Review Phim Pan's Labyrinth (2006): Những Người Lớn "trẻ Con"

Pan’s Labyrinth – Mê Cung Thần Nông có IMDb 8.2, nội dung là sự kết hợp của hiện thực – thần thoại – kinh dị. Đây là một bộ phim mang tính khiêu chiến đối với khả năng tư duy của tôi như bộ The Witch. Tôi đã xem Pan’s Labyrinth vài lần cách đây 2 năm nhưng chẳng hiểu gì thêm ngoài những gì mà phim cho ta biết. Biết nội dung và hiểu thông điệp là 2 cấp độ nhận thức khác nhau nhé các bạn, và tôi đang tự hỏi là xã hội chúng ta đang có bao nhiêu người thật sự xem trọng cấp độ sau? Nhớ xem phim trước khi đọc bài nếu bạn muốn thử khả năng tư duy bản thân. Tôi xin nhắc lại là nếu bạn không cố gắng nâng cao nhận thức thì đến một ngày nào đó bạn khó có thể thưởng thức trọn vẹn những bộ phim nghệ thuật mang tính trừu tượng.

Phim là sự xen lẫn giữa 2 câu chuyện, cuộc chiến chống Phát Xít ở Tây Ban Nha 1944 và cuộc phiêu lưu của cô bé Ofelia, cả 2 đều âm u và máu tanh như nhau. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy sự tương đồng giữa hiện thực và cổ tích. Điều đáng nói là phim này dùng rất nhiều biểu tượng mang tính ẩn dụ có thể khiến bạn nhức óc. Khởi đầu là lời kể về một công chúa lạc khỏi thế giới trong lòng đất, khi bước ra ngoài, mọi thứ đã khiến công chúa quên mất đường trở về và từ đó trở thành con người với bệnh tật và cái chết, nhưng vị vua cha luôn mong chờ ngày trở về của linh hồn đứa con thất lạc. “Thế giới trong lòng đất” thì bạn có thể hiểu đó là nơi giống như thiên đường hạnh phúc, nơi linh hồn ẩn sâu trong thân xác con người hướng tới. Khi được mẹ yêu cầu Ofelia kể cho đứa trẻ đang nằm trong bụng nghe chuyện cổ tích, Ofelia đã kể câu chuyện sau, trên một đỉnh núi có đóa hoa mang đến sự bất tử, nhưng vây quanh núi lại phủ đầy gai, và vì con người sợ hãi đau đớn cũng như hiểm nguy nên đóa hoa ấy đang dần úa tàn.

Giải mã các biểu tượng:

Cây sồi: mẹ thiên nhiên ; con cóc: những kẻ tham lam, quý tộc, đại tư bản, siêu tập đoàn ; chìa khóa vàng: công cụ, công nghệ ; con dao: quyền lực ; con quỷ: lực lượng tay sai, những kẻ canh giữ của cải, bọn chúng có mắt nhưng chỉ biết dùng nó cho mục đích tàn bạo ; viên phấn: sự học hỏi, nền giáo dục ; quyển sách: trí tuệ , những bài học kinh nghiệm ; những thiên thần nhỏ: người tốt, người dẫn đường ; Thần Nông: tư tưởng con người, vừa là hiện thân của một vị thần, vừa là hiện thân của quỷ dữ ; bức tượng đá: nền văn minh xưa cũ; hình nhân ngâm trong sữa: phép màu.

Như vậy, giờ đây cuộc phiêu lưu của Ofelia đang kể cho ta nghe một câu chuyện hoàn toàn khác, đó không còn là một câu chuyện cổ tích huyền ảo, mà là câu chuyện về toàn bộ loài người, là một biên niên sử về con người. Khi sống trong hiện thực đau khổ, Ofelia muốn tìm đến thế giới trong lòng đất, nơi chỉ có hạnh phúc; để được điều đó thì Ofelia phải hoàn thành 3 kỳ công. Mẹ của Ofelia trách mắng cô bé về việc vẫn tin vào những chuyện thần thoại không có thật, rằng sao cô bé không chịu lớn. Nhưng ở một góc nhìn khác, như câu chuyện hiện thực đang diễn ra, chỉ một sự sơ xuất nhỏ trong hành động giống của Ofelia là phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người và của vị bác sĩ tốt bụng, như 2 thiên thần nhỏ làm mồi cho con quỷ.

Nhờ vào chiếc chìa khóa, viên phấn và quyển sách mà Ofelia tìm được con dao nhưng cô bé lại giao nó cho Thần Nông. Nhờ vào giáo dục, vào những bài học trí tuệ, con người đã dành lại quyền lực cho mình, nhưng than ôi! Họ ngây thơ khác chi những đứa trẻ, giao ngay quyền lực ấy vào tay những kẻ độc tài như Hiler, như viên đại úy, để rồi cái giá phải trả là vô cùng đắt.

Bạn có nhớ cây sồi bị chẻ làm 2, hoặc ý nghĩa biểu tượng của Thần Nông? Nó có liên quan mật thiết đến kỳ công thứ 3 mà Ofelia phải vượt qua. Mưu cầu hạnh phúc của con người là không có sai, cái sai ở chỗ vài kẻ muốn hy sinh người khác để họ được hạnh phúc. Giống như tư tưởng của con người vậy, giống như những điều Hitler đã nói, ông ta vẽ lên một thế giới ấm no, người ta xem ông như thần thánh, nhưng thật ra phía sau vẻ thần thánh và những lời nói bóng bẩy đó là bóng dáng của một con quỷ, là sự tàn bạo, là chết chóc. Giờ hãy nhớ tiếp cảnh khi Ofelia lấy con dao, sau khi phạm sai lầm do tham ăn, cô bé chạy ngang qua một đống những chiếc giày, nghĩa là trước cô bé thì đã có hằng biết bao Ofelia khác phải trả giá, và cái sai lầm ấy đã lặp lại biết bao lần. Chúng ta cũng vậy, lịch sử cứ lặp đi lặp lại, máu của người vô tội cứ tuôn ra, sai lầm nối tiếp sai lầm.

Kết phim cho thấy Ofelia đã chọn lựa đúng khi bảo vệ đứa em chứ không hiến tế nó, dù phải hy sinh chính bản thân mình. Nếu Ofelia lựa chọn giết em, cô bé đã không còn là công chúa – là con cái của vị vua nước thiên đàng, khi ấy cô đã hoàn toàn lạc mất bản thân và biến thành loài người. Để trở về với vua cha thì cần những giọt máu tinh khiết, đó là máu của Ofelia, còn nếu dùng máu của đứa em thì đó là máu của hành vi tội ác. Loài người cũng thế, nếu tất cả con người đều giống như Hitler, muốn hạnh phúc bằng cái chết của đồng loại thì thế giới này hết đường cứu chữa. Sau sai lầm, con người đã chống lại Hitler và những người như ông, chống lại con quỷ trong tư tưởng, dòng máu tinh khiết đã đổ, nhờ vậy loài người có hòa bình, có hạnh phúc … trong khoản thời gian nào đó.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Mặt khác, kết phim, khi Ofelia gặp vua cha, đó cũng là câu trả lời cho kiếp sống con người trên trần thế. Tất cả những gì chúng ta trải qua như sai lầm, hạnh phúc, khổ đau, cám dỗ … đều là những thử thách để tìm về chốn bình an hạnh phúc. Có người lạc mất, có người tìm về, và mọi sự nằm trong cách lựa chọn của mỗi người.

Lúc này tôi đang tự hỏi là thế giới ngày nay còn có bao nhiêu công chúa như Ofelia, còn tin tưởng vào phép màu, muốn tìm về với vua cha và dũng cảm bảo vệ đứa em vô tội? Bao nhiêu người còn tỉnh thức để giữ chặt trong tay “viên phấn”, “chìa khóa”, “quyển sách”, “con dao” , “đôi mắt” trên đầu,… để bảo vệ sự sống của thế giới này? Còn bao lâu cho chúng ta trong Mê Cung Thần Nông để tìm được lối về?

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

………………..

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Phù Thủy – The Witch (2015): nơi mà cái ác thành hình Lễ Hội Đẫm Máu – Midsommar (2019): bóng tối giữa bông hoa Di Truyền – Hereditary (2018): chúng ta là vật chứa Sự Im Lặng Của Bầy Cừu – The Silence of the Lambs (1991): người, cừu, và nhộng Kẻ Đâm Lén – Knives Out (2019): có những cách hợp pháp để làm điều đó!

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, và giới thiệu với bạn bè về Chí Blog (Facebook) .

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất “đỉnh” là được!

See author's posts

Từ khóa » Phim Mê Cung Thần Nông Nội Dung