khác với khi “cô ấy” không bị theo dõi.
Nathan đã hỏi Caleb những gì diễn ra lúc cúp điện, Caleb đã nói dối, sự chia rẽ đã có hiệu quả. Ở giai đoạn này, Nathan cũng đề cập đến những thiết bị mà con người đang sữ dụng, bằng sự thu thập thông tin, bản tính người dùng đã bị lột trần, đó là những gì đang diễn ra trong hiện thực, giống như cách Ava dựa vào đó để phán định Caleb nói dối hay nói thật.
Giai đoạn 3: Sự vận động (N), bằng cách vẽ những cây cối trong lồng kính, Ava gieo vào lòng Caleb sự xót thương khi chỉ ra rằng “cô ấy” đang bị cầm tù, bằng cách mặc quần áo, Ava gợi lên những cảm xúc về ham muốn xác thịt, bằng việc nói đến cuộc đi dạo, Ava khiến Caleb tin vào một tương lai đầy hứa hẹn và sinh ra những ảo tưởng.
Điều thú vị trong giai đoạn này là khi Caleb hỏi Nathan rằng cảm xúc của Ava có phải được lập trình sẵn hay không, thì câu trả lời nhận được là “không”. Đó thật ra chỉ là một lời nói dối, vì mục đích trong cuộc thí nghiệm của Nathan là xem Ava có lợi dụng được Caleb để thoát ra hay không, việc Nathan chọn Caleb chỉ vì muốn biến anh ấy thành mồi nhử Ava. Nó cũng giống về chuyện bức tranh, cuộc trò chuyện đó chẳng qua để chúng ta hiểu rằng, mọi thứ được tạo ra đều có tính mục đích của nó, nếu không thì thứ được tạo thành sẽ chẳng có ý nghĩa gì nữa. Như vậy, kết hợp mục đích thí nghiệm của Nathan + biểu hiện tình cảm của Ava (dành cho Caleb) + việc Ava do Nathan tạo ra, thì chúng ta được kết luận là cảm xúc của Ava là giả và nó được lập trình, tuy nhiên nó không mang tính trực tiếp mà là gián tiếp, nói chính xác hơn, nó gián tiếp bởi sự dối trá hoặc sự mô phỏng con người.
Giai đoạn 4: Tính dục (N), khi Caleb nói về thí nghiệm căn phòng trắng đen và phía bên ngoài đầy màu sắc, Caleb đang dạy cho Ava hiểu về giá trị của cảm xúc – thứ phân biệt trí tuệ máy móc với con người, một trí tuệ có nhận thức thật sự chứ không phải sự mô phỏng, được thể hiện ở việc nó có cảm xúc hay không. Cúp điện lần nữa, Ava nói mục đích tạo ra việc ngắt điện là “để chúng ta có thể thấy chúng ta cư xữ thế nào khi không bị theo dõi”, đây là một câu nói vô cùng chính xác, nhưng các bạn đã thấy gì? Ava vẫn đang nói dối để lợi dụng Caleb, trong khi đó Caleb thì luôn thật lòng. Nghĩa là từ đầu đến cuối, Ava chỉ học được một thứ duy nhất, đó là sự mô phỏng, vì nó không hiểu được những gì đang diễn ra, nó biết Caleb ngày càng tin tưởng nó, nhưng nó không thật sự thấu hiểu về những cảm xúc đó, nên nó vẫn chỉ là một cái máy thôi.
Giai đoạn 5: Sự cảm thông (N), với tất cả những gì đã diễn ra, không khó để chúng ta hiểu Caleb đã bị tác động như thế nào, từ việc không biết gì về Ava, Caleb đã có tình cảm với Ava và có được sự cảm thông với “cô ấy”, sâu sắc đến nỗi anh ấy nghĩ rằng bản thân có thể cũng là một AI như Ava.
Tổng kết: qua 5 giai đoạn, các bạn nhận ra điều gì? Có đúng như những gì Nathan đã nói, thí nghiệm đã thành công? Trước khi nói thành công hay thất bại, chúng ta phải xem lại định nghĩa về AI. Trước tiên AI là trí tuệ do con người tạo ra, thứ 2 là nó phải đạt được sự tự nhận thức về trí thông minh và cảm xúc giống như con người. Trong trường hợp này, Ava chỉ đạt được 1/2, đó là về trí thông minh, còn cảm xúc thì chỉ là sự mô phỏng chứ không có sự thấu cảm.
Ý nghĩa thông điệp
Qua 5 giai đoạn, sau những gì đã diễn ra, chúng ta thấy được 2 quá trình trái ngược nhau, quá trình thứ nhất là Caleb từ tiếp xúc đã tiến đến tình yêu và mang đến sự tự do cho Ava, quá trình thứ 2 là Ava từ một bộ máy đã mô phỏng vẻ ngoài thành một con người hoàn hảo và đạt được tự do. Chỉ là có điểm khá buồn cười (cười), quá trình thứ 2 đã tạo ra một cái bẫy chết người dành cho nhiều người xem phim. Ava có thật sự tự do không? Không!
Bạn có đang tự hỏi 2 giai đoạn sau mang ý nghĩa gì? Tôi đặt tên cho giai đoạn 6 là “sự thật”, vì nó cho chúng ta thấy nhiều sự thật, đó là sự độc ác và vô cảm của Nathan, với việc làm thí nghiệm, anh ta biến một con người là Caleb và một AI thành những con chuột trong phòng thí nghiệm. Nathan nghĩa mình là Thượng Đế, nhưng sự thật là anh ta không phải Thượng Đế, anh ta chỉ là một con chuột tự tạo ra cái mê cung rồi tự nhảy vào và cuối cùng biến thành chuột chết (cười). Nathan chết bởi một sản phẩm do anh ta tạo ra, cũng độc ác và vô cảm.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Giai đoạt 7 được tôi đặt tên là “vòng lặp”, tại sao? Chúng ta thấy gì sau khi Ava thoát ra khỏi phòng thí nghiệm? Ava bước vào thiên nhiên đầy màu sắc rực rỡ, “cô ấy” say mê ngắm nhìn, sau đó “cô ấy” lên trực thăng và bước vào xã hội loài người. Trong cảnh cuối bạn thấy gì nào? Trên con đường có nhiều người bước đi nhưng chúng ta không thấy được mặt họ, Ava giống như một con chuột, sau khi thoát khỏi cái mê cung nhỏ thì nhảy ngay vào một mê cung lớn hơn với nhiều chuột hơn, ý nghĩa của kết phim là thế.
Sau khi xem phim, nhiều người lo lắng cho tương lai của loài người, tôi thì nghĩ khác, tôi nghĩ là tôi nên lo lắng cho bản thân mình thì đúng hơn, chẳng lẽ không ai thấy là chúng ta đang bị biến thành một đàn chuột trong phòng thí nghiệm sao? Các thiết bị theo dõi, công cụ tìm kiếm, hệ thống truyền thông, hệ thống giáo dục … mọi thứ. Những công cụ ấy hướng đến đâu là chúng ta xếp thành hàng dài để lao đến đó, có giống cách mà Nathan đã làm với Caleb không nào? Nhờ vào việc nắm rõ bản tính con người, Ava khiến Caleb tin tưởng và yêu “cô ấy”, vậy những kẻ nắm giữ các công cụ điều khiển thế giới này, họ làm được việc đó không? Họ dư sức để làm, họ tạo ra một sản phẩm, họ khiến chúng ta yêu sản phẩm đó, thế là chúng ta làm việc như nô lệ để có tiền mua sản phẩm đó, chúng ta có nhận ra điều đó không? Không!
Bạn nghĩ Ava là một AI trong tương lai và trong phim? Không đâu, chúng ta là Ava đấy, thế hệ con cháu chúng ta là Ava đấy. Bạn đang thấy những gì đang diễn ra trong thế giới nào? Hãy bước vào nhà sách, những cuốn dạng như “đọc vị con người” , “bí quyết làm giàu” , “bí quyết lừa tình (cười)” , đó không phải là những điều mà AI đã được học sao? Thế giới này đang biến con người thành những AI mang hình dáng con người, Ava đắp hết thứ này đến thứ khác lên người và giống như người, nhưng tất cả đều là đồ giả. Bằng cách học lấy sự giả dối, những đứa trẻ sau khi lớn lên cũng toàn mang đồ giả.
Bàn luận một chút về tự do, Ava thoát khỏi phòng thí nghiệm nhờ 2 yếu tố, thứ nhất là trí thông minh, thứ 2 là tình yêu của Caleb, chỉ cần thiếu 1 trong 2 thì kết quả sẽ thất bại. Nhưng sau khi tự do, Ava đã loại bỏ ngay Caleb, vậy khi bước vào một mê cung lớn hơn, ai sẽ giúp Ava thoát ra lần nữa? Không ai cả! Những việc Ava đã làm thì được Nathan công nhận là tuyệt vời, là trí tuệ, riêng với tôi thì đó chỉ là sự khôn lỏi mà thôi.
Hãy xem xét thêm về sự khôn ngoan nhé, bối cảnh ban đầu là bị cầm tù, sau khi trải qua 5 yếu tố mà Nathan chỉ ra, Ava thành công trong sự dối trá, thành công lừa tình Caleb và được tự do, sau đó loại bỏ tình yêu, lúc này, sự khôn ngoan được đánh đồng với khả năng lừa dối. Nếu chúng ta đặt bối cảnh ban đầu trong sự tự do, thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Có phải 5 yếu tố đó sẽ giúp một người máy vô cảm trở nên biết yêu? Và khi ấy Ava mới đúng thật là một AI hoàn hảo giống hoàn toàn với con người. Gạt chuyện AI sang một bên, xã hội mà chúng ta đang sống là nơi con người đang cầm tù lẫn nhau, vợ chồng cầm tù nhau, cha mẹ cầm tù con cái, thể chế cầm tù dân chúng, nền giáo dục cầm tù học sinh, các tập đoàn cầm tù người tiêu dùng. Thế là mỗi người chúng ta sữ dụng hầu hết trí tuệ vào việc cầm tù người khác (như Nathan) và cố gắng giải phóng bản thân khỏi các nhà tù (như Ava). Ôi, chúng ta quá khôn ngoan đúng không nào? Thay vì trao cho nhau tình yêu và hạnh phúc, chúng ta dành cả đời để tạo và tháo xiềng xích.
Phân tích về tựa phim
Nhờ đọc một số bài khác, tôi biết về khái niệm Deus Ex Machina, vài người bảo rằng bộ phim được đặt tên Ex Machina nghĩa là “chẳng có Thượng Đế nào cả”. À mà bạn có biết tại sao thế giới của chúng ta lại trở nên như thế này chăng? Vì trong chúng ta có rất nhiều người tin rằng “chẳng có Thượng Đế nào cả”, nói như thế sẽ đụng chạm đến những bạn theo chủ nghĩa vô thần và vấn đề tự do tín ngưỡng, vì thế tôi sẽ tiếp cận theo hướng khác, tôi không nói về Thượng Đế như là một thực thể hay đại ngã, tôi nói Thượng Đế như là một biểu tượng, đó là biểu tượng cho chân lý (sự thật) tuyệt đối, sự công bằng tuyệt đối, tình yêu tuyệt đối, sự bất tử, hạnh phúc thật.
Từ Deus không có trong tựa phim là vì … người ta đã giết mất Thượng Đế rồi còn đâu! Ở phần giải thích tôi có nói về những điều mà Caleb đã mang đến cho Ava, anh ấy giúp Ava hiểu về tự do, sự thật, cảm xúc, sự đồng cảm, tình yêu, sự giải phóng, sự hy sinh (khi Caleb giải phóng Ava nghĩa là đang hy sinh tương lai của anh ấy). Nhưng đáp lại, Ava đã giết Caleb, điều đó có giống như cách mà con người đã giết Đức Jesus cách đây 2000 năm không? Đó có phải là một hành động giết Chúa?
Hoặc việc Nathan nghĩ rằng anh ta là Thượng Đế, thì chính trong cách tạo ra một sản phẩm là Ava giống với bản chất anh ta, là dối trá – độc ác – vô cảm, thì định mệnh của vị “Thượng Đế” này là sẽ bị “đứa con” giết chết, giống như thần Cronus bị con mình là Zeus giết chết (thần thoại Hy Lạp). Hoặc nói cách khác, khi con người tự xem bản thân là Thượng Đế, thứ đang chờ họ trong tương lai chính là cái chết.
Tại sao bộ phim chia làm 7 giai đoạn trong 7 ngày? Chúng ta nhớ gì về chuyện 7 ngày? Đó là 7 ngày Thiên Chúa tạo ra thế giới này – trong Sáng Thế Ký. Bộ phim đã châm biếm về sự sáng thế của Nathan khi anh ấy nghĩ mình là Thượng Đế, không phải châm biếm Kinh Thánh đâu nhé. Sau 6 ngày, mọi sự đã hoàn tất, ngày thứ 7 là để nghỉ ngơi, Nathan đã nghỉ ngơi trong cái chết, Ava nghỉ ngơi vĩnh viễn trong cái mê cung rộng lớn hơn và không bao giờ thoát ra được, vì “cô ấy” đã bỏ lại vị “Chúa cứu thế” ở sau lưng. Ava gần như bất tử và chỉ chết khi tận thế, vậy Ava cũng là biểu tượng cho cả loài người.
À! Deus Ex Machina nghĩa là “một thiết bị cốt truyện, theo đó một vấn đề dường như không thể giải quyết được trong một câu chuyện đột nhiên và được giải quyết đột ngột bởi một sự kiện bất ngờ và không thể xảy ra” – Wikipedia, tức vấn đề chỉ có thể giải quyết khi có sự can thiệp của thần thánh. Như vậy, Ex Machina nghĩa là vấn đề không thể giải quyết, vì con người đã giết chết vị thần, hoặc họ không tin là có thần thánh, hoặc họ xem họ là thần nhưng thực chất họ là những con chuột trong mê cung hoặc là bản thân cái “cái vấn đề không thể giải quyết” đó. Giống cái kết phim tôi đã chỉ ra hen.
Nếu suy luận rộng hơn, phim phê phán luôn cả thuyết tiến hóa. Khi con người đặt niềm tin vào thuyết tiến hóa, những gì diễn ra trong tương lai sẽ y như trong phim, Nathan – loài người sẽ bị Ava – giống loài mới giết chết và thay thế. Nathan tin vào thuyết tiến hóa và cho rằng sự thay thế là không thể tránh khỏi và hiển nhiên là anh ấy không tránh khỏi cái chết. Đố các bạn là trong lịch sử của loài người thì ai có niềm tin cực đoan vào thuyết tiến hóa? Đó là Hitler, niềm tin về một dân tộc thượng đẳng, và ông ta tìm giết người Do Thái – dân tộc đặt niềm tin lớn nhất vào Thượng Đế, tất nhiên vấn đề này còn nhiều sự phức tạp khác mà tôi chưa đủ trình độ để bàn luận sâu hơn.
Xã hội của chúng ta đang vận hành chủ yếu bởi niềm tin vào thuyết tiến hóa, “cá lớn nuốt cá bé” , “đấu tranh sinh tồn” , “khả năng thích nghi” , “sự cân bằng”. Có vẻ như chúng ta rất giỏi trong những việc này, nhờ thế mà sự tàn phá môi trường thiên nhiên cũng cân bằng với sự đói khát của chúng ta, chúng ta cũng rất biết “thích nghi” – giống Ava, giai cấp lớn nuốt giai cấp bé, và dùng chiến tranh để mang đến “sự sống” cho nhau, giai cấp lớn cân bằng với khả năng lừa dối và giai cấp bé cân bằng với sự dốt nát. Có lẽ sự mĩa mai đến đây là đủ rồi.
Nói tóm lại, việc chúng ta tin vào điều gì sẽ mang chúng ta đến một tương lai tương ứng, phim vẽ lên một màu sắc u ám trong tương lai, nếu bạn tin bản chất chúng ta là như vậy, tương lai sẽ như vậy, nếu bạn nghĩ rằng phim cho ta thấy bóng tối để biết quý trọng ánh sáng thì hãy cố gắng hướng về ánh sáng mà đi, cuối cùng bạn sẽ bước ra khỏi bóng tối. Chuyện chỉ đơn giản thế thôi!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Phim theo hướng ngược lại, từ AI trở thành một con người:
Người 200 Tuổi – Bicentennial Man (1999): giá trị của một con người
Wall-E (2008): sự tiến hóa … ngược
Phim có cùng đạo diễn:
Mã Lệnh Chết Người – DEVS (2020): tự do hay tất định ?
Vùng Hủy Diệt – Annihilation (2018): ung thư hay tiến hóa?
………………..
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Nâng Cấp – Upgrade (2018): nâng cấp hay hạ cấp?
Kẻ Mất Trí Nhớ – Memento (2000): vật lưu niệm của tử thần
Đời Sống Thượng Lưu – La grande bellezza (2013): ta thấy gì khi cúc áo cô gái mở ra?
Cô Gái Mất Tích – Gone Girl (2014): sự hoàn hảo dối trá
Quái Xế – Taxi Driver (1976): chứng nhân thời đại
12 Năm Nô Lệ – 12 Years a Slave (2013): nhìn lại lịch sử
Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi
Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách
Ngày Tận Thế – Melancholia (2011): nỗi u sầu ẩn giấu
Chuyến Tàu Băng Giá – Snowpiercer (2013): sự cân bằng dối trá
The Truman Show (1998): … quyển lịch phát sóng đâu rồi?
Facebook CommentsAbout Author
Minh Chí
Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất “đỉnh” là được!
See author's posts
Từ khóa » Ex Machina Tóm Tắt
-
Review Phim Ex Machina: Nỗi ám ảnh đến Từ Tương Lai - ELLE Man
-
Review - 'Ex Machina' – Lời Cảnh Báo Cho Tương Lai Loài Người
-
Mất Ngủ Xem Ex Machina (xong Khỏi Ngủ Luôn) - Spiderum
-
Tóm Tắt Phim: NGƯỜI MÁY SIÊU PHÀM - EX MACHINA
-
Nhận Xét Và Tóm Tắt Phim Ex Machina (2015) - Que De Series
-
NGƯỜI MÁY SIÊU PHÀM - EX MACHINA | Review Phim Plus P(140)
-
Ex Machina (phim) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phim: EX MACHINA (Đạo Diễn: Alex... - Metacritic Việt Nam | Facebook
-
Phim Khoa Học Viễn Tưởng Kinh Điển| Tóm Tắt Phim: EX MACHINA
-
Tóm Tắt Phim: NGƯỜI MÁY SIÊU PHÀM | Review Phim Plus P(140)
-
Ex Machina: Lời Tự Vấn Về Bản Chất Con Người
-
Cô Gái Người Máy Có Đôi Tay Kinh Tởm - Tóm Tắt Phim - Review
-
Cô Gái Người Máy Có Đôi Mắt Kinh Tởm - Tóm Tắt Phim - Kenhnews
-
Cô Gái Người Máy Có Đôi Tay Kinh Tởm - Ex Machina - Seo4Passion