Rhumedol 250 - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng

  • Thuốc
  • Nhà thuốc
  • Phòng khám
  • Bệnh viện
  • Công ty
  • Trang chủ
  • Thuốc mới
  • Cập nhật thuốc
  • Hỏi đáp
Home Thuốc Rhumedol 250 Gửi thông tin thuốc Rhumedol 250 Rhumedol 250Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớpDạng bào chế:Thuốc bột uốngĐóng gói:Hộp 10 gói, 20 gói x 2,5g

Thành phần:

Mỗi gói 2,5g chứa: Paracetamol 250 mg SĐK:VD-30191-18
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần US Pharma USA - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần US Pharma USA Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

- Viêm bao khớp, viêm khớp, đau cơ, đau lưng, thấp khớp & chấn thương do thể thao. - Giảm đau & viêm trong nha khoa, sản khoa & chỉnh hình. - Giảm đau đầu, đau răng, thống kinh, đau do ung thư. - Giảm sốt.

Liều lượng - Cách dùng

Trẻ em:Dùng để hạ sốt và giảm đau.Liều hàng ngày( tính theo Ibuprofen ) là 20 - 30mg/kg thể trọng, chia làm nhiều lần.Liều thông thường từ( tính theo paracetamol) 10 – 15 mg/kg/lần và 60 mg/kg/ngày. Hỗn dịch:Liều này có thể đạt được bằng cách dùng hỗn dịch 20mg/mL như sau ( mỗi gói cốm pha được 5ml hỗn dịch)Tuổi/ Cân nặng | Tần suất | Liều dùng một lần |Liều tối đa hàng ngàyKhoảng 3 - 6 tháng (khoảng 5 - 7kg)| 2 đến 3 lần một ngày| 2.5mL (50mg)| 150mgKhoảng 6 - 12 tháng (khoảng 7 - 10kg)| 3 lần một ngày| 2.5mL (50mg)| 150mgKhoảng 1 - 2 tuổi (khoảng 10 - 14,5kg)| 3 đến 4 lần một ngày| 2.5mL (50mg)|200mgKhoảng 3 - 7 tuổi (khoảng 14.5 - 25kg)|3 đến 4 lần một ngày| 5mL (100mg)|400mgKhoảng 8 - 12 tuổi (khoảng 25 - 40kg)|3 đến 4 lần một ngày|10mL (200mg)|800mgKhông dùng cho trẻ em tuổi dưới 3 tháng, hoặc trẻ em cân nặng dưới 5kg.Gói thuốc cốm:– Trẻ em từ 1 đến dưới 2 tuổi: uống ½ gói/lần. Ngày 3– 4 lần. – Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: uống ¾ gói/lần. Ngày 3– 4 lần. – Trẻ em trên 3 đến 6 tuổi: uống 1 gói/lần. Ngày 3– 4 lần. – Trẻ em trên 6 đến 9 tuổi: uống 1 – 1,5 gói/lần. Ngày 3– 4 lần. – Trẻ em trên 9 đến 12 tuổi: uống 2 gói/lần. Ngày 3– 4 lần. Đối với trẻ em tuổi từ 3 - 5 tháng, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng trầm trọng thêm, hoặc nếu triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 24 giờ.Đối với trẻ em tuổi từ 6 tháng trở lên và đối với thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi), cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần dùng thuốc này trong hơn 3 ngày, hoặc nếu triệu chứng trầm trọng thêm.

Chống chỉ định:

Bệnh gan tiến triển, viêm gan siêu vi hoặc người nghiện rượu. Suy thận nặng. Polyp mũi, co thắt phế quản, phù mạch, phản vệ hoặc dị ứng do aspirin hoặc NSAID khác. Loét dạ dày tá tràng.

Tương tác thuốc:

Không dùng chung với thức uống có cồn. Thuốc chống đông, coumarin, dẫn chất indandione. Thuốc trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu. Digoxin. Insulin, thuốc uống đái tháo đường. Colchicine. Hợp chất có chứa vàng. Lithium, methotrexate & probenecid.

Tác dụng phụ:

- Loét dạ dày, viêm gan. - Hiếm: choáng váng, lo âu, kích ứng, suy tim sung huyết, suy thận, viêm bàng quang, đa niệu, viêm da dị ứng, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson, thiếu máu.

Chú ý đề phòng:

- Bệnh thận, thiếu máu, hen phế quản. - Phụ nữ có thai, người cao tuổi không dùng.

Thông tin thành phần Paracetamol

Dược lực:Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.Dược động học :- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị. - Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. - Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính. - Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ. Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.Tác dụng :Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.Chỉ định :Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. * Giảm đau: Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh... Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng. Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp. Paracetamol là thuốc thay thế salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt. * Hạ sốt:Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh. Liều lượng - cách dùng:Cách dùng: Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng, tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống. Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát. Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng. Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn. Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 - 650 mg, cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngày, liều một lần lớn hơn 1 g có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh. Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 - 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 - 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi. Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.Chống chỉ định :Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan. Người bệnh quá mẫn với paracetamol. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.Tác dụng phụBan da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trungtính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu. Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn. Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Đội ngũ biên tập Edit by thuocbietduoc. ngày cập nhật: 16/1/2018
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google
Heramama Vitamin bà bầu Hỏi đáp Thuốc biệt dược Acetab 650

Acetab 650

SĐK:VD-26090-17

Tiffy dey

Tiffy dey

SĐK:VD-19229-13

Paracetamol Choay

Paracetamol Choay

SĐK:

Bamyrol Extra

Bamyrol Extra

SĐK:VD-29773-18

Dopagan 500 mg

Dopagan 500 mg

SĐK:VD-26461-17

Mypara Flu daytime

Mypara Flu daytime

SĐK:VD-21969-14

Cadigesic-Flu

Cadigesic-Flu

SĐK:VD-25518-16

Thuốc gốc

Allopurinol

Alopurinol

Aescinate

Sodium aescinate

Benzydamine

Benzydamine hydrochloride

Aescin

Aescine

Tiaprofenic acid

Tiaprofenic acid

Paracetamol

Acetaminophen

Alpha chymotrypsine

Alpha chymotrypsin

Tocilizumab

Tocilizumab

Bromelain

Bromelain

Leflunomide

Leflunomide.

Mua thuốc: 0868552633 fb chat
Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com

Từ khóa » Thuốc Rhumedol 250