[Review - Trích Dẫn] Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết - Phi Tuyết
Có thể bạn quan tâm
Thể Loại | Kỹ năng sống |
Tác Giả | Phi Tuyết |
NXB | NXB Thế Giới |
CTy Phát Hành | Alphabooks |
Số Trang | 204 |
Ngày Xuất Bản | 09 – 2018 |
Xem Giá Bán Trên | FAHASA T I K I SHOPEE |
I. Giới thiệu sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết – Đã bao giờ bạn rơi vào trạng thái vô định khi nghĩ về tương lai của mình? Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống của mình nhàm chán, vô vị? Đã bao giờ bạn muốn thay đổi bản thân nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu?
Bạn biết không, cuộc sống thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Những gì bạn hành động ngày hôm nay đều sẽ cho kết quả tương xứng trong tương lai.
Tuổi trẻ mà không có trải nghiệm là tuổi trẻ vứt đi. Giống như một cuốn sách không có nội dung, một bài hát không có giai điệu, một khu rừng không có chim thú cỏ cây… một đời người mà không có tuổi trẻ cũng vô nghĩa tương tự. Tuổi trẻ là kho báu quý giá mà mỗi người chỉ có cơ hội sở hữu một lần trong đời. Phải làm gì để tuổi trẻ không bị lãng phí vô nghĩa?
Sống như ngày mai sẽ chết sẽ nói cho bạn biết:
- Những phân số cuộc đời
- Hai món bảo bối giúp bạn làm chủ số phận
- Những hành động nhỏ giúp nâng cao giá trị bản thân
- Việc làm đơn giản để mỗi ngày không trôi qua vô nghĩa
- Và còn nhiều bí mật nhỏ thú vị về cuộc sống mà có thể bạn đang bỏ lỡ.
Hãy bắt đầu hành trình tạo nên khu vườn của chính bạn – cuộc đời của bạn. Sống như ngày mai sẽ chết không gì hơn là một cẩm nang, một người hướng dẫn, một cửa hàng dịch vụ, nó có thể trao cho bạn phân bón, thuốc diệt cỏ dại, nó có thể trao cho bạn cái liềm, cái cuốc để bạn xới đất, nó có thể cho bạn giấy và bút để bạn thiết kế khu vườn, nó có thể giới thiệu cho bạn một vài loại hạt giống, một vài ý tưởng… nhưng chính bạn phải hành động, phải làm tất cả những phần việc còn lại. Vì lý do đơn giản rằng khu vườn ấy chính là cuộc đời của bạn. Đừng bắt ai phải chịu trách nhiệm với cuộc đời bạn, ngoại trừ chính bạn.
Thông tin về tác giả Phi Tuyết
Nữ tác giả trẻ Phi Tuyết sinh năm 1990 đến từ Bảo Lộc, Lâm Đồng. Là 1 cô gái – tác giả đặc biệt và khác biệt so với số đông mọi người. Cô thích cuộc sống tối giản, chịu ảnh hưởng bởi Osho và viết sách như là niềm vui sống.
Cô từng được biết đến với cuốn sách best-seller Sống như ngày mai sẽ chết năm 2017. Cô từng gây chấn động “cư dân mạng” với bài viết Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu.
Phi Tuyết là một cô nàng cung Song Tử, thích nhìn theo hướng khác, nghĩ theo cách khác, đi theo đường khác, làm những việc khác và nhất là sống thật nhiều cuộc đời khác nhau.
Phi Tuyết lựa chọn việc viết như một sở thích cũng vừa như một công việc, quản lý Blog Triết học cho tâm hồn, hoàn thành 5 cuốn sách chỉ trong vòng 2 năm:
- Sống như ngày mai sẽ chết (2017),
- Khi ta muốn ta sẽ tìm cách khi không muốn ta tìm lý do (2018),
- Tại sao chúng ta không hạnh phúc (2018),
- Nghĩ khác để sống khác (2018),
- Tuổi trẻ bị đánh cắp (2018).
Từ năm 26 tuổi, Phi Tuyết đã quyết định “nghỉ hưu” để tập trung vào công việc viết lách. Thông qua cuốn sách mới, nữ tác giả muốn gửi đến những bạn trẻ còn đang chưa hiểu rõ và làm chủ cuộc sống một thông điệp như đúng những gì Phi Tuyết đang sống: Khi ta muốn ta sẽ tìm cách khi không muốn ta tìm lý do.
II. Review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Dưới đây là tổng hợp Review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết của tác giả Phi Tuyết. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.
1. UYÊN VY review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Sống như ngày mai sẽ chết – Tựa sách khá hay và cuốn hút người đọc. Mình mua quyển sách khá lâu rồi từ khi mình mới bắt đầu hình thành thói quen đọc sách… sách khá dễ đọc, càng đọc sẽ càng bị lôi cuốn bị bởi lối viết của tác giả vì rất gần gũi và dễ chịu. Tác giả Phi Tuyết chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về cách sống, quan điểm sống và đưa ra một số tips để áp dụng khi thực hiện công việc và học tập.
Nó thật sự đã mang lại một nguồn năng lượng mới cho mình, khiến mình tin tưởng bản thân và có thêm nhiều động lực hơn. Các bạn đang cảm thấy chênh vênh giữa ngưỡng 20 tuổi hoặc đang loay hoay với rất nhiều áp lực trên vai thì nên đọc quyển sách này, mình đã rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân và ứng dụng được các mẹo mà tác giả chia sẻ để cải thiện cách sinh hoạt của chính mình, không còn lười biếng nữa vì phải sống hết mình cho từng ngày từng giờ từng phút.
2. HUYỀN review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Đây là cuốn sách theo cảm nhận hết sức cá nhân của mình thì em nó sẽ phù hợp cho đọc giả từ 16-23. Vì những điều trong sách có lẽ ở cái tuổi chưa đủ chín mùi này sẽ có thể cảm nhận được em nó tốt hơn. Cuốn sách như 1 cây kim chỉ nam giúp cho chúng ta có thể định hướng được tương lai của ta sau này bằng những hành động thiết thực của cái tuổi ăn tuổi học. Chẳng hạn, như là việc đọc sách,tự rèn luyện, trau dồi, bản thân,…
Phần đầu và giữa của sách mình thấy không có vấn đề. Thế nhưng,ở những phần cuối cùng của cuốn sách này thì em nó chưa thật sự là những lời khuyên mà chúng ta có thể làm theo được. Nên mình thấy điểm trừ của cuốn sách nằm ở đấy. Cũng như là về cuối có lẽ tác giả bị đuối lí nên có lẽ viết vẫn chưa thật sự làm tốt được phần cuối. Dù sao đi nữa đối với những người đang tập làm quen với thể loại sách tự lực này thì em nó là 1 sự lựa chọn không hề tệ chút nào
3. PHƯƠNG UYÊN review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Nếu bạn cảm thấy tâm hồn mình đang cằn cỗi và vô định, tôi sẽ chỉ cho bạn một “người bạn đồng hành” để bồi dưỡng lại tâm hồn của chính mình. Có những tháng ngày tôi cảm thấy mình là hóa thân của phiền muộn- treo lơ lửng giũa một khoảng không nào đó, không định hướng, không lí tưởng. Tôi từng nhìn vào cuộc đời của một người thành công nào đó rồi ao ước sao mình cũng được giống như họ. Tôi đã phải lẫn quẩn trong niềm khao khát đó, để rồi lãng phí một phần tuổi trẻ của mình để làm vai phụ trong cuộc đời người khác. Thế rồi tình cờ một ngày tôi bắt gặp quyển sách “Sống như ngày mai sẽ chết” , tôi như với lấy được cái phao của đời mình.
Thật sự điều thu hút tôi đầu tiên đó là bìa sách, chính là cái màu vàng đầy hy vọng ấy kết hợp với hình vẽ mà tôi phải nhiều lần tưởng tưởng hết là cái hàng rào kẽm gai rồi tới những cánh chim, chúng thu hút tôi cái từ cái nhìn đầu tiên. Chính vì bìa sách để rồi tôi phát hiện cả một khu vườn bí ẩn và lí thú trong từng trang sách. Tôi từng sợ hãi nhiều thứ, từng e dè ánh mắt của mọi người nhưng rồi “Sống như ngày mai sẽ chết” đã bảo với tôi rằng “Bạn sinh ra không chỉ để xem cuộc đời người khác hay sống cho người khác xem.
Bạn được sinh ra để tự viết câu chuyện của mình, tự mình hoàn thành các vai trò trong câu chuyện đó và sau cùng là thưởng thức chúng với tất cả tấm lòng”. Vâng! Chính là như thế! Tại sao chúng ta không thể sống một cuộc đời của chính mình, nó là của chúng ta chứ không phải là của ai khác?
Ngày mai chẳng ai biết trước được điều gì vậy nên hãy sống đúng với ước muốn của bản thân, làm điều bản thân thích chỉ cần nó không sai trái! Không phải tự dưng tác phẩm “Sống như ngày mai sẽ chết” của Phi Tuyết lại trở thành best seller. Thật sự đó là một quyển triết học đường phố rất đáng xem. Cách hành văn gần gũi, mộc mạc nhưng cũng chứa đầy năng lượng sẽ mở ra cho bạn tam quan mới mẻ ( tam quan bao gồm Thế giới quan, Nhân sinh quan, và Giá trị quan). Rồi bạn sẽ thấy thế giới kì diệu ra sao, thú vị ra sao; bạn sẽ thấy giá trị của bản thân , của mọi người. Rồi bạn sẽ trở nên tích cực hơn, yêu đời hơn; bạn sẽ sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh hơn. Quyển sách này xoa dịu những “tham sân si” trong lòng bạn. Nó dạy cho bạn sống có mục tiêu, có ước mơ, dạy cho bạn về cách đánh giá về mọi người, dạy cho bạn về bài học trưởng thành và hai từ “Trách nhiệm”…
Bạn biết không, hành trình gian khó nhất không phải là leo lên đỉnh núi Everest hay chinh phục đại dương, mà chính là đi tìm bản ngã của chính mình. Người ta thật sự rất khó để xác định điểm yếu điểm mạnh của bản thân, cũng rất khó để biết rõ bản thân mình muốn gì, rất ít người có thể làm được điều này. Bản thân tôi từng mơ hồ về tương lai, cảm thấy mọi thứ thật chênh vênh nhưng khi đọc xong quyển sách này, nó tạo cho tôi một động lực to lớn, nó bắt tôi phải suy ngẫm về nhiều thứ. Không nói quá khi đọc “Sống như ngày mai sẽ chết” chúng ta như đang tâm sự với chính tâm hồn mình, để lắng nghe và thấu hiểu hơn. Tôi bắt đầu xây dựng cho mình ước mơ, lên cả một chuỗi dài kế hoạch và đang từng bước biến những điều đó thành sự thật. “Chẳng có điều gì xảy ra cho đến khi bạn hành động”. Mỗi ngày trôi qua tôi đều sống trở nên ý nghĩa hơn.
Qua đây tôi cũng muốn nhắn nhủ đến những ai còn đang mơ hồ, đang sợ hãi tương lai hãy dũng cảm lên, hãy làm điều mình nghĩ, mình muốn. Dù có thành công hay thất bại nhưng các bạn đã có cho mình những trải nghiệm tuyệt vời. Rồi bạn sẽ tìm thấy mình trong một phiên bản tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chúng ta tựa như hoa trên cành, có lúc nở rộ rồi sẽ phải khéo tàn. Vậy nên đang lúc thanh xuân tươi đẹp nhất thì hãy cứ tận hưởng! Ai biết ngày mai được mất ra sao! Vì thế hãy “ Sống như ngày mai sẽ chết”!
Bài review này có thể không đề cập đầy đủ nội dung quyển sách, và tôi cũng không muốn viết một cách liệt kê những điều có trong sách. Những điều ấy hãy để các bạn tự mình khám phá sẽ tốt hơn. Đây đơn giản là cảm nhận của bản thân tôi, là bài học và sự thay đổi trong nhận thức kể từ khi tôi đọc quyển sách này.
Bằng một niềm yêu thích mãnh liệt, hy vọng quyển sách này thật sự hữu ích đối với các bạn!
4. NGUYÊN TRƯƠNG review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Có một vài nhận xét về cuốn sách “Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết” như sau:
- Chị viết cuốn này khá ngắn, nhiều nội dung hơi có phần bị lập lại và vẫn có nội dung vẫn chưa được rõ ràng lắm. Đôi khi chị có kể chuyện về một cuốn sách hay, một bộ phim thú vị nhưng chị không nói rõ nó tên là gì chắc có lẽ chị đọc nhiều và đều note ra cuốn sổ của mình nên giờ đôi khi không nhớ rõ đã đọc nó ở đâu. Chị cũng có trích dẫn khá nhiều điều từ những cuốn sách chị tâm đắc như: Đắc nhân tâm, vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, 7 thói quen để thành đạt, phim cậu bé Karate.. đây là những cái tôi thấy rất bổ ích, nhưng tôi cũng đang trông chờ sự xuất hiện của từ OSHO trong cuốn sách này.
- Tôi rất thích ý tưởng tặng quà cho người khác của chị. Vì đơn giản tôi luôn nghĩ rằng, nếu bạn muốn thứ gì thì thay vì chờ đợi nó xảy ra mà hãy hành động để biến nó thành hiện thực. Okay, phải thú nhận là tôi rất thích nhận quà, nên lâu lâu tôi tự đi ra ngoài mua gì đó và bảo gói lại đem về nhà mở ra như là có ai đó vừa tặng mình xong.^^ Và tôi sẽ học thêm cách tặng quà cho người khác như chị. Cảm ơn chị.
- Cuối cùng tôi chắc phải nói đến những lý do nên đọc sách của chị, khá “bá đạo”.
Ps: bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc những lý do này.
Mình đánh giá 3 sao ở đây vì nói thật thì mình trông đợi nhiều hơn ở cuốn này, khả năng của chị tốt hơn đây nhiều và cũng chưa thật sự nhận ra được sự liên kết giữa các bài cho lắm.
5. TRAM NGUYEN review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Mình biết chị Phi Tuyết ở ngoài đời. Và quả thật chị là một người bạn khá đặc biệt. Ở chị có cái ngông và cái tửng hiếm gặp ở một người con gái. Nói chuyện với chị là một trải nghiệm khá dễ thương và mình học được từ chị về lối sống tự do và cách suy nghĩ phóng khoáng.
Cuốn sách là một tuyển tập những bài blog khá nổi trên facebook chị, cũng như có bổ sung thêm những bài viết độc quyền. Nếu cuốn này xuất hiện khoảng 2 năm trước đây, khi mình còn lẩn quẩn và lạc lối trong quá trình tìm đam mê ước mơ, minh sẽ cho nó 5*/5*.
Nhưng giờ đây, khi đã vượt qua giai đoạn đó, và mình đang bước vào một giai đoạn lạc lối khác rất riêng, thì mình ko còn ấn tượng mấy với cuốn này nữa. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuốn sách chất lượng và đáng đọc dành cho nhưng bạn trẻ đang chập chững vào đời. Tặng chị 4*/5*
6. DO HAU review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
“Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết” Một cuốn sách hay và rất thực tế.
Những điều tác giả đã trải nghiệm thật giản dị, tôi cá là đều đơn giản với chúng ta. Dễ đọc, hiểu nhanh hơn và quan trọng là đáng để nhìn vào đó để chiêm nghiệm bản thân và thay đổi những điều bản thân còn chưa tốt. Đơn giản từ việc chúng ta nhìn nhận mọi sự việc, con người quanh mình ra sao, ta có thể thấu đáo được bao nhiêu phần khi chỉ thấy phần nổi của tảng băng chìm để rồi vội vàng phán xét, gắn cho đối phương một cái mác mà ta thấy là nó phải như vậy.
Nhưng không, chính những con số tuy nghe có vẻ cứng rắn: 1/3. 2/3. 5%, 10%,….này sẽ giúp ta hiểu hơn về nhiều điều; chính ta còn chưa hiểu hết bản thân mình thì làm sao dám khẳng định hiểu rõ người kia, người thân hay ta thương được chứ, không hề. Hãy tìm hiểu coi mình là ai trước đã chứ chưa nói đến là hãy luôn là chính mình hay là hiểu bản thân mình. Trải nghiệm, đúng, là cách tốt nhất mà qua đó ta sẽ biết mình là ai hay ít nhất là mình cần gì, sống như nào. Mark Tawain nói ” hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng về những điều mình không làm hơn những điều mình đã làm. vậy nên hãy tháo nhổ neo, hãy cho thuyền rời khỏi cảng an toàn, hãy căng buồm đón gió, tìm tới ước mơ khám phá.” quả là đáng để suy ngẫm.
Đừng để “nhàn cư vi bất thiện”, chí ít hãy sử dùng thời gian sao cho hiệu quả nhất mà không phải hối tiếc, vì thời gian trôi đi là không lấy lại được, không đợi một ai cả, rất công bằng cho tất cả chúng ta. Can đảm lên.
7. DUNG review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Lại một cuốn sách self-help, dạo gần đây mình đọc nhiều cuốn sách self-help và hầu như nội dung của những cuốn sách này đều giống nhau, đều nói về việc phát triển bản thân, về việc phải thay đổi để có thể SỐNG thực sự, một cuộc sống mà về sau sẽ không hối hận, rồi trải nghiệm, làm chủ bản thân,.. vân vân và vân vân, điểm khác biệt giữa các cuốn sách là ngôn từ và cách hành văn của tác giả.
Nếu cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn đi vào lòng người như dòng suối mát thì “Sống như ngày mai sẽ chết” của Phi Tuyết là những câu văn mộc mạc giống như một cái cây đâm rễ vào trong lòng độc giả. Mình thích cách mà tác giả trích dẫn những câu nói hay, đầy ý nghĩa; mình thích cách nói đơn giản, dễ hiểu của tác giả, đặc biệt mình thích lối suy nghĩ LÀM để KIẾM THỜI GIAN của chị, rất sáng tạo, rất mới mẻ.
Nói chung, đây là cuốn sách đáng để đọc TUY NHIÊN mình cảm thấy cuốn sách không có gì nổi trội, không quá xuất sắc, nó cũng giống như những cuốn sách self-help khác, hay nhưng không quá đặc sắc. Đây là suy nghĩ chủ quan của mình, cũng có thể mình đã thấm những tư tưởng đó trong đầu nên khi đọc cuốn sách không còn cảm thấy thú vị nữa chăng?
– Cảm ơn chị Phi Tuyết –
8. VƯƠNG TRẦN review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Mình cũng không nghĩ rằng mình sẽ cho cuốn sách này 5 sao.
Những tư tưởng trước khi đọc, rằng chắc hẳn sẽ thêm 1 cuốn sách selfhelp với nội dung tương tự như những cuốn khác và.. ừ, cũng không có mấy mới lạ thật.
Tuy nhiên mình vẫn tìm được 1 vài điều riêng của cuốn sách và khi gấp nó lại thì mình cũng cảm thấy tư tưởng của bản thân cũng có phần nào thay đổi. Chúng ta vẫn luôn nên đánh giá những cuốn sách 1 cách khách quan. Việc chúng ta đã từng đọc những cuốn sách khác không nên lấy làm cái cớ để chê cuốn sách ta đang đọc rằng nó có quá nhiều ý tưởng chung. Đó không phải lỗi của cuốn sách đó.
Cuốn sách này cho mình thêm 1 vài điều mới mà mình đang và sẽ thử áp dụng.
Cuốn sách cũng không dài, cách viết cũng rất dễ đọc và gần gủi với những bạn trẻ. Mình nghĩ là với nhiều người, nó có thể là 1 cú hích tạo động lực trong cuộc sống, vậy cho nên mình khuyến khích các bạn nên đọc.
Cám ơn tác giả vì 1 cuốn sách hay.
9. LINH review sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
Đây chắc chắn là cuốn sách mà các bạn sẽ không bao giờ hối hận khi đọc nó. Bởi vì nó truyền cho mình rất nhiều động lực và ý nghĩa cuộc sống. Mình đã đọc cuốn sách này trong khoảng thời gian thấy lạc lối và bế tắc trong việc định hướng con đường trong tương lai, nhờ vậy mà đọc đến đâu là thấy như tác giả đọc được suy nhĩ của mình vậy. Cùng với đó là những bài học, lời khuyên và triết lí sống mà mỗi người cần có trong cuộc sống. Mình thường đọc lại sách này vào những lúc cần có động lực học tập và phấn đấu cho tương lai ( đến nay chác đã đọc lại được khoảng 3-4 lần rồi)
Mình nghĩ những người như mình( thấy lạc lối và muốn tìm ý nghĩa, động lực trong cuộc sống) thì nên đọc cuốn sách này. Lứa tuổi phù hợp nhất có lẽ là khoảng từ 15-20 khi mà các bạn đang ấp ủ rất nhiều ước mơ và hoài bão cho tương lai sau này của mình
III. Trích dẫn sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Một số trích dẫn hay trong cuốn sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết:
Cuộc đời là một bộ phim, đừng để nó trôi qua một cách nhàm chán.
Bi kịch của cuộc đời là chỉ sống cho người khác xem hoặc chỉ xem người khác sống.
Bạn chỉ đang thấy 1/2 tính cách của mình và những gì bạn đang nhìn thấy, nghĩ về người khác cũng chỉ bằng 1/2.
Đừng bao giờ e ngại sự thay đổi. Bạn có thể mất đi một vài điều tốt đẹp nhưng bạn có thể nhận lại những thứ còn tuyệt vời hơn.
Cái giá của sự thay đổi là cảm giác sợ hãi nhưng càng trốn trong sự an toàn sẽ càng mất đi sự an toàn.
Người nghèo nhất thế giới là người không có nổi một ước mơ.
Mục tiêu mà không được viết ra giấy và được nhìn thấy mỗi ngày, đó không phải là mục tiêu, đó chỉ là ước muốn.
Công thức đơn giản nhất để tạo ra cảm xúc, đó là hành động để tạo ra cảm xúc mà bạn mong muốn rồi nhân nó lên bằng cách lặp lại liên tục.
Tập trung là bí mật của mọi thành công trong cuộc sống.
Khi bạn trân quý thời gian của mình, người khác sẽ trân quý thời gian của bạn. Cũng có nghĩa là họ sẽ trân quý bạn.
Cuộc đời dài bao nhiêu mà cứ dành những gì ngọt ngào nhất cho giây phút cuối cùng.
Thời gian chính là vật liệu của cuộc sống, xin đừng lãng phí.
Anh có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không.
Không có trỉa nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu.
Chỉ khi có một con đường bạn mới có thể bước đi những bước đầu tiên đầy tự tin và hào hứng.
Bạn thường sẽ thấy hối tiếc vì những việc mình có thể mà đã không làm nhiều hơn.
Trên đời có hai loại người: Người tin vào thuyết số phận, người không tin.
Số phận đơn giản là một chuỗi nhân quả do chính bạn tạo ra.
Cuộc sống của bạn ổn chứ? Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân cần thay đổi, một cú hích, một hướng đi khác không?
Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức, vì tri thức có hạn trong khi trí tưởng tượng ôm cả thế giới.
Sách là thứ rẻ tiền nhất khiến cho bản thân bạn trở nên đáng giá.
Trích đoạn LÀM ĐẤT trong Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết – Phi Tuyết
LÀM ĐẤT
Cuộc đời là một bộ phim – đừng để nó trôi qua nhàm chán
Bi kịch cuộc đời là chỉ sống cho người khác xem hoặc chỉ xem người khác sống.
Mỗi người trên thế giới này đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, với những ngoại hình và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim – những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua.
Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí là khán giả nữa. Nhưng có một sự thật đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn điều khiển cuộc đời mình dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ phim của người khác, từ người thân quen, người trong các mối quan hệ xã giao hay thậm chí là người hoàn toàn xa lạ.
Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm. Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn cả với chính cuộc đời mình. Mỗi ngày nhờ internet bạn biết được bao nhiêu chuyện “hay hay” trên thế giới, từ cô nàng minh tinh màn bạc Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới, từ hotgirl khoe đường cong cho tới anh chàng trẻ tuổi công khai làm lành với vợ… Thừa nhận đi, một ngày bạn đọc bao nhiêu tin tức kiểu này, theo dõi bao nhiêu người xa lạ kiểu này? Tình nguyện làm khán giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?
CUỘC ĐỜI LÀ BỘ PHIM TRUYỀN HÌNH NHIỀU TẬP
Nếu nói mỗi cuộc đời là một bộ phim thì mỗi giai đoạn chúng ta đang sống sẽ là một tập phim riêng lẻ. Tập phim thời thơ ấu, tập phim thời trung học, tập phim thời sinh viên, tập phim gây dựng sự nghiệp, tập phim tình yêu, gia đình và tuổi già… Bạn đang ở tập nào của bộ phim cuộc đời mình? Những tập trước có gì thú vị và đáng xem không? Hay tất cả đều trôi qua nhàn nhạt vô vị?
May mắn làm sao, nếu như những tập trước trong bộ phim của bạn nhàm chán và dở ẹc thì bạn vẫn có cơ hội làm cho nó hay ho, thú vị hơn với tập mà bạn đang sống và cả những tập sau này. Còn nếu như bạn muốn cả cuộc đời mình trôi qua nhàm chán không có gì thú vị thì… tốt thôi, không sao cả. Vì như đã nói, bạn có toàn quyền điều khiển cuộc đời mình. Chẳng có mấy bộ phim mà tập nào cũng thú vị. Chúng ta cũng không nhất thiết phải làm cho cả cuộc đời giai đoạn nào cũng cam go gay cấn nhưng ít nhất hãy có trách nhiệm ở tập phim bạn đang sống. Đừng tẻ nhạt mãi, có khó quá không?
BẠN ĐÓNG VAI CHÍNH TRONG BỘ PHIM CUỘC ĐỜI CÒN TẤT CẢ LÀ VAI PHỤ
Vì bạn là diễn viên chính và kiêm luôn đạo diễn nữa nên hãy luôn nhớ rằng, chỉ bạn mới có quyền cho ai đó xuất hiện trong phim của mình. Cách khôn ngoan nhất, hãy để mình đóng vai chính và những người khác chỉ là vai phụ. Có thế bạn mới hoàn toàn chịu trách nhiệm với cuộc đời mình thay vì đổ lỗi cho ai khác: cha mẹ, người yêu, con cái… Họ chỉ nên là những vai phụ bất kể bạn yêu quý họ đến đâu.
Bạn thường quên trách nhiệm lẫn khả năng đạo diễn của mình nên mới có chuyện bị bận tâm phiền não bởi việc làm của những người khác. Ai đó nói xấu bạn một câu, ai đó tức giận với bạn, ai đó châm chọc bạn… và bạn nổi điên lên. Nếu thế thì bạn đang để người khác làm đạo diễn bộ phim mất rồi.
Tất cả những ai bước qua đời bạn đều là diễn viên phụ và bạn có quyền quyết định cho họ đóng tiếp hay dừng lại, hay cho ai đó bước tiếp bên đời mình cũng như quyết định ai đó phải tránh sang một bên. Quyền quyết định nằm ở bạn.
Hãy nhớ, tuyệt đối đừng để ai điều khiển cuộc đời của mình kể cả khi bạn bị cô lập, bị tổn thương, bị xúc phạm, bị phản bội… những cảm xúc tiêu cực đó không dễ chịu chút nào nhưng bạn được quyền quyết định mình sẽ làm gì với nó, vượt qua hay bị quật ngã.
Còn nếu như ai đó gạt bạn ra khỏi cuộc đời của họ, hãy chấp nhận trong vui vẻ vì bạn có quyền quyết định cuộc đời mình thì người khác cũng có quyền quyết định cuộc đời họ. Họ không muốn bạn làm vai chính trong cuộc đời họ thì đừng cố chấp làm gì. Hãy tìm một người khác, một người muốn cùng bạn tạo nên một bộ phim tuyệt vời. Đừng bắt ép ai đó phải cho bạn làm vai chính trong bộ phim của họ vì bạn không có quyền đâu. Thế giới còn cả ngàn bộ phim khác để bạn cùng tham gia cơ mà. Hãy vui vẻ chấp nhận!
NẾU CUỘC ĐỜI LÀ MỘT BỘ PHIM, HÃY LÀM CHO NÓ ĐÁNG XEM!
Sau này bạn già cả và về hưu, bạn không còn đủ sức khỏe để làm việc, không còn đủ nhanh nhạy để quan tâm từng hành động của con cháu. Lúc đó, bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian để ngồi suy ngẫm về cuộc đời, hồi tưởng lại từng thước phim bạn đã quay trong suốt những năm tháng tuổi trẻ. Tưởng tượng đến lúc đó, bạn sẽ nghĩ gì: hài lòng về cuộc đời hay là chuỗi dài những tiếc nuối “Sao mình không sống khác đi”, “Sao mình không làm thế này”, “Ước gì mình đã làm thế kia”… Cuộc đời mà toàn ước gì với giá như là một cuộc đời lãng phí. Hãy hạn chế nói những câu đó và thay bằng câu “Cuộc đời tôi là một bộ phim, tôi sẽ làm cho nó đáng xem”. Vậy bạn đã làm cho cuộc đời bạn đáng xem chưa? Hoặc bạn có kế hoạch gì cho nó đáng xem hơn chưa?
Hãy bắt đầu bằng việc tự viết kịch bản cho cuộc đời của mình. Và sau này nhìn lại bạn sẽ đánh giá được cuộc đời mình có như mình mong đợi không. Mình đã làm tốt những phần nào? Nếu như được chọn lựa, bạn muốn cuộc đời mình là một bộ phim thế nào? Đầy ắp những điều thú vị, hài hước, bất ngờ, ngập tràn cảm xúc hay nhàm tẻ với những tình tiết lặp đi lặp lại?
Hãy lựa chọn đi rồi bắt tay hành động.
Bạn sinh ra không chỉ để xem cuộc sống của người khác hay sống cho người khác xem. Bạn được sinh ra để tự viết câu chuyện của mình, tự mình hoàn thành các vai trò trong câu chuyện đó và sau cùng là thưởng thức chúng với tất cả tấm lòng.
Những phân số cuộc đời
Bạn chỉ đang nhìn thấy 1/2 tính cách của mình và những gì bạn đang nhìn thấy, nghĩ về người khác cũng chỉ bằng 1/2.
Cuộc đời mỗi người dù muốn hay không, đều bị chi phối bởi rất nhiều những con số: số tuổi, số tiền, chỉ số thông minh, số người yêu, con cái…Nguyên lý 80/20 của Richard Koch là một cuốn sách hay nói về những con số cuộc đời mà tôi đã từng đọc. Theo đó trong cuộc sống chỉ có 20% những gì chúng ta đang sở hữu, đang quan tâm, đang làm… là đáng giá và có giá trị; 80% còn lại, từ tài nguyên cho tới công sức, là thứ chúng ta đang lãng phí và không nên lãng phí thêm nữa. Chắc bạn từng nghe: ta thường chỉ mặc 20% số quần áo ta có trong 80% thời gian trong đời, 20% người uống 80% tổng lượng bia trên thế giới, 20% khách hàng thân thiết mang lại 80% doanh thu cho một cửa hàng, 20% nỗ lực đúng chỗ sẽ mang lại kết quả tốt cho 80% quá trình… Những con số này thật sự thú vị và hợp lý. Nhưng vấn đề ở chỗ, chúng ta ứng dụng nó như thế nào? Liệu khi biết và tin những con số đó các cô gái có giảm tiền mua quần áo xuống? Các nhân viên có quyết tâm chăm sóc khách hàng cũ tốt hơn hay chỉ tập trung đi kiếm khách hàng mới? Các chàng trai có ngừng uống bia hay sẽ uống nhiều hơn? Và nhất là, làm sao để biết đâu là 20% nỗ lực đúng chỗ mang lại 80% kết quả mong muốn để phấn đấu?
Tôi cho rằng, nguyên lý 20/80 này tuy rất hay nhưng chưa đủ thực tế. Nên tôi sẽ đưa ra cho bạn những con số khác, không tròn trịa, mà chỉ là những phân số kỳ cục nhưng ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến cuộc đời của bạn, của tôi, của tất cả chúng ta. Hãy thấu hiểu và nắm giữ những phân số cuộc đời đang cố nói với bạn. Bạn có thể chiêm nghiệm ra nhiều điều và từ đó ứng dụng vào cuộc sống của mình thật hiệu quả.
1/10 – TA CHỈ ĐANG SỬ DỤNG 1/10 TIỀM NĂNG NÃO BỘ CỦA MÌNH
“Thời hoang sơ, khi loài người còn ăn lông ở lỗ, người nguyên thủy chỉ sử dụng được khoảng 5% tiềm năng của não bộ. Sau vài ngàn năm, chúng ta đã nâng con số sử dụng tiềm năng não bộ lên thành 10%. Hãy nhìn xem chỉ 5% tiềm năng não bộ được khai thác, chúng ta đã khác thế nào so với cuộc sống của người nguyên thủy? Chúng ta gần như đã làm chủ được cuộc sống của mình và cả những loài khác, vươn lên vị trí dẫn đầu muôn loài. Chúng ta từ vạch xuất phát như bao loài, đang hướng dần đến hình tượng cuộc sống hão huyền thần tiên nhất mà không ai thời đó có thể tưởng tượng ra. Sự thật là so với muôn loài, chúng ta chỉ thua cá heo, một trong những loài động vật thông minh nhất. Chúng hơn cả con người khi có thể sử dụng được 12% tiềm năng bộ não. Điều này khiến chúng có những khả năng định vị, phát sóng bậc cao mà loài người hay dùng mỹ từ “thần giao cách cảm” để mô tả và mơ ước…”
Đây là những thông tin vô cùng ấn tượng mà tôi còn nhớ khi xem một bộ phim Mỹ về chủ đề khai thác tiềm năng não bộ. Tôi không dám chắc về sự chính xác của những con số vừa nêu nhưng có điều tôi chắc chắn, đó là loài người chỉ đang sử dụng được rất ít khả năng bộ não của chính mình. Điều này có nghĩa là dù cho tôi và bạn là bất cứ ai, đang ở vạch xuất phát nào hãy tin rằng chúng ta hoàn toàn không ngu dốt, chúng ta có thể làm được mọi điều, đạt được mọi ước mơ điên rồ và tuyệt diệu nhất mà ta nghĩ ra. Thứ gọi là “giới hạn” chỉ là chúng ta tự đặt ra để biện hộ cho sự lười biếng của chính mình.
Đáng tiếc là hiện nay chúng ta dường như đang dừng lại và cảm thấy hài lòng với con số 1/10. Ngoại trừ một số nhà khoa học, một số chương trình nghiên cứu thì phần lớn loài người chúng ta không mấy quan tâm đến tiềm năng vĩ đại của bộ não mình. Những người được tôn vinh là thiên tài thật ra cũng là người bình thường với bộ não được khai thác hoặc thiên phú nhỉnh hơn người khác một vài phần trăm. Bạn hãy thôi than thở mình là người bất tài, tối dạ hoặc ngu dốt. Hãy hoàn toàn tin tưởng rằng bạn chính là người đặc biệt, có thể làm mọi thứ mình muốn. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình thậm chí thay đổi cả thế giới. Mở rộng nhận thức, chính là bước đầu tiên đơn giản để mở rộng tiềm năng của não bộ cho nên đừng lười biếng.
Ứng dụng của phân số 1/10 là gì? Là nếu như bạn đang nghi ngờ khả năng của bản thân mình hãy dừng lại suy nghĩ và tìm ra cách để đạt được thông qua việc tận dụng bộ não tốt hơn. Dù năm nay bạn đang có một kết quả học hành thật tệ nhưng năm sau bạn có thể trở thành một trong những người đứng đầu toàn trường. Điều này đã nhiều người làm được, nếu bạn không tin hãy tìm đọc cuốn Tôi tài giỏi, bạn cũng thế của Adam Khoo. Hiện nay bạn không thích đọc sách, tốc độ đọc một cuốn/năm nhưng mai này bạn có thể trở thành người đọc nhiều sách nhất, tốc độ bảy cuốn/tuần. Hiện nay bạn chẳng nghe nổi một câu tiếng Anh hoàn chỉnh nhưng chỉ cần tìm đúng phương pháp và kiên trì, sau một vài năm, không chỉ tiếng Anh mà bạn còn có thể thông thạo thêm vài ngôn ngữ khác. Hãy thôi nghĩ rằng bạn đang nghèo thì sẽ mãi sống nghèo hèn, biết đâu, một vài năm sau bạn sẽ ở vị thế những tỷ phú thế giới… Hãy thôi nghi ngờ mà bắt đầu tin tưởng vào bản thân rằng bạn có đủ khả năng để làm bất cứ điều gì. Những người tài giỏi cũng đang cùng một vạch xuất phát sử dụng não bộ như bạn. Những gì họ làm được, bạn hoàn toàn có thể làm được.
Để hiểu thêm về sức mạnh và tiềm năng của não bộ, bạn cũng có thể đọc thêm những cuốn sách như Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh (Adam Khoo) hoặc Sự kỳ diệu của tư duy lớn(David Joseph Schwartz). Tư duy chính là một phần quan trọng trong các hoạt động khai thác tiềm năng bộ não của loài người nói chung và của bạn nói riêng. Đương nhiên, cả của tôi nữa.
1/4 – CÂU CHUYỆN NHỮNG GÓC PHẦN TƯ TÍNH CÁCH
Có một lý thuyết cho rằng: mỗi một người đều có bốn phần đặc điểm và tính cách riêng biệt. Cụ thể:
- 1/4 là những đặc điểm tính cách cả ta và những người xung quanh đều biết.
- 1/4 là những đặc điểm tính cách chỉ ta biết về bản thân.
- 1/4 là những đặc điểm tính cách chính ta không thể tự nhìn ra mà chỉ người xung quanh mới nhận biết.
- 1/4 cuối cùng là góc mù, nơi những đặc điểm tính cách của ta ẩn mình rất kỹ ngay cả ta vàngười xung quanh đều không phát hiện ra, những tính cách này ít bộc lộ và thường chỉ bộc lộ trong trường hợp khẩn cấp.
Góc phần tư thứ nhất, là tính cách mà ta tự thấy về bản thân và được những người xung quanh thừa nhận. Đó là tính cách bề nổi thường hay bộc lộ mỗi ngày: nói nhiều, hay khóc, vui vẻ lạc quan, thân thiện, tiết kiệm, chân thật, nhiệt tình, sạch sẽ… Chúng nói lên khá nhiều điều về ta, góp phần quan trọng trong việc người khác đánh giá và đối xử với ta.
Góc phần tư thứ hai, là tính cách mà chỉ ta biết ít khi bộc lộ ra bên ngoài. Đó có thể là một người xinh đẹp nhưng cực kỳ lười biếng chuyện vệ sinh cá nhân. Một người hay tươi cười nhưng bản chất vô cùng đố kỵ. Một người luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng sâu thẳm tâm hồn lại cực kỳ yếu đuối và dễ bị tổn thương. Một người cha suốt ngày quát mắng nhưng thực chất là tình yêu con vô bờ. Một ông sếp khó tính nhưng luôn đau đầu tìm cách bảo vệ quyền lợi cho nhân viên… Những hành động, tính cách ở góc phần tư này, đa phần là do chúng ta cố tình giấu đi trước người khác. Nó có thể là tính xấu người ta cố công che đậy, cũng có thể là những đức tính tốt mà người ta không muốn bộc lộ ra. Đây là phần tính cách chúng ta mong muốn được nhìn thấy và tìm hiểu nhất vì nó giúp ta hiểu rõ một con người.
Ở góc phần tư thứ ba, tính cách người ngoài nhìn thấy về ta mà chính ta cũng không nhận diện được. Ví dụ như một cô nàng kiêu kỳ hay chê bai mọi thứ, một anh chàng yếu mềm hay than thở, một người luộm thuộm vô duyên…, dĩ nhiên không phải người mang tính cách này là hoàn toàn xấu. Hoặc đó có thể là một người hay giúp đỡ người khác, một người thẳng thắn hoặc khiêm nhường, một người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu hay hoặc một thiên tài hài hước có khả năng khiến mọi người vui vẻ… Góc tính cách này tất nhiên, cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn nhận ra được góc tính cách này để từ đó phát huy tính tích cực, hạn chế tính tiêu cực thì bạn sẽ được nhiều người yêu mến hơn và chắc chắn bạn sẽ thành công hơn.
Góc phần tư tính cách cuối cùng, là những phẩm chất bạn chỉ bộc lộ khi rơi vào trường hợp đặc biệt và hiếm gặp. Phần lớn do vô thức điều khiển đến chính bạn cũng không thể tin mình có thể làm được. Ví dụ khả năng bình tĩnh trước một vấn đề khủng khiếp, một phản ứng thái quá khi bị tổn thương, một bà mẹ sẵn sàng liều mình vì đứa con của mình, một người dũng cảm hy sinh để cứu người lạ… Đó là những phẩm chất, tính cách ít bộc lộ trong cuộc sống thường ngày. Một người rất hiền lành bỗng trở nên hung dữ. Một người cực kỳ khỏe mạnh trong phút chốc không còn chút sinh khí. Một cô nàng yếu đuối đứng dậy mạnh mẽ sau khi bị phản bội. Một chàng trai sẵn sàng giết chết người mình yêu thương nhất chỉ vì sự ghen tuông hoặc lòng ham muốn… Những nét tính cách này không nói nhiều về con người bạn vì chúng ít được bộc lộ, nhưng chúng đóng góp một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt trong những giờ phút sinh tử.
1/2 – TẤT CẢ NHỮNG GÌ CHÚNG TA BIẾT VỀ MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI CHỈ BẰNG 1/2
Bạn thấy đấy, bản thân bạn cũng chỉ đang nhìn thấy 2/4 nghĩa là 1/2 tính cách của mình và những gì bạn đang nhìn thấy, nghĩ về người khác cũng chỉ là 2/4 nghĩa là 1/2. Vậy nên, đừng vội đánh giá về bất kì ai, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình rất hiểu họ. Thật sự bạn chẳng hiểu về họ nhiều hơn họ hiểu chính mình. Dù bạn tự tin đánh giá về ai đi chăng nữa cũng chỉ là phiến diện. Nếu như ai đó đánh giá sai về bạn, đừng trách họ, nếu quan trọng thì hãy giải thích, không quan trọng thì bỏ đi, đừng oán trách hay tức giận. Vì đó là những gì họ thấy, và những gì họ thấy, không phải khi nào cũng là điều bạn thấy. Bạn cũng chỉ đang hiểu 1/2 về chính mình thì việc ai đó hiểu sai về bạn cũng là điều dễ hiểu.
Khi nắm giữ được điều này, liệu bạn có thôi khẳng định hoặc đưa ra đánh giá chủ quan về người khác? Liệu bạn có còn thấy việc cố công tìm hiểu về ai đó là quan trọng? Thay vì vậy, hãy mở rộng tâm hồn để chào đón mọi người. Nếu bạn thật lòng quan tâm, hãy nói cho họ biết những điều xấu để họ thay đổi, hoặc đơn giản tránh xa họ ra. Đừng đánh giá hay than trách người khác, đừng bức xúc hay sợ hãi lòng người. Bởi lòng người, cũng như tính cách, là thứ khó đoán định. Dù đoán định thế nào, bạn cũng không có được sự chính xác tuyệt đối. Và khi biết mình không thể phán đoán chính xác, đừng cố đánh giá nữa. Hãy hoan nghênh và chuẩn bị tinh thần cho mọi điều bạn gặp phải sau này. Để hiểu một người là cả một hành trình, có khi cả đời ta vẫn chưa hiểu hết về nhau. Đừng vội vàng!
2/3 – BÍ KÍP DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ
Trong cuốn Dạy con làm giàu của Robert Kiyosaki, khi người cha giàu dạy dỗ cậu bé Robert có đoạn thế này:
“Robert, con hãy nhớ rằng, trên đời này, trong tất cả quan hệ của con, những người mà con quen biết, sẽ luôn có:
- 1/3 trong số họ luôn luôn yêu quý con và có cái nhìn thiện cảm về con bất kể con làm gì, dù tốt hay xấu, dù điên khùng hay ngốc nghếch.
- 1/3 trong số họ sẽ luôn luôn ghét con bất kể con có đối xử tốt với họ đến đâu.
- Và 1/3 còn lại chẳng quan tâm con là ai, con làm gì, tại sao con tồn tại trên đời này.
Việc của con là hãy quan tâm và yêu quý những người yêu quý mình, tìm cách thu hút sự chú ý và tình cảm tốt đẹp của nhóm 1/3 những người chưa quan tâm con, và quan trọng nhất là, mặc xác những kẻ không yêu quý con đi.”
Như vậy ta chỉ cần tập trung vào 2/3 các mối quan hệ của mình. Đó quả thực là một lời dạy chí lý khi chúng ta nhìn vào cuộc sống của mình. Cũng giống như việc chúng ta đang tiêu những đồng tiền mình không làm ra, để mua những thứ ta không cần, nhằm gây ấn tượng với những người ta chẳng hề quen biết. Thật ngớ ngẩn đúng không? Tuy ngớ ngẩn nhưng đó lại chính xác là những gì chúng ta đang làm. Hãy thử nghĩ lại, bạn có bao nhiêu thời gian và nguồn lực để có thể làm vui lòng tất cả mọi người? Đặc biệt là những người chẳng ưa gì chúng ta?
Bạn biết đó, nhóm 1/3 người yêu quý chúng ta hẳn là những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết và một vài người xung quanh như hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học… Chúng ta dễ dàng nhận ra họ. Họ luôn có mặt khi ta cần, luôn lắng nghe và cùng ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Họ thật đáng quý, đáng trân trọng. Nhưng bạn đã làm gì để đáp lại tấm chân tình đó hay là bạn đã làm lơ họ? Ta coi việc họ đối xử tốt và yêu thương chúng ta là trách nhiệm, là lẽ dĩ nhiên nên chẳng có gì phải cảm ơn, phải ghi nhận hay đáp lại. Đã bao lâu bạn không bày tỏ tình cảm đến người yêu thương bạn? Có người không ngại bỏ tiền ra thết đãi người bạn lâu ngày mới gặp mà chưa mua nổi cho cha mẹ một món ngon. Đó là cách chúng ta vốn vẫn làm, và đang làm.
Với nhóm 1/3 người luôn ghét ta dù ta không làm ảnh hưởng gì đến họ, đây là nhóm khó khăn nhất trong việc xác định họ là ai, ta ít khi biết được nếu như họ không biểu lộ. Chẳng mấy ai biểu lộ mình ghét người khác. Tôi nhớ đến một bộ phim Âu Mỹ từng xem, trong đó mọi người thoải mái bày tỏ quan điểm của mình: hai người bạn nói chuyện với nhau, đứa con tức giận cha mẹ, người vợ nói với chồng, khách hàng với cô nhân viên… ai cũng dễ dàng nói ra câu “I hate you”. Sẽ thật tốt nếu như ai ghét ta cũng nói ra điều đó, lúc đó ta sẽ dễ giải quyết, chỉ cần hóa giải hiểu lầm hoặc mặc kệ họ. Nhưng cuộc sống thực vốn không đơn giản như thế. Nhiều người không ưa chúng ta nhưng họ im lặng hoặc tệ hơn, họ cố tình tỏ ra tốt, yêu thương ta. Tôi cảm thấy sợ những người này, chắc hẳn họ có ý đồ gì đó vì không ai lại cố công đối tốt với người mình ghét làm gì, đúng không?
Có nhiều nguyên nhân khiến ai đó ghét bạn như sự ghen tỵ, thù hằn, hiểu lầm, sợ hãi… thậm chí có người ghét bạn chẳng vì lý do gì cả. Điều này thấy rõ nhất qua lượng anti-fan của người nổi tiếng. Một cô nàng nổi tiếng nào đó chẳng làm hại hay ảnh hưởng gì đến cuộc sống của một anti-fan nhưng vẫn cứ bị ghét. Nếu cô làm việc thiện sẽ bị coi là giả tạo; nếu cô gặp chuyện buồn phiền và than thở sẽ bị coi là nhu nhược, yếu hèn; nếu cô mạnh mẽ sẽ bị coi là ngứa mắt, đóng kịch… Dù làm gì cũng không thể khiến cho một anti-fan thay đổi tình cảm đối với người nổi tiếng. Chúng ta tuy không phải người nổi tiếng nhưng chúng ta cũng luôn có những anti-fan ở ngoài kia. Nếu như phát hiện ra ai đó không ưa mình, hãy tìm cách hóa giải nó nếu như đó là người quan trọng và do hiểu lầm. Còn giả như, với bạn, họ là người không quan trọng, hãy đứng dậy và ném cho họ một ánh nhìn kiêu kỳ rồi quay lưng bước đi, mặc cho họ sống với sự ghen tuông và đố kỵ. Họ mới là người phải mệt mỏi chứ không phải bạn.
Nhóm 1/3 cuối cùng, người không quan tâm đến ta. Nhóm này khá dễ nhận diện vì họ thờ ơ, chẳng hào hứng với những việc ta làm cũng không ghét bỏ. Tóm lại là họ bàng quan với cuộc sống của ta. Người cha giàu dạy ta nên quan tâm đến nhóm người này nhiều hơn. Tạo điều kiện hai bên tìm hiểu nhau và khiến họ thuộc về nhóm người luôn yêu quý ta. Về cách thức để khiến người khác trở nên yêu mến ta, Dale Carnegie đã viết trong cuốn Đắc nhân tâm: “Chỉ trong vòng ba tháng thực lòng quan tâm tới mọi người, tôi có nhiều bạn hơn gấp nhiều lần so với ba năm làm mọi thứ để khiến mọi người quan tâm đến tôi.”
Khó khăn lớn nhất đối với mỗi người là làm sao để xác định ai là người ghét bỏ, ai là người yêu quý mình. Không có cách nào giúp bạn làm rõ và nhận định họ ngoài việc dùng đến trực giác của bản thân.
Xác định được những nhóm người này, bạn sẽ không còn áp lực phải khiến tất cả mọi người yêu quý mình bởi vì đó là điều không thể. Hãy tin rằng chuyện mình có người không ưa là rất bình thường. Người ta ghét chủ yếu vì người ta ghen tỵ. Nếu ta khiến người khác ghen tỵ, chứng tỏ ta có điểm gì đó hơn họ. Điều này đáng vui hơn là đáng buồn đúng không? Quan trọng nhất là, xin bạn hãy dành nguồn lực của mình, bao gồm cả công sức, tài chính và tình cảm cho những người xứng đáng, người luôn yêu thương bạn vô điều kiện. Hãy dành cho họ nhiều tình cảm và sự quan tâm hơn. Nếu có thể, hãy bớt vài phút giây quan tâm người xa lạ trên Facebook để chuyện trò, thăm hỏi người xung quanh như bác hàng xóm, cô bạn học ít nói hay cho mượn tài liệu, anh chàng đồng nghiệp hay giúp bạn những việc vặt vãnh…
Cách tốt nhất trong việc duy trì các mối quan hệ, bất kể ở nhóm 1/3 nào là luôn đối xử tử tế và chân thành với mọi người. Nó có thể khiến người không ưa bạn bớt ác cảm và nhất là sẽ lôi kéo những người bàng quan trở nên yêu quý bạn. Bất kể người nào trên đời, nếu có thể quy tụ nhiều người yêu quý luôn ở bên mình là người giàu có về tình cảm.
Khi bạn hiểu được ý nghĩa của phân số 2/3 bạn sẽ hiểu được giá trị của những người bạn gặp trong đời mình.
1/3 – BÍ KÍP CHO MỘT CUỘC ĐỜI VUI VẺ
“Trên đời này chỉ có 3 loại việc: việc của bản thân, việc của người khác và việc của ông Trời. Chúng ta thường buồn phiền là do:
- Không chịu làm việc của bản thân
- Thích xen vào việc của người khác
- Quá lo lắng về việc của ông trời
- Muốn sống vui vẻ thật ra rất đơn giản, chỉ cần:
- Luôn làm tốt việc của bản thân
- Không xen vào việc của người khác
- Ngừng lo lắng về việc của ông Trời.”
Tôi không rõ những câu này của ai nhưng đối với tôi, đây là chân lý, là lẽ sống ở đời đáng được đọc, học và thực hành mỗi ngày.
……………
LINK GIẢM GIÁ → | FAHASA T I K I SHOPEE |
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè! |
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!
5/5 - (10 bình chọn)Từ khóa » Phi Tuyết Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
-
Bộ đề Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết Đọc Hiểu Hay Nhất - TopLoigiai
-
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết | Tiki
-
[Bookademy] Review Sách "Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết" - YBOX
-
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết: Cuốn Sách đi Tìm Cuộc đời
-
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết - Đi Tìm Những Mảnh Ghép Cuộc đời
-
Review Sách Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết - Phi Tuyết
-
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết By Phi Tuyết - Goodreads
-
Đọc: Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết
-
[Sách Thật] Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết - Phi Tuyết
-
Sách Nói Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết - Phi Tuyết
-
Sách - Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết | Shopee Việt Nam
-
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết | Phi Tuyết - Hẻm Radio
-
Đọc Hiểu Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết, Phi Tuyết, Nxb Thế Giới, Tr 10 11
-
Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết: 4 Bước Đạt Được Cuộc Sống Mơ Ước