[Review Sách] ''Bố Già” : Sự Tổng Hòa Của Mọi Hiểu Biết - YBOX
Có thể bạn quan tâm
Bảo Hoàng@Viện Sách - Bookademy
3 năm trước
1[Review Sách] ‘’Bố Già” : Sự Tổng Hòa Của Mọi Hiểu Biết
“Xin anh em nhớ kỹ, tôi không rắp ranh, không mưu mô gì hết. Chẳng qua tôi chỉ cẩn trọng mà thôi, trên đời không có gì tôi ghét bằng bừa bãi, cẩu thả. Đàn bà, trẻ con làm bừa làm ẩu còn có thể tha thứ được, chứ đàn ông thì cấm chỉ.”
1 trong những cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Bố Già – The Godfather là cuốn tiểu thuyết về mafia rất nổi tiếng và được rất nhiều người ca tụng của Mario Puzo. Ngoài Bố Già, Mario Puzo còn những tác phẩm khác viết về mafia như: Đất máu Sicily, Ông trùm cuối cùng, Luật im lặng, Cha con giáo hoàng,… nhưng Bố Già vẫn được đánh giá là tiểu thuyết tuyệt vời nhất. Tác phẩm viết về gia đình tội phạm Mafia của Mario Puzo viết về Bố già nhưng lại đậm đặc chất đàn ông và sau tất cả là tình cảm gia đình, thứ thiêng liêng cao đẹp luôn được đặt ở trên hết, ngay cả trong một gia đình tội phạm.
Thường là khi nhắc đến Mafia, xã hội đen thì nhiều người nghĩ ngay đến những người độc ác, xấu xa cùng sự đến chém giết, giết người, phi pháp. Nhưng không, đối với Bố già thì lại khác, cách tiếp cận của tác giả ở tiểu thuyết Bố Già lại theo một hướng tích cực hơn rất nhiều. Vì Bố Già hiểu được rằng, thực ra nhà nước lúc bấy giờ ban hành các luật lệ với mục đích là bảo vệ chính kẻ tạo ra nhà nước và tạo ra luật lệ đó chứ không phải để bảo vệ những kẻ yếu, dân thường. Bố Già đã không chấp nhận được sự thật đó và không muốn sống trong một đất nước mà nhà nước đưa ra luật lệ là không bảo vệ nhân dân. Với bản lĩnh của một người đàn ông, Bố già đã tự tạo ra một thế giới khác để bản thân được làm những việc mình cho là đúng.
Tác giả
Mario Gianluigi Puzo (15 tháng 10 năm 1920 – 2 tháng 7 năm 1999) là một nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ, được biết đến với những tiểu thuyết về Mafia, đặc biệt là Bố già (1969), mà sau này ông đồng chuyển thể thành một bộ phim cùng với Francis Ford Coppola. Ông đã giành được Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất vào giữa những năm 1972 và 1974. Dù là một nhà văn được cưng chiều của Hollywood nhưng ông vẫn luôn cảm thấy thất vọng về kinh đô điện ảnh của Mỹ.
Trước năm 1960, Mario Puzo là một cái tên hoàn toàn xa lạ trên văn đàn thế giới. Sau 1970, tên ông luôn có trong danh sách những tác giả có doanh số cao nhất. Nhà văn Mỹ gốc Ý này đã viết được 11 tiểu thuyết, một chục truyện ngắn, 3 quyển phi tiểu thuyết (non-fiction) và hơn chục kịch bản phim. Nhưng khi nói đến tên ông, “The Godfather” lập tức bật ra như một phản xạ.
Ở Việt Nam, tác phẩm này cũng có một đời sống bất tử thông qua bản dịch của Ngọc Thứ Lang, dưới nhan đề Bố già. Câu chuyện Ngọc Thứ Lang dịch “Bố già” cũng ly kỳ không thua gì tiểu thuyết. Vốn là một công tử gốc Hà Nội, Ngọc Thứ Lang lại dịch “Bố già” đậm chất văn chương miền nam, với những sáng tạo độc đáo về mặt ngôn ngữ. Trong bản gốc, từ “Godfather” có nghĩa là cha đỡ đầu, hoàn toàn không có ý nghĩa như một tiếng lóng để chỉ ông trùm trong thế giới ngầm. Chính Mario Puzo là người đã gán cho “Godfather” ý nghĩa ấy.
Trong sách, cánh tay phải của Don Vito Corleone là Tom Hagen nói: “Một đứa trẻ sinh ra đời, vì cuộc sống quá khổ nên nó cần đến hai người cha mới coi sóc đủ”.
Điều tuyệt vời là sau khi “The Godfather” trình làng, các ông trùm đều tự gọi mình là “Godfather”. Kể cả giới cảnh sát và báo chí sau này cũng dùng từ ấy để gọi những tên trùm tội phạm. Từ trang sách, “Godfather” đã đi vào đời sống một cách tuyệt vời như thế. Và không phụ lòng Mario Puzo, Ngọc Thứ Lang đã dịch “Godfather” thành “Bố già” một cách trác tuyệt.
Có một sự thật không thể chối cãi: Mario Puzo không hề muốn viết “Bố già”. Ông khởi sự viết nó chỉ vì đang túng quẫn về mặt tài chính, đến mức nhà xuất bản hai quyển đầu của ông tuyên bố cạch mặt, không muốn in sách của Puzo nữa vì quá ế. Vậy mà quyển sách được viết với mục đích thuần túy là để trả nợ ấy đã làm nên tên tuổi của Mario Puzo. Điều này đã từng khiến Puzo cảm thấy rất chạnh lòng, vì những tác phẩm mà ông dành nhiều tâm huyết hơn đã không được chú ý như “Bố già”. Đấy từng là bi kịch của Sir Arthur Conan Doyle khi viết Sherlock Holmes. Nhân vật thám tử nổi tiếng đến mức người ta gần như không quan tâm đến những tác phẩm giá trị (hơn) của Conan Doyle.
Nhân vật
Tiểu thuyết Bố già quả thực đã để lại trong tôi một dấu ấn sâu đậm, được tích lũy ngay từ khi mở trang đầu tiên cho tới khi gấp cuốn sách lại. Theo góc nhìn cá nhân, điều đáng giá bậc nhất của cuốn tiểu thuyết này là khả năng xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng sắc nét và tinh tế. Tất cả những con người xuất hiện trong đó không hề lẫn lộn với nhau, không có ai là mờ nhạt dù chỉ xuất hiện trong một đôi cảnh. Họ đều được khắc họa bởi những đặc trưng tính cách riêng biệt và được móc nối vào chuỗi sự kiện một cách chỉn chu, khéo léo, nếu như không nói là hoàn hảo.
Người đặc biệt nhất trong số đó, theo tôi, chính là ông trùm Vito Corleone – một tượng đài sừng sững không chỉ trong thế giới ngầm mà trong cả nền văn chương thế giới. Hình ảnh của ngài Vito được gây dựng nên từ rất nhiều nguồn phản ánh: Vợ con, bè bạn, người chịu ơn, kẻ thù, và từ chính ông ta nữa.
Gia đình Corleone có 4 người con:
Anh cả Santino Corleone, tên hay gọi Sony, nóng tính, dễ cáu giận, nông nổi, chính vì tính cách nóng giận, nông nổi này mà Sony đã bị phục kích ám sát, chết dưới tay cánh Tattaglia, tuy nhiên trong công việc làm ăn lại là đứa giúp bố rất đắc lực nhưng ít ai tin một ngày kia hắn sẽ là người kế vị.
Anh hai là Frederico Corleone, gọi tắt là Fred, một người nhút nhát, nghe lời bố răm rắp, 30 tuổi vẫn sống với bố mẹ, bảo gì nghe đấy, hắn thì không bao giờ có thể trở thành người kế vị của Bố Già, lần Bố Già bị bắn, chỉ có hắn ở đó, nhìn thấy Bố Già gục mà hắn sợ ngất đi, không làm được gì, từ đó Bố Già đâm ghét hắn hơn, đưa hắn sang Cali làm việc chỗ người quen
Đứa con trai út là Michael Corleone, đứa được Bố Già cưng nhất vì nó rất giống ông, khôn ngoan, có tiềm lực, sẵn sàng sau này kế vị Bố Già, nhưng Micheal lại có chủ trương không nhúng tay vào chuyện làm ăn của gia đình, một mình hắn đi 1 hướng, cãi lại cả lời Bố Già để đi nhập ngũ.
Đứa con gái út Connie là một đứa bồng bột, hơi ngu ngốc. Ngoài bốn đứa con ruột thì Bố Già nhận thêm hai đứa con nuôi là Tom Hagen và Johnny Fontane. Tom Hagen là bạn của Sony, sau khi Genco bị bệnh nặng sắp chết ở bệnh viện, thì Tom được bố già tin tưởng giao cho chức Consigliere (cố vấn)
Johnny Fontane là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Hollywood Từ một đứa nhập cư Mỹ khi chạy trốn khỏi bọn Mafia đã giết bố mình.
Sau lần từ chối buôn bán ma túy của Sollozzo với sự bảo kê của băng Tattaglia, ông Trùm bị ám sát suýt mất mạng. Từ đó cánh Corleone suy yếu, bị các băng khác quay lưng, giành địa bàn làm ăn... Cần có một người lên thay ông trùm gánh vác mọi việc. Sau khi trải qua sự việc bố bị ám sát suýt chết, Michael đã dần dần nhúng tay vào việc làm ăn của gia đình, sau thời gian dài chạy trốn khỏi việc truy nã do giết Sollozzo và một đại úy cảnh sát bảo kê cho Sollozzo, Michael đã được ông Trùm lo lót, chạy chọt thoát tội về Mỹ, thay ông Trùm gánh vác mọi việc.
Tác phẩm
Bố già (tên tiếng anh The Godfather) là một câu chuyện dài, một câu chuyện truyền cảm hứng xoay quanh gia đình mafia gốc Ý. Cốt chuyện sẽ xoay quanh những biến cố, cuộc chiến của gia đình Corleone với liên minh của “ngũ đại” gia tộc mafia khác kết hợp cùng câu chuyện về thời trẻ, lý do Vito Corleone trở thành mafia. Nhân vật chính là ông trùm Vito Corleone trong những năm tháng cuối đời và những biến cố bất ngờ liên tục xảy đến cho gia đình tưởng như yên ấm của ông.
Từ một gia tộc quyền lực, chỉ vì từ chối hợp tác bán ma túy cùng thế lực xã hội đen mới nổi, The Godfather đã bị ám sát, tuy không chết bởi hàng chục viên đạn, nhưng sau vụ đó cả gia tộc của ông đã suy yếu đi đáng kể, bởi thiếu đi một người lãnh đạo đúng nghĩa. Ông có một người con gái, một con nuôi làm ca sĩ, một con rể vũ phu, và 3 người con trai làm nên điểm nhấn cho toàn bộ mạch truyện.
Tác giả Mario Puzo khiến Bố già trở thành kinh điển, khi viết về mafia nhưng không nói nhiều về ma túy, máu và cờ bạc mà lại tập trung miêu tả những âm mưu, những biến cố của gia đình, cách mà từng thành viên của gia tộc ứng biến với khó khăn. Khí chất của những “tiểu ông trùm” qua đó cũng được khắc họa rõ nét. Giữa giông bão có kẻ hèn nhát bỏ trốn, có kẻ quay lưng phản bội, có kẻ vũ phu dùng bạo lực trấn áp để rồi chết trong tức tưởi. Sau tất cả, những người tưởng như yếu đuối ban đầu sau cùng lại làm nên nghiệp lớn, và kẻ thông minh nhất lên kế hoạch cho mọi thứ, không ai khác lại chính là Bố già!
Làm tất cả mọi thứ vì gia đình
Xuyên suốt hành trình của Bố Già, Mario Puzo khiến nó nổi tiếng không phải bởi vì có những mưu sâu kế hiểm trong một thế giới mafia đầy rẫy chết chóc, càng không phải tiền bạc và quyền lực. Bởi những thứ đó, Hollywood và những dòng phim điện ảnh thời bấy giờ thừa sức thể hiện xuất sắc.
Và cũng không thiếu những tiểu thuyết kinh điển đã làm mưa làm gió trước khi Bố già ra đời. Bởi vậy cái làm Bố già trở nên tiểu thuyết kinh điển và huyền thoại, cái đã thực sự làm nên thương hiệu của loạt series Bố già, chính là xuất phát, mục tiêu từ đáy của mỗi hành động: tất cả là vì gia đình.
Dù phải làm tất cả, phải “đưa ra một lời đề nghị hắn không thể chối từ”, không phải để thể hiện quyền lực, mà là nâng tầm sự quan trọng của những người thân trong gia đình.
Rõ ràng ông trùm không rảnh để quan tâm tới những điều nhỏ nhặt, nhưng một khi ai đó là người trong gia đình Corleone khẩn cầu, thì dù nhỏ bé hay lớn lao tới đâu, tất cả đều phải được giải quyết.
Giá trị
Giữ cảm xúc bản thân cho riêng mình
Khi đọc tiểu thuyết Bố Già chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên, ngạc nhiên đến rùng mình. Bởi ông trùm Vito luôn biết cách kiềm chế cảm xúc bản thân.
Nói chính xác hơn thì ông luôn bình tĩnh trước mọi sóng gió, ví như lúc nằm trong bệnh viện – biết rằng đang gặp nguy hiểm nhưng ông vẫn mỉm cười với cậu con trai Micheal, hay như lúc cậu con cả Sonny bị ám sát vẫn bình tĩnh đưa ra quyết sách.
Với ông trùm Vito thì việc để lộ cảm xúc cũng tương tự như việc đưa cổ ra cho kẻ thù nắm bắt cơ hội và kết liễu ông.
Bình tĩnh trước mọi tình huống
Khi đọc cuốn tiểu thuyết này, chắc chắn những người đàn ông sẽ khâm phục và yêu thích hình tượng “bá đạo” của Bố già trước mọi tình huống. Từ cách nói chuyện quan hệ với mọi người, cách xử lý khi nói chuyện “phải quấy” không thành công. Rồi đến cách ông nén đau thương khi vừa tỉnh lại sau khi bị bắn đã phải quyết việc con trai bị các gia đình Mafia khác ám sát để giải quyết ổn thỏa nhất.
Học hỏi từ sai lầm
Trong cuộc đời của ông trùm không thiếu những sai lầm. Nhưng ông luôn biết học hỏi từ những sai lầm và vươn mình trỗi dậy như một người đàn ông thực thụ.
Học hỏi là một việc và chắc chắn ông sẽ không bao giờ để mình vướng vào sai lầm đó một lần nào nữa.
Cho trước khi nhận
Biệt danh “Bố già” của Vito Corleone là do ông là người luôn giúp đỡ người khác nên được những người xung quanh gọi là “God Father”. Là người luôn được tìm đến mỗi khi người khác gặp khó khăn, Vito Corleone luôn khiến người đối diện hiểu rằng ông giúp đỡ họ vì tình bạn, tình thân, tình thương yêu chứ không phải vì tiền bạc, quyền lợi. Vì vậy, có những người sẵn sàng theo ông, sẵn sàng đón nhận cái chết vì ông. Đó là nghệ thuật của việc cho đi trước khi mong nhận lại từ người khác.
Lời hứa là vàng
Bố Già nổi tiếng là người trọng chữ tín trong suốt cuộc đời mình, chỉ cần ông đã hứa thì dù việc có khó đến mấy ông cũng sẽ làm được.
Tình yêu dành cho gia đình
Tác giả Mario Puzo xuyên suốt trong tác phẩm đã thể hiện rằng tình yêu gia đình trong gia đình Corleone đã vượt lên trên tất cả. Những sự việc, hành động kể cả phạm pháp của Bố Già có nguyên nhân sâu xa đều hướng về gia đình. Với ông, gia đình là số 1.
Phạm tội vì bất đắc dĩ
Đương nhiên, điều này không thể đem ra làm lý do cho nguồn gốc của sự phạm tội. Điều mình thấy ở đây là trong mỗi cách hành xử của một người, tốt đẹp hay tội lỗi đều có thể ẩn chứa trong đấy một câu chuyện mà chúng ta không biết. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu được vì sao họ bị đẩy đến bước đường như vậy. Có lẽ chúng ta sẽ dễ thông cảm với những sai lầm của người khác hơn.
Xã hội đen có những nguyên tắc của chính họ
Dù là xã hội đen nhưng gia đình Corleone cũng có nguyên tắc riêng của họ khi không dính đến những thứ liên quan đến ma túy, mại dâm mà hầu hết tập trung vào sòng bài và giải trí. Bản thân, Bố già cũng rất ghét việc đàn ông lăng nhăng với những người phụ nữ khác. Nhưng cũng chính điều này đã gây ra biến cố cho gia đình Corleone khi những gia đình khác trong Ngũ Đại Gia Đình Mafia của New York khi họ hợp sức đánh lại gia đình Corleone vì họ muốn bán Ma túy và nghĩ rằng Bố già cản trở họ.
Có kế hoạch cho tương lai
Có thể nói Vito là một ông trùm biết suy nghĩ cho tương lai. Cách nghĩ của ông không khác gì một doanh nhân thành đạt.
Trong cuộc gặp giảng hòa với Ngũ đại gia đình, Ông trùm Vito có nêu rõ quan điểm: Ông không muốn con cháu nối nghiệp mình, vì nghề xã hội đen quá khổ. Thời đại con cháu sau này sẽ là thời đại tri thức, không còn sử dụng dao găm, súng ống để giải quyết mâu thuẫn nữa. Chính vì vậy ông muốn các bang phái giảng hòa dù cho con trai cả của ông vừa bị ám sát.
Kết luận
Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố Già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố Già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc. Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiêng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lý rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử, vì thế mà có ý kiến cho rằng “Bố Già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố Già là đáp án cho mọi câu hỏi”.
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
----------------------------
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
10,212 lượt xem
Thích 1Không thích 0Chia sẻ Lưu bàiTừ khóa » Bố Già 1972 Review
-
Review - 'Bố Già' - Phim Kinh điển Về Tội Phạm - VnExpress
-
Review Phim Bố Già - 1 Bộ Phim đáng Xem Mọi Thời đại Cho Giới ...
-
Review Tiểu Thuyết Bố Già - Khí Chất Những Người đàn ông Xuất Chúng
-
Review Bố Già 1972 - Những Bài Học đắt Giá Trong Tiểu Thuyết Bố Già
-
[Review] Đánh Giá Phim The Godfather (Bố Già 1972) | SaleNhanh
-
Review Phim Bố Già - Những Giá Trị Nhân Văn Gia đình - ELLE Man
-
Review Bố Già 1972 - Cuối Tuần Của Tui
-
Review Phim Bố Già | The Godfather (1972) - YouTube
-
" Bố Già" | Tóm Tắt Phim: The Godfather - YouTube
-
Review Tiểu Thuyết Bố Già (The Godfather - Mario Puzo) - Sharkism
-
[Review] Bố Già - Tác Phẩm Kinh điển đề Tài Xã Hội đen Mafia
-
“Bố Già” - Một định Nghĩa Về Gia đình - Tạp Chí Đẹp
-
[Review Sách] Bố Già - The GodFather Phong Thái Của Người đàn ông
-
The Godfather - Rotten Tomatoes
-
Bộ Phim Xã Hội đen Kinh điển Nhất - Review Phim Bố Già 1 The ...
-
The Godfather (1972) - IMDb