Review Phim The Wild Pear Tree: Loài "xương Rồng" Trên đồi Hoang
Có thể bạn quan tâm
The Wild Pear Tree (Cây Lê Dại – 2018) là phim tâm lý – hiện thực (chua chát) cực kỳ khó “gặm” của Thổ Nhĩ Kỳ với thời lượng 188 phút. Phim dành cho người muốn suy ngẫm về bản chất cuộc sống chứ không phải xem để giải trí. Phải nói là phần lớn các phim của Thổ Nhĩ Kỳ đều “khó xem” và thường tạo ra tâm lý ức chế đối với khán giả, nhưng cũng chính vì thế mà nền điện ảnh của nước này khá thường xuyên đoạt được giải gì đó từ những LHP được tổ chức ở châu Âu. Nói thật là tôi cũng không mặn mà lắm đối với thể loại hiện thực này, vì xem xong rất mệt, tuy nhiên cái gì có giá trị thì chúng ta cần phải công nhận dù thích hay không. Đối với phim này, nếu ai đó có thể kiên trì sau 3 tiếng (cùng với sự ức chế) và phải hiểu phim thì sẽ thấy kết phim cực kỳ có ý nghĩa, và tôi thích phim vì thấy Chí Blog cũng giống Cây Lê Dại (cười). IMDb 8.1
Phim kể về Sinan là một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học sư phạm và có tham vọng trở thành nhà văn, anh ấy cũng đã hoàn thành tác phẩm của chính mình là Cây Lê Dại, anh ấy muốn tìm nhà tài trợ để xuất bản cuốn sách. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp
Phân tích ý nghĩa thông điệp
Để hiểu phim này vừa dễ lại vừa khó, dễ ở phần hiện thực cuộc sống mà phim trình bày rất rõ ràng cho bạn thấy, khó là ở đoạn kết phim, chỉ khi người xem đạt được mức độ nhận thức nhất định thì mới hiểu nó một cách chính xác và rõ ràng. Nói thật thì bài này sẽ diễn giải cho bạn hiểu điều đó, nó dễ hiểu nhưng hiểu cho sâu sắc thì khó lắm. Chìa khóa cho phim này là tựa phim và “hiện thực”.
Trước tiên chúng ta nói về tác phẩm Cây Lê Dại của Sinan, thị trấn quê hương của anh ấy có thể xem như một khu du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ, và với mô hình “con ngựa gỗ” thì chúng ta có thể đoán rằng tiền thân của nó chính là thành Troy danh tiếng trong thần thoại Hy Lạp hoặc sẽ liên quan phần nào. Nhưng tác phẩm của Sinan không nói về di tích hoặc lịch sử của thị trấn, mà mô tả về những vẻ đẹp bình dị hoặc thói hư tật xấu có trong cuộc sống của người dân xứ này, trong chuỗi các câu chuyện thì có phần tả về những cây Lê dại thường mọc cô độc trên những ngọn đồi hoang đầy sỏi đá; những ngọn đồi này hầu như chỉ có cỏ dại mọc được, nhưng thỉnh thoảng sẽ mọc lên một cây Lê dại. Dù chúng ta không biết tác phẩm của Sinan hay hoặc dở, nhưng đánh giá đầu tiên là tác phẩm này có rất ít giá trị thương mại, nó giống với thể loại phim nghệ thuật dành cho việc tranh giải.
Phần lớn thời lượng phim tả quá trình Sinan tìm tài trợ để xuất bản tác phẩm. Sinan đến gặp ngài thị trưởng, mọi việc diễn ra vô cùng thuận lợi, ngài thị trưởng bảo rằng nhân viên chính phủ ngày nay cần phải ở gần dân chúng hơn để có thể thấu hiểu họ, nên khi ai đó cần gặp thì không hẹn trước vẫn có thể trò chuyện và trình bày vấn đề với ông ấy, tiến xa hơn nữa là ngài thị trưởng tháo bỏ luôn cửa phòng như thể hiện sự rộng mở. Chỉ có điều, khi Sinan trình bày cuốn sách của anh ấy thì ngài thị trưởng hỏi rằng tại sao nó không viết về lịch sử hoặc các khu du lịch ở thị trấn, như vậy thì sẽ có ích hơn cho việc quảng bá về du lịch, hoặc ít ra thì viết về những nhân vật nổi tiếng của thị trấn như cách truyền bá nền văn hóa sở tại đối với thế giới. Nghĩa là ông thị trưởng muốn cuốn sách phải mang đến lợi ích thực tế đối với thị trấn, do đó ông ta không thể dùng kinh phí đang có để tài trợ Sinan được. Lời ông thị trưởng nói có hợp lý không? Cũng hợp lý hen!
Sau đó ngài thị trưởng giới thiệu cho Sinan về một ông chủ lớn, nghe đâu ông ta đọc nhiều sách và từng tài trợ cho nhiều người. Điều gì đã xẩy ra khi Sinan gặp ông chủ lớn này? Sự việc cũ đã tái diễn, ông ta cũng hỏi xem quyển sách viết gì, và hỏi tại sao không viết về những “thế mạnh” của thị trấn, ông ta bảo rằng … ừ thì cuộc sống của dân chúng cũng có nhiều cái đẹp đấy, nhưng ai sẽ quan tâm những điều đó? Và cuộc trò chuyện từ sự khách sáo chuyển sang thực tế hơn, rằng ông ta tài trợ vài người vì họ đã đầu tư vào công xưởng hoặc mua hàng từ công ty của ông ta, nên việc tài trợ như một cách để đáp lễ với khách hàng. Lời ông chủ lớn có hợp lý không? Vô cùng hợp lý và thực tế, nhưng rất chua chát về tình đời và tình người.
Sinan thất bại trong việc xin nguồn tài trợ từ chính phủ lẫn tư nhân, cho nên kinh phí tự xuất bản thì anh ấy phải tự lo lấy. Chúng ta đã nhìn thấy hiện thực từ 2 mặt của cuộc sống, tiếp theo thì phim sẽ cho chúng ta thấy nhiều mặt khác nữa. Sinan tốt nghiệp trường sư phạm nhưng không có trường để nhận giáo viên mới, muốn theo nghề thì phải tham dự một cuộc thi rất khó khăn vì có quá nhiều người cạnh tranh, mà sau khi thi đậu thì sẽ bị đẩy đi miền cực đông “khỉ ho cò gáy”, phần lớn các bạn của anh đều chọn làm cảnh sát chống bạo động hoặc đi lính. Ở đây chúng ta bắt gặp một hiện thực mĩa mai cực kỳ đau đớn, sau khi mất 4 năm học để làm “thầy giáo” dạy chữ, thì những “thầy giáo” này biến thành cảnh sát cầm dùi cui để đập vào đầu những người biểu tình đòi hỏi về tự do, bình đẳng nam nữ, hoặc về môi trường này nọ. Nhưng vì có thể tồn tại trong cuộc sống nên họ bắt buộc phải chọn công việc đó.
Cái sự “độc đáo” của nền giáo dục còn được nâng cao hơn khi mà sau khi trở thành cảnh sát chống biểu tình thì họ lại cảm thấy thích thú với việc đập người, nghĩa là sau 4 năm học làm “thầy giáo” thì trường đại học sư phạm đó chẳng đào tạo ra được người nào có bản chất là thầy giáo hết; khi xem đoạn trò chuyện qua điện thoại của Sinan với bạn anh ấy là chúng ta hiểu, với Sinan cũng thế, khi nghe bạn kể thì anh ấy cũng thấy thích thú.
Giờ chúng ta chạm đến mặt khác, văn học và tôn giáo. Sinan tình cờ gặp được một nhà văn có tiếng của thị trấn, anh ấy đặt vấn đề với ông ta là, liệu có sự gắn kết nào giữa bản chất của nhà văn với những gì được viết trong các tác phẩm của nhà văn đó hay không? Chính xác hơn thì Sinan muốn chỉ về thói đạo đức giả của những nhà văn, khi họ viết sách thì rất tốt đẹp nhưng bản chất thật sự của họ là theo đuổi danh vọng – tiền tài – địa vị, họ mở các cuộc “hội đàm”, các buổi “giới thiệu sách” nhằm tôn vinh tên tuổi của chính họ. Khi bàn về vấn đề này, vị nhà văn cảm thấy bị xúc phạm và bị vạch mặt, ông ta phân trần về những hiện thực trong xã hội, và nếu nhìn kỹ, những điều ông ấy nói đều đúng cả. Cuộc sống hiện thực buộc con người phải biết sống thực tế mới có thể tồn tại, và ông ta chê một nhà văn khác không tham dự các buổi “hội đàm” là kẻ ngây thơ trên đường đời.
Tôn giáo thì sao? Trong 2 vị thầy tế mà Sinan gặp trên đường thì có một vị từng mượn người ông của Sinan vài đồng tiền vàng mà vẫn chưa trả, khi Sinan nhắc về nó thì anh ta vẫn cứ làm lơ, rồi 3 người họ bàn về tôn giáo, những vấn đề họ bàn với nhau rất sâu sắc, lý luận rất cao siêu, nhưng thực tế thì sao? Những gì họ bàn chỉ là một mớ lý thuyết, khi sống thực tế thì họ không hề thực hiện những gì tốt đẹp như họ đã bàn, tất nhiên trong cuộc bàn luận đó thì họ cũng nói về sự xuống cấp về đức tin của phần đông con người. Nói cách khác thì trong 4 cuộc tranh luận, vị thị trưởng, ông chủ lớn, nhà văn, vị thầy tế, không ai trong số họ bao biện hoặc nói lời giả dối, họ nói thẳng về những lợi ích thực tế của con người, và bản thân chúng ta khi nghe cũng phải gật đầu đồng ý, vì thế giới chúng ta đang sống nó vốn là như vậy.
Sau những gì tôi vừa phân tích thì bạn thấy xã hội con người giống thứ gì? Nó giống với ngọn đồi trọc nơi người cha của Sinan đang nuôi cừu, một vùng khô cằn nứt nẻ chỉ có cỏ dại mới có thể sống, cho nên không một loại cây nào có thể phát triển trên ngọn đồi này. Từ đây chúng ta mới bàn đến sự phát triển tâm lý của người cha và của Sinan.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Người cha là một giáo viên kỳ cựu của thị trấn, ông ấy vui tính, ông ấy rất yêu động vật, ông ấy là một trí thức, ông ấy từng được kính trọng trong quá khứ và từng có nhiều bạn bè có danh tiếng và địa vị trong xã hội; nhưng sau đó ông ấy trở thành kẻ nát rượu và mê cờ bạc, hay mượn nợ và làm gia đình khánh kiệt. Bạn có biết tại sao ông ấy lại trở thành như vậy? Kể cả việc hay xin tiền Sinan và trộm 300 đồng của anh ấy. Vì ông ấy chán đời sau khi hiểu rõ bản chất của xã hội, sau khi nhìn ra bản chất của những người bạn có địa vị; bạn sẽ rất khó cảm nhận được sự đau đớn và chua chát đó.
Mặc dù người cha có phần sa ngã và bị con cái khinh bỉ – trong đó người khinh bỉ nhiều nhất chính là Sinan. Nhưng khi chúng ta nhìn sâu hơn, trong đám bạn cùng lứa với Sinan ở thị trấn, gần như chỉ có Sinan là được cho học đại học; ngoài ra thì gia đình Sinan còn có 2 cô em đã đến tuổi lấy chồng nhưng người cha vẫn để họ lo chuyện học và tương lai họ cũng sẽ vào đại học như Sinan. Trong khi chúng ta thấy số phận một cô gái khác – người mà Sinan gặp trong vườn cây, cô ấy bị gia đình buộc phải lấy một gã đàn ông già nhưng giàu có, và phải chia tay với người yêu. Người cha mà Sinan khinh bỉ đó đang nuôi sống 4 người gồm 1 vợ và 3 đứa con bằng việc dạy học.
Hãy nhìn vào ngôi trường ở vùng ngoại ô thị trấn trong 2 thời điều trước và sau khi người cha đó về hưu, khi ông ấy còn dạy, nó vẫn là ngôi trường tươm tất dành cho mấy mươi đứa trẻ; nhưng sau khi ông ấy về hưu và không giảng dạy nữa, nó trở thành đổ nát, thành cái nhà kho chứa cỏ cho cừu, vì khi ấy đâu còn ai tự nguyện làm cái việc mà ông ấy đã làm, những người khác đều “sống rất thực tế” á. Bạn có cảm thấy việc người cha đào giếng trên ngọn đồi là ngu ngốc không? Dân làng ai cũng bảo rằng việc đó là ngu ngốc, nhưng người cha ấy vẫn muốn làm cái việc ngu ngốc đó, ông ấy nghĩ rằng ngày nào đó nó sẽ có nước nếu tiếp tục đào sâu hơn. Sau khi người cha về hưu, số tiền đó đủ để trả nợ, đủ để tính chuyện cho 2 đứa con gái theo việc học, và còn dư ra để họ sắm đồ mới cho căn nhà và mua điện thoại xịn.
Tại sao người cha lại yêu thương con chó, và tại sao ông ấy chuyển lên đồi sống? Vì con chó không phán xét ông ấy, vì ông ấy không cảm thấy an bình khi sống giữa loài người. Quyển sách của Sinan có thể làm người mẹ khóc vì tự hào, nhưng bà ấy không đọc nó, chỉ có người cha là thật sự quan tâm những điều Sinan làm, ông ấy giữ mẫu báo nói về quyển sách Sinan tự xuất bản, ông ấy đọc nó và hiểu nó. Với một người như ông ấy, việc nghĩ đến chuyện tự sát là có, như lần Sinan bắt gặp trên ngọn đồi, nhưng may mắn là chuyện đó đã không thành công.
Quá trình Sinan muốn xuất bản cuốn sách cũng y như vậy, nếu người cha “sa ngã” vào cờ bạc, thì Sinan mang cuốn sách cổ của gia đình đen bán, sau đó lại mang con chó mà người cha yêu thương bán luôn; cuối cùng thì quyển sách được xuất bản bởi sự cố gắng của anh ấy, nhưng chẳng ai thèm đọc nó, phần lớn con người thích chạy theo những thứ bề nổi hơn, ví như những cuốn sách của nhà văn nổi tiếng, còn cái đẹp trong sự bình dị thì chẳng ai quan tâm; người mẹ và 2 cô em gái của Sinan cũng y như thế, họ thích điện thoại xịn hơn.
Cho nên đến cuối cùng, sau khi Sinan hiểu ra bản chất con người, anh ấy cảm thấy người ông, người cha, và bản thân anh ấy giống như những Cây Lê Dại mọc trên đồi hoang vu. Người ông thì dù đã quá già vẫn làm thầy tế khi có người nhờ, và sẵn sàng cho kẻ khác mượn tiền dù có thể họ không trả. Người cha thì tôi phân tích rồi, còn bản thân Sinan thì sao? Quyển sách Cây Lê Dại chính là quả của “Cây Lê Dại”, vì đó là tâm huyết của Sinan, anh ấy viết cuốn sách không phải vì địa vị hay danh lợi, nếu muốn thì anh ấy có thể viết khác đi và sẽ có nhiều người tài trợ.
Sinan mơ về cảnh đứa bé bị kiến bu khi treo trên cây Lê dại, đó là chuyện từng xẩy ra với anh ấy khi còn bé, nhưng nó còn một ẩn ý khác, đó là Sinan cảm thấy bản thân giống như đứa trẻ đó còn xã hội thì như đàn kiến bu quanh người. Trong câu chuyện thực, nếu Sinan không được người cha phát hiện thì anh ấy đã chết; trong ý ẩn dụ, nếu Sinan không có một người cha như thế thì tâm hồn anh ấy đã bị xã hội hủy hoại và làm cho biến chất giống như họ, nghĩa là “đứa trẻ – tâm hồn đã chết”.
Người cha mơ về cảnh Sinan treo cổ trong cái giếng không có nước, hàm ý là ông ấy sợ tâm hồn đứa con bị thực tế xã hội giết chết, hoặc nó khiến người con trai thất vọng mà tự sát. Nhưng kết phim đã cho chúng ta thấy điều ngược lại, Sinan đã xuống đáy giếng và tiếp tục đào, anh ấy đã hiểu người cha; Sinan đã trở thành một “Cây Lê Dại” có thể sống trên “ngọn đồi khô cằn”, và anh ấy sẽ cho ra những quả Lê ngọt ở nơi mà chẳng loại cây nào có thể mọc được. Có thể nói rằng người cha là “cây Lê con” của người ông, và Sinan là “cây Lê con” của người cha. Sinan sẽ trở thành thầy giáo ở vùng hoang vu nào đó hoặc có thể tiếp tục viết ra những tác phẩm mới. Phải nói rằng phim này có một kết thúc vô cùng đẹp, ý nghĩa, và nhân văn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
…………………….
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Có Nên Chăng Chấm Dứt – I’m Thinking Of Ending Things (2020): không bao giờ! Đó là câu trả lời
Dặm Xanh – The Green Mile (1999): gánh nặng của phép màu
Đứa Con Của Rosemary – Rosemary’s Baby (1968): thế giới không đức tin 1k
Equilibrium (2002): vô cảm là cái giá để được hạnh phúc?
Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006): chúng ta là những Harold 1k
Thủy Quái – Leviathan (2014): Khi sự huyền bí không còn
Hằng Số Pi – Pi (1998): Bí mật của Thượng Đế
Tông Đồ – Apostle (2018)
Facebook CommentsAbout Author
Minh Chí
Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất “đỉnh” là được!
See author's posts
Từ khóa » Cây Tích Review
-
Review Truyện Cổ Tích Việt Nam - Sự Tích Cây Huyết Dụ
-
Review Sự Tích CÂY ĐA THẦN | SỰ TÍCH VIỆT NAM MỚI NHẤT 2022
-
Review Sự Tích KHOAI VÀ LÚA | SỰ TÍCH VỀ LOÀI CÂY MỚI NHẤT ...
-
Ma Cây Trong Tàn Tích Kim Tự Tháp Maya Tại Khu Rừng Mexico - YouTube
-
Đánh Giá Quạt Cây Tích Điện Suntek S68 (18W), Review Mới Nhất
-
Review Sách Cổ Tích Việt Nam – Sự Tích Cây Nêu Ngày Tết
-
Review Sách Truyện Tranh Cổ Tích Việt Nam – Cây Tre Trăm Đốt
-
Sự Tích Cây Thường Xanh - Review - Đánh Giá Tận Tâm
-
Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Sự Tích Cây Khế - Review
-
[Review Phim Hay] The Ruins - Phế Tích - Ma Cây Trong Tàn ... - Asiana
-
[PDF] Chính Sách Nông Nghiệp Việt Nam - OECD
-
Review FujiE WD3000E - Cây Nước Tích Hợp ấm Siêu Tốc, ấm Trà
-
Review Cuốn Sách Chó Sủa Nhầm Cây - Eric Barker - 26 Reviews