Rò điện Là Gì? Cách Kiểm Tra Và Khắc Phục Rò điện đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Rò điện là gì?
- 2 Nguyên nhân khiến dòng điện bị rò rỉ:
- 3 Hậu quả của dòng điện bị rò rỉ:
- 4 Các sự cố rò rỉ điện phổ biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày:
- 4.1 Ấm đun nước siêu tốc:
- 4.2 Rò rỉ điện ở Ăng-ten xoay:
- 4.3 Laptop bị rò điện khi sạc:
- 5 Hướng dẫn cách kiểm tra rò điện trên các thiết bị điện:
- 5.1 1. Sử dụng bút thử điện:
- 5.2 2. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện:
- 5.3 Sử dụng Ampe kìm để kiểm tra rò điện:
Trong quá trình sử dụng thiết bị điện, bạn đã bao giờ cảm thấy tay bị tê, hoặc thấy xuất hiện những đốm sáng lóe lên? điều này chính là dấu hiệu dòng điện bị rò rỉ, có thể gây ra hiện tượng chập cháy rất nguy hiểm. Vậy rò điện là gì? Sự cố rò điện xảy ra ở những thiết bị nào? Nguyên nhân và cách khắc phục rò điện đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Xem thêm: Điện áp là gì?
Rò điện là gì?
Rò rỉ điện là một hiện tượng vật lý khi dòng điện dư thừa được tạo ra trong quá trình sử dụng điện năng. Chúng làm tổn hao năng lượng rất lớn so với lượng điện năng mà chúng ta sử dụng thực.
Khi xảy ra hiện tượng rò điện cường độ dòng điện tại vị trí rò là rất lớn, chính vì thế rất dễ gây tai nạn khi chúng ta không phát hiện ra sớm. Hiểu một cách đơn giản đó là dòng điện truyền ra ngoài vỏ thiết bị do dư thừa.
Nguyên nhân khiến dòng điện bị rò rỉ:
Dòng điện bị rò rỉ có rất nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất phải kể đến là 4 nguyên nhân chính như sau:
Thiết bị điện đang sử dụng đã quá cũ:
Khi tuổi thọ sản phẩm càng cao thì nguy cơ rò rỉ điện là rất lớn. Hãy thử tưởng tượng xem, một cổ mãy đã hoạt động lâu năm sẽ dẫn tới hiện tượng hao mòn, hỏng hóc. Các thiết bị đi điện dân dụng cũng vậy, nếu làm việc liên tục trong một thời gian dài thì rất khó để tránh khỏi sự xuống cấp và oxy hóa. Vậy nên, khi đến một thời gian nhất định, tại các thiết bị điện sẽ xuất hiện dòng điện rò rỉ.
Bạn đặt thiết bị quá sát tường:
Nếu đặt thiết bị quá sát tường, gần những nơi để nước, không khô thoáng sẽ làm cho thiết bị dễ bị ẩm mốc và đãn đến hiện tượng rò rỉ mạnh hơn.
Theo thời gian, tình trạng rò rỉ này sẽ càng nặng hơn, khi các dây điện bị ẩm, xuống cấp.
Do lắp đặt không đúng kỹ thuật:
Trong quá trình lắp đặt thiết bị, các bộ phận, linh kiện của thiết bị có thể bị tháo ra và lắp lại không đung với kỹ thuât, không đúng với thứ tự,.. điều này có thể khiến kết cầu của sản phẩm bị thay đổi. Không theo thiết kế ban đầu của sản phẩm, hiện tượng này dòng rõ sẽ thường xảy ra tại các khớp nối, các vị trí dễ bị thay đổi.
Do các yếu tốt bên ngoài tác động vào:
Ngoài ra hiện tượng rò rỉ dòng điện cũng thể do các yếu tố bên ngoài tác động như côn trùng, chuột cắn làm hở dây điện, có thể là ở phía trong các thiết bị điện càng khiến bạn khó phát hiện và kiểm tra, dẫn đến hiện trượng rò dòng trở nên khó kiểm soát và xảy ra nhiều hơn.
Hậu quả của dòng điện bị rò rỉ:
Những hiện tượng dòng điện rò rỉ xảy ra khá phổ biến trong hâu hết các thiết bị điện, các hệ thống điện dân dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ và cường độ và cường độ dòng rò, mà nó sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới các thiết bị điện cũng như người sử dụng.
Dưới đây là môt số nghiên cứu đã được thống kê về mức độ ảnh hưởng của dòng rò ri điện đối với người sử dụng khi chạm phải, bạn nên tham khảo để biết được tác động của chúng nguy hiểm đối với con người là như thế nào:
ng,[mA] | Tác hại đối với người | |
Điện xoay chiều AC, f = (50 – 60)[Hz] | Điện một chiều DC | |
0,6 – 1,5 | Bắt đầu thấy tê | Chưa có cảm giác |
2 – 3 | Tê tăng mạnh | Chưa có cảm giác |
5 – 7 | Bắp thịt bắt đầu co | Đau như bị kim đâm |
8 – 10 | Tay không rời vật có điện | Nóng tăng dần |
20 – 25 | Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở | Bắp thịt co và rung |
50 – 80 | Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh | Tay khó rời vật có điện, khó thở |
90 – 100 | Nếu kéo dài với t ≥ 3[s] tim ngừng đập | Hô Hô hấp tê liệt |
Các sự cố rò rỉ điện phổ biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày:
Trong cuộc sống hằng ngày, các thiết bị điện rất rất dễ phát sinh những nguy cơ gây ra sự cố chập mạch, cháy nổ điện. Các thiết bị đó có thể là: Bếp điện, lò nướng điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc, máy nước nóng, amply, laptop đang sạc,….Là những nhóm thiết bị điện có nguy cơ rò rỉ điện rất cao.
Nguyên lý của những thiết bị này đều là sử dụng dây điện trở đốt nóng. Nếu sử dụng dây dẫn điện chất lượng kém, lớp bọc nhự không đúng quy cách, tiêu chuẩn, sẽ nhanh lão hóa sau một thời gian sử dụng, dẫn đến giòn, mau đứt hoặc chảy , gây chập mạch, chạm,… Nếu điện trở không đúng chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ dễ chạm vỏ gây rò rỉ điện, điện giật.
Ấm đun nước siêu tốc:
Ấm đun nước siêu tốc hay bình đun nước siêu tốc hiện trên thị trường có rất nhiều loai với nhiều kích cơ dung tích khác nhau. Ưu điểm của thiết bị này là nhanh sôi, nhưng cũng chính vì đặc điểm đó mà công suất bình sẽ rất lớn.
Do đó, khi sử dụng bình siêu tốc để nấu nước, việc làm quan trong đầu tiên là ổ cắm điện phải tốt, chịu tải được dòng điện lớn. Phích cắm phải cắm chạt vào ổ cắm, tránh hiện tượng hồ quang điện, không àn toàn cho người sử dụng.
Rò rỉ điện ở Ăng-ten xoay:
Ăng – ten xoay cũng là một trong những thiết bị dễ gây ra tình trạng điện giật do lắp đặt ở ngoài trời chịu ảnh hưởng của thời tiết (mưa, nắng, gió… ảnh hưởng đến chất lượng). Nếu bị rò rỉ điện, sẽ dễ gây ra chạm diện khi người sử dụng vô tình chạm phải.
Tệ hơn, dòng điện truyền qua dây dẫn ăng ten vào nhà, nhiều khi chỉ cần cam vào ti vi cũng đã cảm thấy hiện tượng rò rỉ điện, nhất là vào những mùa mưa.
Laptop bị rò điện khi sạc:
Đây là hiện tượng khá quen thuộc với những bạn sinh viên, khi vừa sạc máy vừa sử dụng laptop. Chúng ta thường cảm thấy tay mình như bị kiến cắn nhói nhẹ mỗi khi sạc Laptop.
Khi điện thế của Laptop càng cao, cường độ dòng diện đi qua cơ thể càng lớn. Và cảm giác bị giật càng mạnh. Với một chiếc laptop binh thường và sử dụng loại sạc chuẩn, điện thế chỉ vài Von.
Do đó, cường độ dòng điện chạy qua cơ thể thấp tớp mức gần như bằng không. và cũng không gây ra hiện tượng điện giật.
Hướng dẫn cách kiểm tra rò điện trên các thiết bị điện:
1. Sử dụng bút thử điện:
Hiện nay, trên thị trường có loại bút thử điện âm thường giúp người dùng có thể kiểm tra nhanh thiết bị có bị rò điện hay không. Người dùng không cần phải tiếp xúc với dòng điện, mà chỉ cần để đầu bút thử cách dòng điện từ 1 – 2 cm. Nếu có điện thì sẽ phát ra tín hiệu đèn nhấp nháy nên độ an toàn rất cao.
2. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện:
Có rất nhiều loại đồng hồ đo điện vạn năng, có thể giúp bạn đo dòng rò điện. người dùng có thể chọn và sử dụng một số model chuyên dụng như đồng hồ vạn năng Hioki DT4254… để thao tác dễ dàng và tiện lợi nhất. Trước khi bắt đầu đo dòng điện rò rỉ, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ kỹ thuật đo, thông số, ý nghĩa trên vạn năng kế.
- Đầu tiên, hãy kết nối với đầu dò sau đó, để đồng hồ vạn năng ở chế độ dòng điện và chọn thang đo phù hợp.
- Nếu không chắc chắn về phạm vi, tốt nhất là chọn dải đo cao nhất sau đó di chuyển dần xuống cho đến khi thấy phù hợp. Điều này sẽ giúp ngăn đồng khỏi tình trạng quá tải.
- Hãy đưa đầu dò đến một điểm trên mạch sau đó, sau đó đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Sử dụng Ampe kìm để kiểm tra rò điện:
Dùng ampe kìm để đo dòng rò nhưng bạn phải có được sự hiểu biết nhất định. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo được dòng rò ở mức điện năng thấp như Kyoritsu, Hioki.. Chính vì thế bạn có thể tham khảo cách sử dụng trước khi mua.
Xem thêm: Ổ cắm điện âm tường loại nào tốt nhất hiện nay?
Từ khóa » Khi Thiết Bị điện Bị Rò điện Ra Vỏ Thì Có Tác Hại Là
-
Tránh Hiểm Nguy Từ Rò Rỉ điện
-
KIỂM TRA 15PH BÀI 1 | Physics Quiz - Quizizz
-
Các Nguyên Nhân Rò Rỉ điện Và Cách Khắc Phục Rò Rỉ điện Tại Nhà ...
-
Khi Thiết Bị điện Bị Rò điện Ra Vỏ Thì Có Tác Hại Là
-
Rò Rỉ điện Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Rò Rỉ điện Là Gì? Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Rò Rỉ điện Năng
-
Khi Thiết Bị điện Bị Rò điện Ra Vỏ Thì Có Tác Hại Gì - LuTrader
-
Tránh Hiểm Nguy Từ Rò Rỉ điện - Dịch Vụ Sửa Chữa điện Nước Tận Nhà
-
Dòng Rò Là Gì? Cách Kiểm Tra Và Khắc Phục Dòng điện Bị Rò Rỉ Tại Nhà
-
Hở Mát, Rò điện Và Những Lưu ý Cần Thiết
-
Máy Tính Bị Rò Rỉ điện Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Như Thế Nào?
-
Tổn Thương Do điện - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Hiện Tượng Chạm Mát Điện Và Những Giải Pháp Đề Phòng
-
Khắc Phục Rò Rỉ điện Tại Nhà - Xử Lý Rò điện An Toàn | 1FIX