Rơ Le điện Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Rơ Le điện Từ

Contents

  • 1 Rơ le điện từ là gì?
  • 2 Phân loại các Rơ Le phổ biến hiện nay:
  • 3 Cấu tạo chính của Rơ le điện từ:
  • 4 Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ:
  • 5 Cách sử dụng:
  • 6 Ứng dụng của Rơ le điện từ trong cuộc sống:
1.2/5 - (224 bình chọn)

Rơ le điện từ là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le điện tử như thế nào?. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về Rơ le điện tử nhé!

  • Dây trung tính là gì
  • So sánh điều hòa inverter và điều hòa thường
  • Điều hòa Invecter là gì
  • Bảng giá điện và cách tính tiền điện

Rơ le điện từ là gì?

Khác với các công tắc thông thường khi cần đến sự tác động của con người, Rơ Le được kích hoạt tự động bằng điện. Hiện nay, Rơ le được sử dụng phổ biến ở các bo mạch điều khiển tự động, chuyên dụng để đóng cắt những dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp được.

Rơ le điện từ hay còn gọi là rơ le trung gian sử dụng để điều khiển bật hoặc tắt một thiết bị sử dụng dòng điện lớn hơn

Rơ le điện từ hay còn gọi là rơ le trung gian
Rơ le điện từ hay còn gọi là rơ le trung gian

Rơ le điện từ thông thường có 5 chân ,8 chân, 14 chân  tùy theo mục đích sử dụng để mua,  hầu hết là sử dụng rơ le 14 chân

Phân loại các Rơ Le phổ biến hiện nay:

Có khá nhiều loại Rơ Le có nguyên lý và chức năng làm việc khác nhau.

Các loại rơ le phổ biến gồm 4 loại chính

Rơ le nhiệt

Rơ le trung gian

Rơ le thời gian

Rơ le bảo vệ mất pha

Theo nguyên lý tác động của cơ chấp chấp hành:

  • Hầu hết tất cả các loại rơ le đều hoạt động theo nguyên lý đóng ngắt tiếp điểm thông qua các yếu tố tác động như: dòng điện, nguồn điện, thời gian…
  • Rơle không tiếp điểm (rơle tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở…

Phân loại theo đặc tính tham số vào:

  • Rơle dòng điện
  • Rơle điện áp
  • Rơle công suất
  • Rơle tổng trở…
  • Phân loại theo cách mắc cơ cấu:
  • Rơle sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
  • Rơle thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp do lường hay biến dòng điện

Cấu tạo chính của Rơ le điện từ:

Rơle điện từ có các bộ phận chín là mạch từ, cuộn dây, tiếp điểm, vỏ.

Cấu tạo chính của Rơ le điện từ
Cấu tạo chính của Rơ le điện từ

Mạch từ được chế tạo từ vật liệu sắt từ gồm hai phần. Phần tĩnh hình chữ và phần động là tấm thép hình chữ U. Phần động nối liên kết cơ khí với tiếp điểm động.

Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ:

Nguyên lý làm việc của Rơ le điện từ hoạt động trên nguyên tắc của Nam châm điện, thường được dùng để đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ, tần số đóng cắt lớn. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra lực hút điện từ hút tấm động về phía lõi.

Lục hút điện từ có giá trị tỷ lệ thuận với bình phương dòng điện và tỷ lệ nghịch với khoảng cách khe hở mạch từ. Khi dòng điện trọng cuộn dây nhỏ hơn tác động thì lực hút lớn hơn lực kéo lò xo.

Tấm động bị hút về phía làm cho khe hở mạch từ nhỏ nhất. Tức là hút về phía phần tĩnh. Khi khe hở mạch từ nhỏ, lực hút càng tăng tấm động được hút dứt khoát về phía phần tĩnh và tiếp điểm động sẽ đóng vào tiếp điểm tĩnh.

Cách sử dụng:

Chân 13 và 14 ta đấu với nguồn điện phù hợp với thông số ghi trên vỏ

Cấp nguồn điên vào tiếp điểm thường mở hoặc thường đóng tùy vào mục đích sử dụng

Thông thường để điều khiển Contactor thì câp nguồn đên cuộn dây Contactor để điều khiển thiết bị lớn

Ứng dụng của Rơ le điện từ trong cuộc sống:

Được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng tự động hóa.

Ứng dụng của Rơ le
Ứng dụng của Rơ le

Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho các máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Rơ Le