Rơ Le Bảo Vệ Quá Dòng điện Và Rơ Le Bảo Vệ Khoảng Cách?

Mục lục

Toggle
  • Rơ le bảo vệ quá dòng điện là gì?
    • Rơ le bảo vệ dòng điện cực đại
      • Chọn dòng điện khởi động của bảo vệ dòng điện cực đại
      • Chọn thời gian làm việc
    • Rơ le bảo vệ dòng điện cắt nhanh
    • Đánh giá bảo vệ quá dòng điện
  • Rơ le bảo vệ khoảng cách
  • Rơ le bảo vệ quá dòng điện có định hướng công suất
  • Rơ le bảo vệ so lệch dòng điện
    • Các biện pháp nâng cao độ nhạy rơ le bảo vệ so lệch dòng điện

Rơ le bảo vệ quá dòng điện là gì?

Rơ le bảo vệ quá dòng điện là loại bảo vệ tác động khi dòng điện đi qua phần tử được bảo vệ vượt quá một giá trị định trước.

Theo phương pháp đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ quá dòng điện được chia làm hai loại:

  • Bảo vệ dòng điện cực đại, ký hiệu 51, 51N hoặc I>, I0>
  • Bảo vệ dòng điện cắt nhanh, ký hiệu 50, 50N, hoặc I>>, I0>>

Rơ le bảo vệ dòng điện cực đại

Chọn dòng điện khởi động của bảo vệ dòng điện cực đại

Hoạt động theo nguyên lý của bảo vệ, dòng điện khởi động của bảo vệ phải lớn hơn dòng điện phụ tải cực đại của đường dây được bảo vệ. Tuy nhiên việc chọn dòng điện khởi động còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện nặng nề hơn.

Chọn thời gian làm việc

Trong các lưới điện hở có một nguồn cung cấp, độ chọn lọc của bảo vệ dòng điện cực đại được đảm bảo bằng cách chọn thời gian làm việc theo nguyên tắc từng cấp. Thời gian làm việc của hai bảo vệ kề nhau được chọn lớn hơn nhau một lượng Δt. Có thể chọn thời gian theo nguyên tắc độc lập hoặc theo nguyên tắc phụ thuộc.

Rơ le bảo vệ dòng điện cắt nhanh

Rơ le bảo vệ dòng điện cắt nhanh là loại bảo vệ đảm bảo tính chọn lọc bằng cách chọn dòng điện khởi động của bảo vệ lớn hơn trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất đi qua chỗ đặt bảo vệ khi có hư hỏng ở đầu phần tử tiếp theo.

Bảo vệ dòng điện cắt nhanh làm việc tức thời hoặc với thời gian rất bé 0,1s để tránh cho bảo vệ làm việc mất chọn lọc khi có giông sét và thiết bị chống sét tác động. Bảo vệ dòng điện cắt nhanh có nhược điểm là không bảo vệ được toàn bộ đối tượng, khi có ngắn mạch ở cuối phần tử bảo vệ cắt nhanh không tác động, mặt khác vùng tác động của bảo vệ có thể thay đổi nhiều khi chế độ của hệ thống và dạng ngắn mạch thay đổi. Nhược điểm chung của nguyên lý quá dòng điện là không đảm bảo được tính chọn lọc của bảo vệ trong lưới điện phức tạp, có nhiều nguồn cung cấp.

Đánh giá bảo vệ quá dòng điện

Là loại bảo vệ đơn giản nhất, được sử dụng sớm nhất, do đó nó có những đặc điểm sau:

  • Tính tin cậy: Đơn giản, làm việc khá tin cậy.
  • Tính chọn lọc: bảo vệ hoàn toàn phần tử được bảo vệ, nhưng đối với bảo vệ dòng điện cắt nhanh còn có vùng chết. Sự phối hợp làm việc khó khăn nhất là trong các mạch phức tạp như mạch vòng, nhiều nguồn. Là loại bảo vệ có tính chọn lọc tương đối.
  • Tính tác động nhanh: nhìn chung có thời gian tác động lớn.
  • Độ nhạy: Nhìn chung có độ nhạy không cao, nhất là khi chọn dòng điện khởi động theo điều kiện dòng mở máy động cơ.

Do đó thông thường bảo vệ quá dòng chỉ làm bảo vệ chính cho các mạch hình tia, ở lưới điện phân phối. Đối với các thiết bị quan trọng như Máy phát điện, máy biến áp, đường dây truyền tải cao áp thì các bảo vệ quá dòng thường chỉ được dùng như bảo vệ dự phòng.

Rơ le bảo vệ khoảng cách

Rơ le bảo vệ khoảng cách hoạt động theo nguyên lý đo tổng trở được dùng để phát hiện sự cố trên hệ thống tải điện hoặc máy phát điện bị mất đồng bộ hay thiếu (mất) kích thích.

Đối với các hệ thống truyền tải, tổng trở đo được tại chỗ đặt bảo vệ trong chế độ làm việc bình thường (bằng thương số giữa điện áp chỗ đặt bảo vệ và dòng điện phụ tải) phải cao hơn nhiều so với tổng trở đo được trong chế độ sự cố. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp tổng trở của mạch vòng sự cố thường tỷ lệ với khoảng cách từ chỗ đặt bảo vệ đến chỗ ngắn mạch.

Rơ le bảo vệ quá dòng điện có định hướng công suất

Rơ le bảo vệ dòng điện có định hướng công suất là loại bảo vệ làm việc theo trị số của dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ và góc lệch pha giữa dòng điện đó với điện áp trên thanh góp của trạm có đặt bảo vệ. Bảo vệ tác động khi dòng điện vượt quá một giá trị định trước (giá trị khởi động) và pha của nó phù hợp với trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo vệ (khi công suất ngắn mạch qua bảo vệ đi từ thanh góp ra đường dây). Về mặt bản chất: bảo vệ dòng điện có định hướng công suất là sự kết hợp giữa bảo vệ quá dòng và bộ phận định hướng công suất ngắn mạch.

Rơ le bảo vệ so lệch dòng điện

Rơ le bảo vệ so lệch dòng điện là loại bảo vệ làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp biên độ dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ. Nếu sự sai lệch giữa hai dòng điện vượt quá trị số cho trước (giá trị khởi động) thì bảo vệ sẽ tác động.

Là loại bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối, vùng tác động của bảo vệ so lệch được giới hạn bằng vị trí đặt của hai tổ máy biến dòng ở đầu và cuối phần tử được bảo vệ, từ đó nhận tín hiệu dòng điện để so sánh.

Các biện pháp nâng cao độ nhạy rơ le bảo vệ so lệch dòng điện

  • Cho tác động chậm lại trong 0,3 đến 0,5 giây.
  • Mắc nối tiếp cuộn dây của rơ le với một điện trở phụ.
  • Nối rơ le qua biến dòng bảo vệ trung gian.
  • Nối rơ le so lệch có hãm.

Xem tiếp:

  • Rơ le kỹ thuật số là gì? Ưu nhược điểm Rơ le kỹ thuật số?
  • Rơ le thời gian là gì? Rơ le tốc độ là gì?
  • Contactor là gì? phân loại, cấu tạo contactor?

Từ khóa » Nguyên Lý Rơ Le Bảo Vệ Quá áp